Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực phía Bắc chững lại
Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, ngành công thương khu vực đang có những dấu hiệu bất thường khi giá trị sản xuất công nghiệp có dấu hiệu chững lại. Nếu như năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng đạt cao nhất so với các khu vực trên cả nước thì mức tăng của những tháng đầu năm 2019 lại thấp.
Theo đó, nếu ngành công thương không tìm ra giải pháp hữu hiệu và sớm triển khai thì việc hoàn thành kế hoạch sản xuất công nghiệp, thương mại của vùng trong năm 2019 sẽ khó khăn...
Tại hội nghị, nhiều vấn đề quan trọng, "nóng" tại tác địa phương đã được các đại biểu thẳng thắn đưa ra cùng những đề xuất phù hợp với thực tiễn tại địa phương.Một số ý kiến của đại diện thành phố Hải Phòng, Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Bắc Ninh cho rằng, sự chuyển dịch cơ cấu ở một số lĩnh vực công nghiệp chưa thực sự bền vững, khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp còn hạn chế.
Sản xuất công nghiệp vẫn chưa tham gia được nhiều vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Trình độ công nghệ của các ngành công nghiệp đã được quan tâm phát triển nhưng tốc độ đổi mới sáng tạo, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn thấp ngay cả với các nước trong khu vực.
Do đó hạn chế đáng kể vào khả năng sản xuất những sản phẩm, dịch vụ có tính ưu việt, chất lượng và giá trị cao.
Thêm nữa, việc quy hoạch phát triển cụm công nghiệp còn chậm. Cung cầu hàng hóa tuy được bảo đảm nhưng thiếu tính bền vững do thiếu sự liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng hoá. Tiếp thu ý kiến, đề xuất của các địa phương, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh, Bộ Công Thương tiếp tục đồng hành, tháo gỡ những vướng mắc tối đa cho các địa phương.Tuy nhiên, với những khó khăn đã được nhận diện các địa phương sớm triển khai giải pháp, tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại.
Cùng đó, các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ, các chương trình, kế hoạch hành động của Bộ Công Thương; xây dựng các cơ chế, chính sách chủ yếu hỗ trợ phát triển công nghiệp và thương mại.
Đồng thời, tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp theo chiều sâu, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng và tỷ trọng giá trị nội địa cao, sử dụng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh.
Năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại khu vực phía Bắc duy trì tốc độ tăng trưởng khá.Sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2019 tăng 7,8% so với cùng kỳ, chuyển dịch cơ cấu ngày càng rõ nét theo hướng phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.
Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ 4 tháng tăng 13% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu 4 tháng qua tăng 4,5% so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng, sản phẩm xuất khẩu đa dạng, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ...
Cơ cấu thị trường xuất khẩu chuyển dịch theo hướng giảm dần xuất khẩu sang thị trường châu Á, tăng dần xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ.
Một số lĩnh vực có kết quả nổi bật như công nghiệp; hoạt động khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp; phát triển cụm công nghiệp; hoạt động thương mại; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành... Năm 2019, ngành công thương khu vực phía Bắc phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp hơn 4.571 nghìn tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2018.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.669,6 nghìn tỷ đồng, tăng 11,47%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 136,9 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 136,7 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2018./.
- Từ khóa :
- sản xuất công nghiệp
- phía bắc
- ngành công thương
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp 4 tháng tăng 9,2%
11:10' - 03/05/2019
Sản xuất công nghiệp đạt kết quả tăng khá so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai con số.
-
Kinh tế & Xã hội
Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2019 tăng 9,2%
07:01' - 01/04/2019
Quý I/2019, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò chủ chốt với mức tăng 11,1%.
-
Kinh tế & Xã hội
Tháng 2, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh
11:44' - 01/03/2019
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2/2019 của cả nước ước tính giảm 16,8% so với tháng trước. Nguyên nhân là do tháng 2 năm nay trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số sản xuất công nghiệp cả nước tăng hơn 10%
18:13' - 02/12/2018
Tính chung 11 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, nhưng, vẫn thấp hơn mức tăng 10,3% của cùng kỳ năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.