Giá dầu thế giới tuần qua giảm do lo ngại về nguồn cung dịu bớt
Tuy nhiên, thị trường “vàng đen” ghi nhận diễn biến tích cực trong hai phiên tiếp theo (10-11/3) nhờ dự báo lạc quan về đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và sự sụt giảm mạnh trong lượng xăng dự trữ của Mỹ.
Bên cạnh đó, giá dầu còn được hưởng lợi sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 11/3 ký ban hành gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD. Triển vọng kinh tế tăng trưởng sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu trong thời gian tới.
Sang phiên giao dịch cuối tuần 12/3, thị trường điều chỉnh sau hai phiên tăng liên tiếp trước đó. Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 0,4 xu Mỹ, hay 0,6%, xuống 69,22 USD/thùng, sau khi đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 28/5/2019 trong phiên 11/3.
Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 0,4 xu Mỹ, hay 0,6%, và đóng phiên ở mức 65,6 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent và WTI giảm lần lượt 0,2% và 0,7%. Như vậy kết quả tuần này đã chấm dứt chuỗi tăng giá 7 tuần liên tục của giá dầu Brent.
Theo nhận định của Manish Raj, Giám đốc tài chính tại Velandera Energy, bất chấp quyết định vào đầu tháng này của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay được gọi là OPEC+, về việc gia hạn cắt giảm sản lượng đến tháng Tư, giá dầu đã không tăng thêm trong tuần này do dự trữ dầu toàn cầu lớn có thể bù đắp cho nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.
Chuyên gia này chỉ ra rằng, nhà giao dịch nhận thức được rằng mức giá cao hiện tại chủ yếu là do các thành viên OPEC+ điều tiết sản lượng và các biện pháp đó chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, mức giá hiện tại rất dễ chịu và thậm chí là “hào phóng” đối với hầu hết các nhà sản xuất và do đó không ai muốn “phá hỏng bữa tiệc”.
Tin tức hồi đầu tuần về các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia cũng không thể tiếp sức lâu dài cho đà tăng giá dầu. Ông Raj giải thích, với khả năng dự phòng đáng kể của tất cả các nhà sản xuất lớn vào thời điểm hiện tại, lo ngại về nguồn cung do các vấn đề như căng thẳng Trung Đông hoặc rủi ro địa chính trị là không phù hợp, vì bất kỳ nước nào ngừng sản xuất thì sẽ có nước khác bù đắp. Vì vậy, cho đến khi thị trường trở lại trạng thái cân bằng cung cầu, giá dầu sẽ được xác định dựa trên kỷ luật thực thi chính sách của OPEC và sự phục hồi nhu cầu.
Trong báo cáo thị trường mới nhất, OPEC đã nhận định rằng làn sóng các biện pháp kích thích tài chính đang được áp dụng và việc tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở nhiều nước khiến triển vọng về tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu dầu mỏ năm nay trở nên sáng sủa hơn.
Tổ chức này dự báo nhu cầu dầu trên toàn cầu sẽ tăng khoảng 200.000 thùng/ngày và kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 5,1%, tức là tăng khoảng 0,3% nhờ hai yếu tố chính là gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD của Mỹ và sự tiếp tục phục hồi của các nền kinh tế ở châu Á.
Tuy nhiên, OPEC cũng dự báo tình hình thị trường dầu mỏ biến động khó lường trong những tháng sắp tới, ước tính nhu cầu dầu trong 6 tháng đầu năm 2021 sẽ giảm do những biện pháp hạn chế hoạt động kinh tế vì đại dịch COVID-19 vẫn đang được áp dụng nhưng nhu cầu dầu trong 6 tháng cuối năm 2021 sẽ tăng bởi sự tăng tốc của các hoạt động kinh tế do nhiều khả năng tới lúc đó đại dịch đã được kiềm chế tương đối ổn định.
Jim Ritterbusch, Chủ tịch của Ritterbusch và Associates, dự kiến thị trường năng lượng sẽ tiếp tục trì trệ trong tuần tới, với giá dầu WTI dao động trong khoảng 63-68 USD/thùng trước khi có bất kỳ mức tăng đột biến nào./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu Brent giảm xuống gần 70 USD/thùng phiên chiều 12/3
17:24' - 12/03/2021
Các nhà đầu tư tiến hành bơm tiền vào các mặt hàng nguyên liệu, như dầu mỏ, với kỳ vọng nhu cầu năng lượng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng hơn 2% trong phiên 11/3 sau khi Mỹ chính thức có gói kích thích kinh tế mới
08:16' - 12/03/2021
Giá dầu thế giới tăng hơn 2% trong phiên 11/3 sau khi Mỹ chính thức có gói kích thích kinh tế mới
-
Hàng hoá
Chiều 10/3, giá dầu châu Á đi lên
16:14' - 11/03/2021
Trong phiên giao dịch 10/3, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên giữa lúc quá trình triển khai vaccine ngừa COVID-19 củng cố triển vọng tăng trưởng kinh tế và dự trữ nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới phiên 10/3 đi lên trước dự đoán lạc quan của OECD về kinh tế thế giới
07:59' - 11/03/2021
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày 10/3 nhờ dự báo lạc quan về đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và sự sụt giảm mạnh trong lượng xăng dự trữ của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á chiều 19/5 phục hồi sau khi giảm đầu phiên
17:11' - 19/05/2022
Nhà đầu tư đang hy vọng việc nới lỏng các hạn chế chống dịch ở Thượng Hải, Trung Quốc có thể cải thiện nhu cầu nhiên liệu.
-
Hàng hoá
Bình Thuận tìm giải pháp tiêu thụ bền vững trái thanh long
14:56' - 19/05/2022
Những năm gần đây việc sản xuất và tiêu thụ thanh long gặp rất nhiều khó khăn, thiếu tính bền vững, nhất là trong năm 2021 và những tháng đầu năm 2022.
-
Hàng hoá
Xuất khẩu cà phê hòa tan của Brazil giảm do xung đột Nga-Ukraine
08:58' - 19/05/2022
Hiệp hội công nghiệp cà phê hòa tan của Brazil (Abics) thông báo doanh số xuất khẩu của ngành này đã giảm 4,7% trong quý đầu tiên của năm 2022 do ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm 2,5% trong phiên 18/5
08:10' - 19/05/2022
Giá dầu thế giới giảm 2,5% trong phiên giao dịch 18/5. đảo ngược so với đà tăng ở đầu phiên, do những lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung đã giảm bớt.
-
Hàng hoá
Tạo cầu nối cho các sản phẩm nông nghiệp sạch
20:53' - 18/05/2022
Ngày 18/5, Cơ quan Xúc tiến Thương mại - Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang.
-
Hàng hoá
Chiều 18/5, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên
16:03' - 18/05/2022
Chiều 18/5, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên, trước đồn đoán việc nới lỏng chính sách hạn chế do dịch COVID-19 tại Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ “vàng đen”.
-
Hàng hoá
Argentina là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép trồng lúa mỳ biến đổi gene
08:50' - 18/05/2022
Argentina đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép trồng lúa mỳ biến đổi gene sau khi phê duyệt thương mại hóa giống lúa mỳ HB4 GMO trên toàn quốc.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm 2% phiên 17/5 sau bình luận của Chủ tịch Fed
08:05' - 18/05/2022
Andrew Lipow, Chủ tịch hiệp hội dầu Lipow tại Houston cho hay các kho dự trữ dầu của Mỹ đang giảm xuống và điều đó đã khiến giá dầu thô tại nước này tăng lên.
-
Hàng hoá
Chiều 17/5, giá dầu châu Á đi xuống do nhà đầu tư bán ra kiếm lời
15:54' - 17/05/2022
Trong phiên giao dịch chiều 17/5, giá dầu tại thị trường châu Á đi xuống do hoạt động bán ra chốt lời của các nhà đầu tư sau đà tăng gần đây.