Giá xăng dầu giảm sâu, giá hàng vẫn phải "chờ" với nhiều lý do
Đồng thời, không ít đơn vị kinh doanh hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ ăn uống... vẫn duy trì mức giá đã điều chỉnh theo giá xăng dầu ở giai đoạn mặt hàng này tăng cao đột biến.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, chị Thái Nguyên, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh cho hay, hiện nay mua sắm ở kênh bán lẻ như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống... thì người dân còn "săn" hàng khuyến mãi, giảm giá.
Điều này cho thấy, các nhà bán lẻ đã có động thái san sẻ gánh nặng với người tiêu dùng và tạo điều kiện mua hàng giá rẻ so với mặt bằng chung của thị trường, nếu người dân mua sắm thông minh.
Tuy nhiên, nhiều đơn vị kinh doanh hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, dịch vụ ăn uống... vẫn neo giá và duy mặt bằng giá như trong giai đoạn giá xăng dầu tăng cao đột biến. Cụ thể, nếu trước giai đoạn giá xăng dầu tăng cao đột biến thì một món điểm tâm sáng như phở, bún bò, cơm tấm... phổ biến chỉ 30.000-35.000 đồng, nhưng hiện nay vẫn được bán với mức giá 40.000 - 45.000 đồng từ lúc xăng dầu tăng đến lúc giảm như hiện nay, chị Thái Nguyên chia sẻ thêm. Cùng quan điểm, chị Nguyễn Hoàng, cư ngụ tại quận 7, Tp. Hồ Chí Minh cho biết, gia đình có 3 con nhỏ nên đã không ngừng nỗ lực cân đối chi tiêu để đảm bảo các khoản chi cho mặt hàng sữa bột, sữa tươi, tã giấy, giấy vệ sinh... trong giai đoạn dịch bệnh và giá xăng dầu leo thang. Chính vì vậy, khi giá xăng dầu giảm sâu, gia đình kỳ vọng giá những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu kịp thời điều chỉnh theo cơ chế thị trường, nhưng chờ lâu mà mãi vẫn chưa thấy tín hiệu điều chỉnh giá. Trước thực trạng người dân mong ngóng về công tác quản lý giá và đảm bảo tuân thủ cơ chế thị trường, nhất là những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu thì một số đơn vị kinh doanh cho rằng, chưa có thông báo về chính sách giá mới của nhà cung cấp, nhà sản xuất... Hoặc lý giải nguyên nhân là giá xăng dầu chỉ chiếm tỷ lệ phần trăm nhất định trong cấu hình thành giá, bên cạnh đó chuỗi cung ứng có nhiều khâu như nguyên vật liệu, logistics... vẫn chưa giảm nên chưa kéo giá thành hàng hóa giảm sâu ngay được. Vừa qua, căn cứ vào tình hình diễn biến giá xăng dầu, Sở Tài chính Tp. Hồ Chí Minh đã có công văn về việc rà soát giá bình ổn các mặt hàng tham gia Chương trình Bình ổn thị trường năm 2022-2023 gửi đến doanh nghiệp tham gia chương trình thuộc nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Theo đó, Sở Tài chính Tp. Hồ Chí Minh đề nghị doanh nghiệp đánh giá việc điều chỉnh giá phù hợp với mức biến động giảm giá của giá xăng dầu trong cơ cấu hình thành giá. Công văn này cũng nêu rõ, trường hợp điều chỉnh giá, đề nghị doanh nghiệp có văn bản đăng ký giảm giá kịp thời về Sở Tài chính Tp. Hồ Chí Minh. Còn trường hợp không điều chỉnh giá, doanh nghiệp có văn bản phản hồi, phân tích cụ thể cơ cấu hình thành giá để Sở Tài chính Tp. Hồ Chí Minh làm cơ sở xem xét điều chỉnh giá trong thời gian tới. Liên quan đến vấn đề giá cả nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh (FFA) chỉ ra rằng, đối với những nhóm mặt hàng này thì tỷ trọng giá xăng dầu chiếm từ 10 - 15% trong cơ cấu hình thành giá, nên chắc chắn giá xăng dầu giảm sẽ kéo theo nhóm mặt mặt hàng này giảm. Riêng doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường năm 2022 - 2023, đã không tăng giá hoặc chỉ tăng từ 10 - 15% trong thời gian qua, mức tăng này chưa tương xứng với tăng đầu vào. Hơn thế nữa, doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường năm 2022 - 2023 nói riêng và doanh nghiệp lương thực, thực phẩm nói chung vẫn giữ vững tinh thần chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng cũng đang rà soát và tính toán lại cơ cấu hình thành giá. Tuy vậy, mỗi đợt điều chỉnh giá thành sản phẩm phải nhận được sự đồng thuận ở các khâu trong chuỗi cung ứng và cần có độ trễ nhất định. Khảo sát tại kênh bán lẻ truyền thống lẫn kênh bán lẻ hiện đại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu vẫn đảm bảo dồi dào và đa dạng chủng loại. Bên cạnh đó, giá hàng hóa tiêu dùng thiết yếu chưa hoặc giảm nhỏ giọt, nhưng giá bán ổn định, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và thị hiếu tiêu dùng. Tại một số trung tâm thương mại như Co.opmart, Aeon Mall, LOTTE Mart... giỏ hàng của người dân mua sắm có giá trị dao động ở mức từ 1 - 2 triệu đồng/lượt. Mức này đã tăng so với thời điểm trước giai đoạn biến động giá xăng dầu theo xu hướng tăng cao đột biến là từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Theo đại diện một thương hiệu bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh đánh giá, giỏ hàng của người tiêu dùng tăng giá trị không đồng nghĩa với việc đơn vị bán lẻ tăng doanh số hay doanh thu, mà một trong nguyên nhân có thể kể đến là do mặt hàng giá cả tác động đến giá thành nhiều sản phẩm. Trong khi đó, mặt bằng giá cả chung bị tác động bởi những yếu tố như dịch bệnh, xăng dầu... nên người dân phải chi tiêu nhiều hơn để đảm bảo hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Còn đại diện các thương hiệu bán lẻ khác thì cho rằng, mặt bằng giá cả chung tăng không chỉ người dân bị áp lực mà nhà bán lẻ cũng đối mặt với không ít thách thức để đảm bảo tăng trưởng hoạt động kinh doanh. Nhà bán lẻ phải liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp sản phẩm, đơn vị phân phối... để bình ổn giá, đảm bảo doanh số và kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh sức mua yếu vì người dân thắt chặt chi tiêu ứng phó với "bão giá" trong thời gian qua. Một số chuyên gia phân tích, tuy nỗi ám ảnh dịch COVID-19 đang dần bỏ lại phía sau, nhưng nền kinh tế toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng đối mặt với nhiều thách thức hiện hữu; trong đó, có thể kể đến như giá nguyên liệu tăng, lạm phát tại những đầu tàu kinh tế thế giới ở mức đỉnh của nhiều năm... Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Chuyên gia kinh tế, Giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, giá cả năng lượng tăng kéo theo áp lực lạm phát, chứ không chỉ dừng lại ở thị trường giá cả hàng hóa trên toàn cầu. Dịch COVID-19 cũng thay đổi nhiều mô hình kinh doanh, thị trường và thói quen tiêu dùng... Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu nhiều hơn mua tại thị trường nội địa và tỷ lệ này cao hơn so một số quốc gia trong khu vực. Với thực trạng này, để nâng cao năng lực cạnh tranh thì Việt Nam cần cải thiện tỷ lệ nội địa hóa mới có thể chống chọi với rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng trong và ngoài nước khi có biến động thị trường toàn cầu./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Danh sách doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
14:56' - 12/08/2022
Mới đây trên trang http://minhbach.moit.gov.vn đã công bố thông tin danh sách các doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp xăng dầu lo lắng ra sao khi 7 đơn vị đầu mối bị tước giấy phép?
10:57' - 12/08/2022
Bộ Công Thương xem xét có hướng dẫn, chỉ đạo về quyền mua các sản phẩm xăng dầu của các thương nhân đầu mối này
-
Hàng hoá
Xử lý hai đại lý kinh doanh xăng dầu chưa điều chỉnh giá theo quy định
10:19' - 08/08/2022
Lực lượng quản lý thị trường Kiên Giang vừa xử lý hai đại lý bán lẻ xăng dầu niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá do thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
-
Tài chính
Từ 10/8 tạm dừng thủ tục hải quan tại kho xăng dầu chưa có thiết bị đo bồn bể
16:46' - 05/08/2022
Tổng cục Hải quan cho biết, đến ngày 10/8, sẽ tiến hành tạm dừng việc thực hiện thủ tục hải quan tại các kho xăng dầu chưa có thiết bị đo bồn bể tự động, chưa kết nối với cơ quan hải quan.
-
Thị trường
Xăng giảm, nhiều dịch vụ hàng hóa vẫn cao: Doanh nghiệp cần thời gian tính toán lại
20:26' - 04/08/2022
Nguyên nhân khiến giá xăng dầu giảm lần thứ 4 liên tiếp, nhưng nhiều mặt hàng vẫn giữ giá, neo cao là do một số mặt hàng chịu ảnh hưởng tác động của giá xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân nào dẫn đến giá hàng hóa tăng nhanh, giảm chậm?
16:15' - 04/08/2022
Các chuyên gia cho rằng, việc giảm giá có độ trễ nhưng không thể là hàng tháng hay là đến mấy tháng mà sau một vài tuần cần phải điều chỉnh ngay.
-
Hàng hoá
Giám sát thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa
16:07' - 29/07/2022
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ban hành công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
“Tấm vé” đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối hiện đại
10:50' - 27/04/2025
Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cũng được xem là “tấm vé” thông hành để các sản phẩm OCOP được tiêu thụ tại các siêu thị, hệ thống phân phối hiện đại trên cả nước.
-
Hàng hoá
Yêu cầu đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu trong dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5
17:29' - 26/04/2025
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu tập trung nguồn lực đảm bảo cung cấp đầy đủ xăng dầu trên từng địa bàn.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm trước áp lực của cuộc chiến thuế quan và nguồn cung dôi dư
15:04' - 26/04/2025
Kết thúc phiên 25/4, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 32 xu lên 66,87 USD/thùng. Tính chung cả tuần, giá dầu Brent đã giảm 1,6%.
-
Hàng hoá
Bắc Giang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực
12:35' - 26/04/2025
Tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2025 ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
-
Hàng hoá
Sữa giả, thuốc giả: Cảnh báo thủ đoạn mới tinh vi
12:15' - 26/04/2025
Người tiêu dùng cần chủ động nâng cao ý thức về mua bán, tiêu dùng hàng hóa, tránh việc vô tình hay cố ý tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ
-
Hàng hoá
Phát hiện gần 1 tấn thực phẩm bẩn, không rõ xuất xứ
11:14' - 26/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 3, Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An đã tiến hành kiểm tra đột xuất, phát hiện và xử lý tiêu hủy gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trên địa bàn.
-
Hàng hoá
Căng thẳng Mỹ-Trung giảm nhiệt, giá dầu tăng phiên thứ hai
16:13' - 25/04/2025
Giá dầu châu Á tăng phiên thứ hai liên tiếp trong ngày 22/4 nhờ tín hiệu về khả năng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt.
-
Hàng hoá
Thị trường hàng hóa khởi sắc, MXV-Index vượt 2.200 điểm
14:33' - 25/04/2025
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương có phiên thứ 3 tăng liên tiếp sau gần hai tuần đi ngang. Giá các mặt hàng kim loại đồng loạt tăng trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung được xoa dịu.
-
Hàng hoá
Thu giữ hơn 600 sản phẩm là thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ
12:29' - 25/04/2025
Đội Quản lý thị trường số 2 sẽ tiếp tục các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra kiểm soát để kịp thời phát hiện vi phạm, đấu tranh ngăn chặn vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả