Giá dầu sẽ đi về đâu?
Việc giá dầu liên tục đi xuống trong những ngày qua làm dấy lên nghi ngờ về hiệu quả của chiến lược giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Tạp chí “La Tribune” của Pháp đăng bài viết của tác giả Robert Jules phân tích về diễn biến và triển vọng của giá dầu trong thời gian tới.
Trong phiên ngày 22/3, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 5/2017 đã giảm 0,2 USD xuống 48,04 USD/thùng, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng giảm 0,32 USD xuống 50,64 USD/thùng tại London.Bất chấp các thông tin cho hay OPEC có thể ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sang nửa cuối năm 2017, giá dầu Brent vẫn giảm xuống sát ngưỡng 50 USD/thùng còn dầu ngọt nhẹ WTI tụt xuống dưới mức 50 USD/thùng.
Đây là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12/2016 khi giá mặt hàng này dao động quanh mức 46 USD/thùng và là thời điểm ngay trước khi OPEC quyết định giảm sản lượng để hỗ trợ giá.
Trong thông tin mới đây, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết kho dầu dự trữ của nước này đã tăng gần 5 triệu thùng lên 533,1 triệu thùng vào tuần trước (kết thúc vào 17/3), vượt xa mức dự báo tăng 2,8 triệu thùng.
Các nhà phân tích cho rằng giá dầu đang chịu áp lực khi sản lượng dầu của Mỹ nhiều lên và làm gia tăng quan ngại về nguồn cung toàn cầu quá dư thừa.
Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khaled Al Faleh, người vừa tham gia tuần lễ năng lượng thường niên tại Houston (CERAweek), cũng công khai cho rằng có lẽ không cần thiết phải tiếp tục giảm sản xuất dầu.
Tháng 12 vừa qua, OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi ngày để đưa tổng sản lượng của OPEC về mức 32,5 triệu thùng/ngày.
Nhưng có vẻ như thỏa thuận này chỉ được thực thi khoảng 85% nhờ Saudi Arabia cắt giảm nhiều hơn cam kết để bù đắp cho sự “vô kỷ luật” của một số thành viên như Iraq và Iran. Nhưng rõ ràng như thế là không đủ.
Đúng là các quốc gia không thuộc OPEC cũng đã đồng ý giảm nguồn cung tới 560.000 thùng/ngày. Nhưng như thường lệ, các quốc gia này cũng chỉ tuân thủ khoảng 50% cam kết.
Chắc chắn các quyết định cắt giảm sản lượng vừa qua đã giúp đẩy giá dầu từ mức dao động trong khoảng 45-50 USD/thùng lên khoảng 50-55 USD/thùng, nhưng vẫn chưa đạt được mức giá mục tiêu là 55-60 USD/ thùng.
Điều này làm giảm nhiệt tình của nhà đầu tư trên các thị trường kỳ hạn khi họ đặt cược vào giá dầu cao hơn bằng các lệnh mua kỳ hạn, trong khi chính những lệnh này lại thường có khối lượng kỷ lục. Ngược lại, kỳ vọng giá xuống sẽ gây áp lực làm giảm giá dầu trong quý II/2017.
Nhận thức được điều này, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia thừa nhận rằng các quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ sẽ phải đồng ý một thỏa thuận cắt giảm mới bởi các cam kết trong tháng 12/2016 là chưa đủ.
Quốc gia Trung Đông này cũng không muốn chịu gánh nặng một mình trong khi tình hình ngày càng xấu đi, còn hầu hết các quốc gia sản xuất khác (đứng đầu là Nga - nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai sau Saudi Arabia) được hưởng lợi từ các nỗ lực của một mình Saudi Arabia.
Tại Mỹ, số giếng dầu đang hoạt động lên tới 617, tuy vẫn còn xa so với mức đỉnh là 1.609 giếng trước đó, nhưng con số này đang tăng đều đặn cùng với sản lượng khai thác. Sản xuất dầu của Mỹ đã đạt mức cao lịch sử với hơn 9 triệu thùng/ngày, trở lại mức năm 1970.
Theo dự báo của Bộ Năng lượng Mỹ, sản lượng khai thác dầu của nước này sẽ đạt 9,21 triệu thùng/ngày vào năm 2017 và 9,73 triệu thùng/ngày trong năm 2018. Và thậm chí sản lượng tại Mỹ có thể vượt qua ngưỡng kỷ lục 10 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2018.
Tất cả những yếu tố nêu trên đều ủng hộ khả năng giá dầu giảm xuống dưới 50 USD/thùng.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ CERAweek, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định nhu cầu dầu mỏ toàn thế giới sẽ vượt quá 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019. IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt đầu tư vào các dự án trong tương lai sẽ dẫn đến nguồn cung hạn chế, từ đó lại đẩy giá dầu tăng.
Bộ trưởng Saudia Arabia Khaled Al Faleh cũng có cùng nhận định tương tự và nhấn mạnh thêm rằng giá dầu phải đủ cao mới thu hút được vốn đầu tư. Đây có lẽ cũng sẽ là nội dung ông Khaled Al Faleh sẽ lặp lại tại cuộc họp của OPEC tiếp theo dự kiến vào ngày 27/5 sắp tới.
Xem thêm:
>> OPEC ủng hộ việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng
>> IEA: Tăng trưởng nguồn cung dầu mỏ sẽ chậm lại sau năm 2020
- Từ khóa :
- giá dầu
- giá dầu thế giới
- dự báo
- mỹ
- saudi arabia
- dầu đá phiến
- OPEC
- EIA
- IEA
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm do dự trữ dầu mỏ của Mỹ tăng vượt dự đoán
08:12' - 23/03/2017
Trong phiên giao dịch ngày 22/3, giá dầu thế giới giảm do lượng dự trữ dầu mỏ của Mỹ tuần trước tăng mạnh hơn dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
Iran và Iraq sẽ dẫn đầu tăng trưởng dầu mỏ Trung Đông
14:23' - 22/03/2017
Các chuyên gia nhận định Iran và Iraq sẽ là đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực dầu mỏ khu vực Trung Đông trong 4 năm tới, thông qua các dự án phát triển mỏ nhằm tăng sản lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xây thêm hai nhà máy lọc dầu
11:33' - 22/03/2017
Các nhà đầu tư Mỹ lên kế hoạch xây dựng hai nhà máy lọc dầu ở bang Texas, Mỹ, nhằm xuất khẩu nhiều hơn xăng, naphtha, khí hóa lỏng và dầu diesel cho Mexico.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5
17:29' - 26/04/2025
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu tập trung nguồn lực đảm bảo cung cấp đầy đủ xăng dầu trên từng địa bàn.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trước áp lực của cuộc chiến thuế quan và nguồn cung dôi dư
15:04' - 26/04/2025
Kết thúc phiên 25/4, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 32 xu lên 66,87 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent đã giảm 1,6%.
-
Hàng hoá
Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực
12:35' - 26/04/2025
Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
-
Hàng hoá
Sữa giả, thuốc giả: Cảnh báo thủ đoạn mới tinh vi
12:15' - 26/04/2025
Người tiêu dùng cần chủ động nâng cao ý thức về mua bán, tiêu dùng hàng hóa, tránh việc vô tình hay cố ý tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 1 tấn thực phẩm bẩn, không rõ xuất xứ
11:14' - 26/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 3, Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý tiêu hủy gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
-
Hàng hoá
Căng thẳng Mỹ-Trung giảm nhiệt, giá dầu tăng phiên thứ hai
16:13' - 25/04/2025
Giá dầu châu Á tăng phiên thứ hai liên tiếp trong ngày 22/4 nhờ tín hiệu về khả năng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm
14:33' - 25/04/2025
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương có phiên thứ 3 tăng liên tiếp sau gần hai tuần đi ngang. Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung được xoa dịu.
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 600 sản phẩm là thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:29' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ tiếp tục các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra kiểm soát để kịp thời phát hiện vi phạm, đấu tranh ngăn chặn vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
-
Hàng hoá
Xuất khẩu của Thái Lan lập kỷ lục mới về giá trị
11:25' - 25/04/2025
Theo Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu của nước này trong tháng 3/2025 tăng tới 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 29,5 tỷ USD, lập kỷ lục mới về giá trị.