Gia tăng bệnh nhân nhập viện do mắc uốn ván
Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận từ 15-20 trường hợp mắc uốn ván chuyển lên từ Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc. Đây là những trường hợp đã ở giai đoạn phục hồi, còn những trường hợp không qua khỏi đã được người nhà xin về.
Đã hồi phục sau hơn nửa tháng nguy kịch, ông Nguyễn Văn Bàn (60 tuổi, ngụ tại tỉnh Bình Thuận) vẫn không nghĩ mình mắc bệnh uốn ván. Ông kể, trước đó đi làm thợ hồ bị búa đập trúng ngón tay cái, tưởng đơn giản, ông mua thuốc kháng viêm về uống.
Không ngờ 7 ngày sau, ông có triệu chứng cứng hàm, lưỡi bị cong lên, không nói chuyện, không ăn uống được. Tưởng bị tai biến, ông được gia đình đưa đi châm cứu và điều trị thuốc nam tại một thầy lang gần nhà.
Tuy nhiên, càng điều trị bệnh tình càng nặng thêm. Quá lo sợ, gia đình quyết định đưa ông vào Thành phố Hồ Chí Minh điều trị, đến địa phận tỉnh Đồng Nai, ông ngất xỉu, phải cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh Đồng Nai.
Tại đây, ông được xác định mắc uốn ván thể nặng và chuyển khẩn cấp lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới để cấp cứu. “Nào có nghĩ là bị uốn ván đâu, vết thương cũng nhỏ mà không ngờ tôi suýt mất mạng”, ông Bàn chia sẻ.
Bác sỹ Nguyễn Thanh Phong cho hay, 100% ca nhập viện đều có tiền sử không được tiêm phòng đầy đủ, trong đó bệnh nhân ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn. Giải thích nguyên nhân, bác sỹ Phong cho rằng, độ tuổi lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhiều nguy cơ như dễ bị các vết thương hở, vật nhọn đâm vào người, trong khi trước đó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, trong số bệnh nhân mắc uốn ván có khoảng 20-25% bệnh nhân không tìm thấy vết thương, còn lại 70-75% có vết thương, nhưng gần nửa đã lành vết thương.Như trường hợp bà Nguyễn Thị Nhẫn, huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, một buổi sáng thức dậy thấy khó nuốt, cứng hàm, đến bệnh viện huyện khám thì được chẩn đoán là viêm họng hạt.
Uống thuốc mấy ngày không khỏi nên bà đến Bệnh viện Nhân dân 115 khám, rồi được xác định là mắc uốn ván và chuyển qua Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Nhẫn cũng không biết vì sao mình lại mắc bệnh.
“Một trong những sai lầm của đa số người dân là khi bị vết thương mới đi tiêm phòng uốn ván. Người dân không nên cứ bị thương rồi mới tiêm phòng mà nên tiêm phòng chủ động để phòng bệnh”, bác sỹ Nguyễn Thanh Phong cảnh báo. Cũng theo bác sỹ Nguyễn Thanh Phong, uốn ván có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh, nhất là những bệnh nhân lớn tuổi lại có sẵn bệnh nền. Ví dụ, bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim, khi vi trùng uốn ván gây nên rối loạn thần kinh giật thì nhịp tim cũng tăng lên, bệnh nhân sẽ bị nhồi máu cơ tim và tử vong. Năm 2016 đã có 7 bệnh nhân tử vong vì uốn ván tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Với bệnh uốn ván, thời gian điều trị kéo dài từ 1-2 tháng, ngoài chi phí điều trị tốn kém, người bệnh còn bị những tổn thất về sức khỏe, tinh thần, ngày công lao động và sẽ bị ảnh hưởng đến năng suất lao động sau này do tình trạng cứng cơ, co giật gây nên./.Tin liên quan
-
Đời sống
Phòng, chống các bệnh hô hấp cho trẻ trong mùa Hè
08:30' - 18/05/2017
Nguyên nhân trẻ đến khám và nhập viện tăng do thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và truyền bệnh.
-
Đời sống
Cứu sống bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch, yếu nửa người
11:20' - 17/05/2017
Đây là lần đầu tiên Bệnh viện đa khoa Thống Nhất thực hiện thành công ca phẫu thuật này.
-
Đời sống
Chế tạo thành công vaccine phòng bệnh amip
13:28' - 13/05/2017
Mặc dù amip chưa được coi là một bệnh nguy hiểm, nhưng nó ảnh hưởng tới 40% dân số thế giới, đặc biệt là người nghèo.
-
Kinh tế tổng hợp
Rượu, bia là mối nguy hại hàng đầu gây ra bệnh ung thư
07:01' - 07/05/2017
Rượu bia là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, trong đó 7 loại ung thư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế tổng hợp
Tàu cao tốc đi Côn Đảo tạm dừng do bão
11:22'
Do ảnh hưởng của bão số 3 (WIPHA), hai tuyến tàu cao tốc từ Vũng Tàu và trung tâm TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo sẽ tạm dừng khai thác đến hết ngày 25/7.
-
Kinh tế tổng hợp
Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm lật nghiêng, ô tô rơi xuống suối
10:53'
Khoảng 8 giờ ngày 22/7/2025, cầu treo Pa Thơm nối bản Pa Xa Lào đi các bản Huổi Moi, Púng Bon, xã Thanh Yên bị đứt 1 bên dây văng, lật nghiêng cầu, khiến 1 xe ô tô bán tải rơi xuống sông Nậm Núa.
-
Kinh tế tổng hợp
Bão số 3 áp sát, Hải Phòng khẩn cấp sơ tán hàng nghìn dân
10:27'
Thành phố Hải Phòng có 97 chung cư cũ trên địa bàn 10 phường, với tổng số 6.359 người sinh sống, đến ngày 22/7, các địa phương đã di dời 4.994 người.
-
Kinh tế tổng hợp
Cập nhật thông tin về bão số 3 tại Quảng Ninh: Chưa có thiệt hại lớn
10:27'
Hiện xã, phường, đặc khu vẫn chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 trên tinh thần “3 trước, 4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với thiên tai.
-
Kinh tế tổng hợp
Làm gì để giảm thiểu thiệt hại khi bão đến?
10:16'
Người dân ở các vùng bị bão đổ bộ cần thực hiện sớm một số biện pháp phòng tránh để giảm thiểu thiệt hại do gió bão và mưa lớn gây ra.
-
Kinh tế tổng hợp
Khi giống nho trở thành “nam châm” hút khách cho du lịch Khánh Hòa
10:13'
Mô hình du lịch sinh thái vườn nho với giống nho mới, ăn quả tươi có chất lượng đang phát triển mạnh mẽ, tạo sức hút và trở thành phần không thể thiếu trong các tour du lịch đến phía Nam Khánh Hòa.
-
Kinh tế tổng hợp
Những điều cần biết khi bão ập đến
10:09'
Để giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ, lụt gây ra, người dân cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh khi bão đổ bộ.
-
Kinh tế tổng hợp
Bão số 3: Hưng Yên đã có mưa to, gió lớn
10:08'
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Hưng Yên, từ 0 giờ đến 7 giờ ngày 22/7, lượng mưa đo được nơi nhiều nhất tỉnh tại trạm Vũ Hòa (xã Hồng Vũ) là 69,2 mm; Thanh Nê (Kiến Xương) 67,7 mm.
-
Kinh tế tổng hợp
Kỹ năng an toàn trước bão: Cộng đồng cần biết
09:47'
Trước bão, người dân cần theo dõi dự báo thời tiết; tích trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men; chuẩn bị kế hoạch liên lạc, tiếp cận trong trường hợp gia đình bị chia cắt do bão.