Giá dầu thế giới tăng trong tuần qua nhờ cam kết của OPEC+
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên 16/10 khi số ca nhiễm COVID-19 tăng tại Mỹ và châu Âu gây thêm lo ngại về nhu cầu, nhưng vẫn tăng trong cả tuần, một phần nhờ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, được gọi là OPEC+, giữ vững cam kết cắt giảm sản lượng.
Trong phiên giao dịch đầu tuần (12/10), giá dầu thế giới giảm khoảng 3% do nguồn cung từ Mỹ, Libya, Na Uy tiếp tục phục hồi trở lại. Kết thúc phiên giao dịch này, giá dầu Brent giảm 1,13 USD (2,6%) xuống 41,72 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giảm 1,17 USD (2,9%) xuống 39,43 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu thế giới đã phục hồi trong phiên giao dịch 13/10, nhờ số liệu khả quan về kinh tế Trung Quốc, song đà tăng vẫn bị hạn chế do dự báo nhu cầu dầu toàn cầu phục hồi chậm.Chốt phiên này, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 73 xu Mỹ (1,8%) lên 42,45 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ New York kỳ hạn tăng 77 xu (2%) lên 40,20 USD/thùng.
Giá dầu thế giới tiếp tục đi lên trong phiên giao dịch 14/10 khi OPEC+ tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận cắt giảm sản lượng hồi tháng 9/2020.Kết thúc phiên giao dịch này, giá dầu Brent giao tháng 12/2020 tăng 87 xu (2,05%) lên 43,32 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI cũng tăng 84 xu (2,09%) lên 41,04 USD/thùng.
Trong phiên 15/10, giá dầu quay đầu giảm khi các hạn chế mới nhằm ngăn chặn số ca lây nhiễm COVID-19 đã làm lu mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng.Kết thúc phiên giao dịch này, giá dầu Brent giao kỳ hạn giảm 16 xu (0,4%) xuống 43,16 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI cũng giảm 8 xu (0,2%) xuống 40,96 USD/thùng.
Chốt phiên cuối tuần 16/10, giá dầu Brent giao tháng 12 giảm 23 xu, hay 0,5%, xuống 42,93 USD/thùng tại sàn ICE Futures Europe, trong khi giá dầu West Texas Intermediate (WTI) giao tháng 11/2020 của Mỹ giảm 8 xu Mỹ, hay 0,2%, xuống 40,88 USD/thùng tại Sàn giao dịch hàng hóa New York. Trong cả tuần, hai loại dầu trên tăng tương ứng 0,7% và 0,2%. Giá dầu nhận được sự hỗ trợ trong tuần qua sau khi Saudi Arabia và Nga nhắc lại cam kết duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+. Nhà phân tích về thị trường dầu mỏ Paola Rodriguez-Masiu thuộc Rystad Energy cho rằng điều đó đưa đến khả năng OPEC+ có thể hành động mạnh hơn, hoặc giải quyết tình trạng một số thành viên không tuân thủ thỏa thuận hoặc xem xét lại kế hoạch tăng sản lượng trở lại từ tháng 1/2021.Nếu khả năng này trở nên thiếu cơ sở sau cuộc họp của OPEC+, giá dầu có thể chịu sức ép trong tuần tới.
Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng của OPEC+ dự kiến sẽ họp vào ngày 19/10. Nhà phân tích Edward Moya tại Oanda cảnh báo việc Libya nối lại hoạt động khai thác một số mỏ có thể làm phức tạp thêm vấn đề nguồn cung.Bloomberg ngày 15/10 đưa tin sản lượng của Libya tăng lên khoảng 500.000 thùng/ngày sau khi mở cửa một số cơ sở trở lại trong tháng trước sau khi đóng cửa hồi đầu năm do bị phong tỏa.
Trong khi đó, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đầu tư tại BDSwiss Group cho rằng thị trường lo ngại sự gia tăng các biện pháp phong tỏa tại châu Âu sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu. Tại Mỹ, số liệu được công bố ngày 16/10 cho thấy sản lượng công nghiệp tháng Chín giảm 0,6%, gây bất ngờ cho các nhà kinh tế./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á đi xuống chiều 16/10
19:41' - 16/10/2020
Giá dầu châu Á giảm chiều 16/10 do thị trường lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh ở châu Âu và Mỹ đang làm giảm nhu cầu "vàng đen" ở cả hai nền kinh tế tiêu thụ nhiên liệu lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới hạ do lo ngại nhu cầu nhiên liệu giảm phiên 15/10
08:50' - 16/10/2020
Trong phiên giao dịch ngày 15/10, giá dầu thế giới giảm khi các hạn chế mới nhằm ngăn chặn số ca lây nhiễm COVID-19 đã làm lu mờ triển vọng tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm trong phiên chiều 15/10
17:52' - 15/10/2020
Giá dầu châu Á đảo chiều giảm phiên chiều 15/10 do lo ngại số ca nhiễm COVID-19 tăng cao ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như nhu cầu nhiên liệu trên thế giới
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trở lại do sự cố đường ống tại biển Caspi
07:57'
Giá dầu thế giới tăng trong phiên 17/2 trong bối cảnh cuộc tấn công vào trạm bơm của đường ống dẫn dầu ở biển Caspi đã làm chậm dòng chảy từ Kazakhstan.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu chờ đợi thỏa thuận hòa bình cho Ukraine
15:55' - 17/02/2025
Giá dầu thế giới gần như “đi ngang” trong phiên giao dịch chiều 17/2, khi các nhà đầu tư đang tập trung theo dõi diễn biến của một thỏa thuận hòa bình tiềm năng giữa Nga-Ukraine.
-
Hàng hoá
Bến Tre ưu tiên ứng dụng thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP
14:58' - 17/02/2025
Bến Tre sẽ tăng cường thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, gắn kết chủ thể OCOP với các điểm, tour, tuyến du lịch tham quan, mua sắm tại tỉnh.
-
Hàng hoá
Cà phê trong cơn "bão giá"
12:44' - 17/02/2025
Giá cà phê kỳ hạn đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm 2025, dao động gần mức cao nhất mọi thời đại. "Cơn bão giá" này đang bắt đầu lan tỏa đến túi tiền của người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm phiên thứ tư liên tiếp do kỳ vọng vào thỏa thuận hòa bình cho Ukraine
12:25' - 17/02/2025
Ông Hiroyuki Kikukawa dự đoán dầu WTI sẽ giao dịch trong khoảng 66-76 USD/thùng trong một thời gian vì giá dầu giảm sâu hơn có thể hạn chế sản xuất dầu của Mỹ.
-
Hàng hoá
Thị trường phân bón: Giao dịch sôi động với giá tăng mạnh
11:51' - 17/02/2025
Với hoạt động xuất khẩu sôi động và giá tăng mạnh trên hầu hết các thị trường thế giới, giá phân ure - chủng loại phân bón dẫn dắt thị trường trong nước tiếp tục đi lên theo xu hướng thế giới.
-
Hàng hoá
Dự kiến có trên 7,5 triệu tấn gạo phục vụ cho xuất khẩu
11:01' - 17/02/2025
Cần tập trung đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào các tháng có sản lượng thu hoạch lớn là tháng 2, 3, 4, 7, 8 và tháng 9 trong năm 2025 để ứng phó với diến biến thị trường.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục
17:17' - 16/02/2025
Giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự biến động không nhiều. Nguồn cung dồi dào cả trong nước và các nước trong khu vực khiến giá gạo xuất khẩu chưa có tín hiệu hồi phục.
-
Hàng hoá
Nhập khẩu gạo của Nhật Bản đạt mức cao kỷ lục
16:56' - 16/02/2025
Khối lượng gạo nhập khẩu gạo từ tháng 4 đến tháng 12/2024 lên mức cao nhất kể từ khi Bộ Nông nghiệp Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu từ năm tài chính 2019, tương đương khoảng 6,5 triệu bát cơm.