Giảm thiểu yếu tố bất lợi để kiểm soát lạm phát năm 2020
Giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu, dịch vụ được dự báo sẽ tăng trong năm 2020, gây áp lực không nhỏ tới việc kiềm chế lạm phát 4% theo mục tiêu được Chính phủ đề ra. Tại hội thảo khoa học với chủ đề “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2019 và dự báo 2020” do Học viện Tài chính (Viện Kinh tế – Tài chính) phối hợp với Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) tổ chức ngày 3/1 ở Hà Nội, nhiều chuyên gia đã đề xuất các giải pháp cho vấn đề này.
* CPI tăng thấp nhất trong 3 năm Theo báo cáo từ Viện Kinh tế – Tài chính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018 (đạt thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra là khoảng 4%). Đây cũng là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình quân năm 2018. Theo ông Nguyễn Bá Minh,Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính, CPI bình quân năm tăng do giá điện sinh hoạt điều chỉnh tăng hồi tháng 3/2019, các địa phương điều chỉnh giá các dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh, làm giá dịch vụ y tế tăng 4,65%. Yếu tố này tác động đến CPI chung tăng 0,18%. CPI bình quân tăng có do việc tăng giá học phí, giá sách giáo khoa, tăng lương tối thiểu… Bên cạnh đó, các yếu tố về thị trường, như giá nhóm hàng thực phẩm tăng 5,08%; giá các mặt hàng đồ uống, thuốc lá tăng 1,79%, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,02% và một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt, thép… cũng tác động tới chỉ số giá. Đánh giá về kết quả trên, theo ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), kết quả kiểm soát chỉ số giá năm 2019 có ý nghĩa lớn xét trong bối cảnh nhiều áp lực lên lạm phát như: chi tiêu tiêu dùng khá cao với tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 11,86%; giá điện, giá dịch vụ y tế, giá học phí và đặc biệt là giá thịt lợn tăng mạnh. Tuy nhiên, đáng lo ngại là CPI lũy kế so với tháng 12/2019 cao nhất từ 2014, cùng với đó, lạm phát cơ bản bình quân cũng cao nhất từ 2014 và đã vượt ngưỡng 2%. “Có được chỉ số CPI dưới 4%, phải kể đến việc Chính phủ đã kiên trì thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế, nguồn cung hàng hóa tương đối dồi dào, tín dụng được kiểm soát tốt, không tăng trưởng quá nóng, dự trữ ngoại hối cao kỷ lục giúp ổn định tỷ giá”, ông Phương nói.* Theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường
Năm 2020, nhiều chuyên gia dự báo, giá cả hàng hóa thế giới có thể tăng trở lại sau khi đã giảm vào năm 2019. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam ở mức tương đối cao 6,8% trong khi mô hình tăng trưởng chưa đổi mới căn bản, vẫn chủ yếu dựa trên tăng các nhân tố đầu vào trong đó có vốn – yếu tố gây sức ép lên lạm phát.
Ngoài ra, CPI lũy kế năm 2019 so với tháng 12/2018 cao nhất kể từ 2014 (5,23%), giá cả các mặt hàng tăng cao… Điều này sẽ khiến cho mục tiêu CPI năm 2020 đạt dưới 4% khó hoàn thành nếu không có các giải pháp để giảm thiểu yếu tố bất lợi.
Theo ông Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính, sau cú sốc giá thịt lợn tăng mạnh hồi quý IV/2019, triển vọng kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2020 đã không còn chắc chắc khi CPI của tháng 12/2019 đã tăng 5,23% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù lạm phát so với cùng kỳ năm trước sẽ có xu hướng giảm từ mức trên 5%, nhưng việc mục tiêu lạm phát năm 2020 có đạt được hay không phụ thuộc nhiều vào tốc độ giảm giá thịt lợn trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Đức Độ cho hay, trường hợp xấu nhất, nếu dịch tả lợn châu Phi chưa thể kết thúc trong nửa đầu năm 2020 và lạm phát so với cùng kỳ năm trước chỉ bắt đầu giảm từ giữa năm 2020, thì việc kiềm chế lạm phát dưới 4% là tương đối khó khăn, đặc biệt là nếu xu hướng tăng của lạm phát cơ bản vẫn tiếp tục trong những tháng tới.
Tuy nhiên, trong trường hợp tỷ giá được dự báo chỉ dao động quanh mức 1% trong năm 2020 nhờ nguồn cung dồi dào, dự trữ ngoại hối lớn và quan trọng nhất là Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách tỷ giá thận trọng thì CPI được dự báo sẽ tăng trung bình khoảng 3,5% trong năm 2020. Đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho hay, năm 2020, ảnh hưởng của dịch tả lợn vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp nên giá thịt lợn dự kiến sẽ tiếp tục tăng những tháng đầu năm 2020; giá các dịch vụ y tế, giáo dục, đất… dự kiến tăng. Do vậy, để kiểm soát lạm phát mục tiêu cả năm 2020 bình quân dưới 4%, việc quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát cần phải tiếp tục thực hiện thận trọng, linh hoạt và chủ động. Bộ Tài chính kiến nghị không thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước định giá vào quý I và thực hiện kiểm soát chặt chẽ và bình ổn giá cả thị trường trước, trong và sau Tết, nhất là với các mặt hàng thịt lợn, dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống… "Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp, nhất là với một số mặt hàng thiết yếu, có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào cuối năm để hạn chế tăng giá….", đại diện Cục Quản lý giá kiến nghị. Ông Lê Quốc Phương cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục có các chính sách kiềm chế lạm phát, đảm bảo nguồn cung hàng hóa, có thể nhập khẩu nếu cần để tránh tăng giá đột biến, đặc biệt là với mặt hàng thịt lợn… Về lâu dài, cần có các biện pháp hạn chế thông tin thất thiệt gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng và bất ổn thị trường; chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng theo chiều rộng (chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào – vốn, lao động, tài nguyên) sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa trên đổi mới sáng tạo, trình độ công nghệ cao…./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2019, CPI tăng bình quân thấp nhất trong 3 năm gần đây
15:50' - 27/12/2019
Mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2019 dưới 4% đã đạt được trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đặt ra trong năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra
12:55'
Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 vào sáng 5/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ điều kiện, khả năng đáp ứng của cơ quan, tổ chức được phân cấp, ủy quyền
12:46'
Mục tiêu sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ nhằm bổ sung hoàn thiện các quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường vành đai hơn 800 tỷ đồng của Đà Lạt tiếp tục lỗi hẹn
12:37'
UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt kéo dài thời gian thực hiện dự án xây dựng đường vành đai thành phố Đà Lạt và cơ sở hạ tầng các khu dân cư đến 31/12/2025 do nhiều nguyên nhân khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Giang đặt mục tiêu năm 2025 thu hút FDI đạt 1,5 tỷ USD
12:18'
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Việt Oanh, năm 2025, tỉnh phấn đấu thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ: Hơn 20.000 nhân viên chính phủ sẵn sàng nghỉ việc theo chương trình khuyến khích
09:57'
Hơn 20.000 viên chức liên bang Mỹ đã thông báo với chính phủ nước này về việc sẵn sàng nghỉ việc theo chương trình tinh gọn bộ máy có thời hạn chót đăng ký vào ngày 6/2.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán
09:57'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 4/2/2025 yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025
09:55'
Sáng 5/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025 để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vận tải hàng không tăng kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
21:42' - 04/02/2025
Theo Cục hàng không Việt Nam, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 (từ ngày 24/1 - 2/2), lượng hành khách thông qua các cảng hàng không, sân bay cả nước đạt xấp xỉ 3,6 triệu, tăng 16% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện - Tiên phong cho phát triển kinh tế xã hội
19:14' - 04/02/2025
Điện, đường, trường, trạm; trong đó điện được xem là yếu tố tiên phong bởi đây như mạch máu cho phát triển kinh tế xã hội đất nước.