Giải bài toán thiếu chỗ học: Hà Nội xây dựng, lập mới 7 trường THPT
Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn bổ sung, tỷ lệ tuyển sinh thực tế vào lớp 10 công lập năm học 2023 - 2024 đạt gần 61%, cao hơn so với kế hoạch đã công bố ban đầu khoảng 55,7%.
Tỷ lệ này có thể sẽ còn nhỉnh hơn sau khi các trường hoàn thành tuyển sinh vào ngày 14/7. Tuy nhiên, nhìn lại toàn cảnh kỳ thi vừa qua, nguy cơ thiếu chỗ học trong những năm học tới đã hiện rõ, nhất là khi số lượng học sinh của Thủ đô được dự báo sẽ tăng theo từng năm.
Trúng tuyển thực tế cao hơn kế hoạch
Căn cứ kết quả tuyển sinh đợt 1 lớp 10 Trung học Phổ thông của Hà Nội từ ngày 5 đến 7/7, nguồn học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào các trường, tình hình thực tế và đề xuất của hiệu trưởng các trường Trung học Phổ thông, ngày 10/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã duyệt điểm chuẩn bổ sung cho 30 trường công lập. Sau khi hạ điểm chuẩn trúng tuyển của 30 trường, đã có 78.623 học sinh đỗ nguyện vọng công lập, đồng nghĩa tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 công lập của toàn thành phố tăng lên đến 60,9%, cao hơn so với dự kiến đã công bố trước đó là 55,7%. Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các học sinh trúng tuyển do điểm chuẩn hạ sẽ nộp hồ sơ đến 17 giờ ngày 14/7. Như vậy, tỷ lệ trúng tuyển thực tế có thể còn cao hơn.
Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố có 132 trường tuyển học sinh lớp 10. Trong đó, 115 trường công lập không chuyên, 4 trường chuyên và có lớp chuyên, 9 trường công lập tự chủ và 4 trường hiệp quản. Với số lượng trường như vậy, thành phố Hà Nội vừa đồng thời thực hiện các giải pháp phân luồng, vừa bảo đảm chất lượng và đủ chỗ học cho học sinh trong bối cảnh số lượng học sinh ngày càng tăng. Tuy nhiên, với đặc thù dân số Thủ đô tăng mạnh theo từng năm, kéo theo số học sinh liên tục tăng, thể hiện rõ qua số liệu tuyển sinh các lớp đầu cấp. Trong khi đó, hầu hết người dân đều mong muốn cho con theo học ở các trường công lập. Điều này đã dẫn đến tỷ lệ học sinh có nguyện vọng đăng ký vào trường công lập rất cao, đặc biệt là ở các trường trong nội thành, đẩy tỷ lệ chọi và điểm chuẩn của các trường này lên rất cao khiến có những học sinh học tốt, điểm thi cao những vẫn không thể trúng tuyển. Một vài trường tư thục và công lập tự chủ xảy ra hiện tượng phụ huynh học sinh tập trung đông người, xếp hàng xuyên đêm để được nộp hồ sơ vào trường. Điều này khiến nhiều phụ huynh bức xúc, băn khoăn và đặt câu hỏi, Hà Nội sẽ làm thế nào khi số học sinh ngày càng tăng qua mỗi năm? Bao giờ hiện tượng xếp hàng giành chỗ học cho con mới chấm dứt?Cần những giải pháp quyết liệt
Theo khẳng định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, hiện nay, thành phố không thiếu chỗ học. Việc thiếu chỗ học chỉ xảy ra cục bộ ở một số địa bàn đông dân cư, nhất là ở các quận. Bên cạnh đó, các phụ huynh muốn con vào học tại một số trường uy tín, có chất lượng tốt nên đổ dồn vào gây ra cảnh tượng xếp hàng trong thời gian dài.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh cho biết, chưa tính đến chất lượng đào tạo, chỉ cần nhìn vào số lượng trường Trung học Phổ thông trên địa bàn một số quận đã thấy rõ sự khốc liệt trong cuộc chiến giành suất vào lớp 10 công lập. Đơn cử như ở quận Cầu Giấy, khi tỷ lệ đỗ công lập của toàn thành phố dao động quanh 60 - 62%, ở quận này, tỷ lệ đỗ công lập chỉ vào khoảng 28 - 30%. “Cả quận chỉ có hai trường Trung học Phổ thông công lập là Yên Hòa và Cầu Giấy. Nhiều học sinh ở lớp con tôi sợ trượt đã chuyển nguyện vọng sang khu vực khác. Tuy nhiên, cũng chỉ dám chuyển không quá xa, chứ không thể nhà ở quận Cầu Giấy mà đăng ký nguyện vọng tận quận Hoàng Mai hay quận Hà Đông”, chị Hoàng Thu Linh (quận Cầu Giấy) chia sẻ. Anh Bùi Tiến Hòa (quận Hà Đông) cho rằng, cơ hội học tập của học sinh sau Trung học Cơ sở rất phong phú, nhiều lựa chọn. Anh luôn đồng ý với chủ trương phân luồng học sinh sau Trung học Cơ sở. Song có lẽ, việc này cần phải thực hiện trên sự tự nguyện. “Lựa chọn học trường nào là quyền của mỗi cá nhân, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, khi việc phân luồng chưa thực sự hiệu quả mà Hà Nội không mở thêm trường công lập sẽ ngày càng có nhiều học sinh học hết lớp 9 buộc phải lựa chọn trường học không như ý muốn. Với lứa tuổi còn nhỏ, điều này rất thiệt thòi cho các con”, anh Bùi Tiến Hòa tâm sự. Theo dự kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, so với năm học 2023 - 2024, Hà Nội sẽ có 134.942 học sinh vào lớp 10 (tăng 5.732 em) vào năm học 2024 - 2025. Con số này lần lượt ở năm học 2025 - 2026 là 129.890 - 680 và năm học 2026 - 2027 là 151.710 - 22.500. Về quy mô trường Trung học Phổ thông công lập so với năm học 2023 - 2024 (không tính trường công lập tự chủ và hiệp quản), năm học 2024 - 2025 dự kiến có 121 trường, tăng 2 trường; năm học 2025 - 2026 dự kiến có 123 trường, tăng 4 trường và năm học 2026 - 2027 có 125 trường, tăng 6 trường. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, việc đầu tư xây dựng trường Trung học Phổ thông công lập đã và đang được thành phố Hà Nội quan tâm. Giai đoạn 2021 - 2025, thành phố đã phê duyệt 7 dự án xây dựng và thành lập mới các trường Trung học Phổ thông gồm: Minh Hà (huyện Thạch Thất); Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); một trường tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); Việt Hưng (quận Long Biên); Uy Nỗ, Nguyên Khê và Việt Hùng (huyện Đông Anh). UBND thành phố đã có kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo các trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia. Theo đó, các trường thuộc trách nhiệm quản lý, đầu tư cấp thành phố có 139 dự án với tổng mức đầu tư 8.873 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường Trung học Phổ thông, 123 dự án đầu tư cho các trường hiện có. Ông Trần Thế Cương cho biết thêm, bên cạnh giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng và thành lập mới, cải tạo sửa chữa các trường học, đẩy nhanh tiến độ triển khai 7 dự án trường liên cấp, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tập trung tham mưu thành phố rà soát các ô đất đã quy hoạch xây dựng trường học và trong các khu đô thị tham mưu thành phố cho thu hồi các dự án chậm tiến độ trong việc xây dựng trường học giao lại cho UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng trường công lập. Giải pháp xây thêm trường, cải tạo trường đã có, song đi cùng với đó luôn là áp lực tăng dân số khi các “đại đô thị” đang trong quá trình xây dựng và sẽ đưa vào sử dụng trong tương lai gần. Nếu Hà Nội không đồng bộ triển khai quyết liệt các giải pháp, bao gồm cả xây thêm trường và thực hiện phân luồng sau Trung học Cơ sở thật tốt, câu chuyện hàng ngàn học sinh 7 điểm mỗi môn vẫn trượt công lập rất có thể không còn là nỗi buồn riêng của kỳ tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 - 2024./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm gần 2.900 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội
13:45' - 11/07/2023
Các trường Trung học Phổ thông được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 gồm: Lý Thánh Tông, Hoàng Long, Bắc Hà - Đống Đa, Mai Hắc Đế, Đông Kinh và Phạm Ngũ Lão.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Lan tỏa văn hóa Tết cổ truyền Việt Nam tại Canada
12:54'
Ngày 18/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Ottawa đã tổ chức đón Tết cổ truyền Ất Tỵ cùng bà con giữ gìn bản sắc văn hóa, đồng thời giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ người Việt tại Canada.
-
Kinh tế & Xã hội
Các tuyến Quốc lộ qua địa bàn Thành phồ Hồ Chí Minh mang tên mới
12:53'
Sáng 19/1, UBND Tp Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố đặt tên đường trên các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.
-
Kinh tế & Xã hội
Xử lý nghiêm và dừng hoạt động những cơ sở giết mổ động vật chưa được cấp phép
12:03'
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ đạo xử lý nghiêm và dừng hoạt động những cơ sở giết mổ động vật chưa được cấp phép nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Xuân Ất Tỵ 2025: Cộng đồng người Việt Nam tổ chức Tết cộng đồng tại Berlin
09:00'
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Đại sứ quán Việt Nam và Cộng đồng người Việt Nam tại Đức vừa cùng tổ chức Tết cộng đồng đón Xuân Ất Tỵ, tại Toà thị chính lịch sử của thủ đô Berlin.
-
Kinh tế & Xã hội
Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean lần đầu tiên: Đèn lồng Việt Nam đẹp nhất thế giới
08:48'
Vượt qua hàng loạt tác phẩm đến từ các cường quốc đèn lồng châu Á, đèn lồng của các nghệ nhân Hội An (Việt Nam) đã trở thành “Đèn lồng đẹp nhất thế giới” tại Cuộc thi đèn lồng quốc tế Ocean.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 19/1/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 19, sáng mai 20/1 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga,Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Tây Ban Nha: Sập cáp treo trượt tuyết, hàng chục người bị thương và mắc kẹt
21:51' - 18/01/2025
Giới chức Tây Ban Nha cho biết ngày 18/1, một cáp treo trượt tuyết đã bị sập tại khu nghỉ dưỡng ở vùng Aragon của nước này, khiến hàng chục người bị thương, trong đó có 9 người bị thương nghiêm trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
75 năm quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: Những kết nối lịch sử tạo đà cho tương lai hợp tác rộng mở
21:18' - 18/01/2025
Sự gần gũi về văn hóa giữa nhân dân hai nước, cũng như giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và giữa Việt Nam và Hong Kong tạo thành dòng chảy tự nhiên thúc đẩy quan hệ.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Định đón những vị khách đầu tiên đến Quy Nhơn trên chuyến tàu hỏa du lịch
20:31' - 18/01/2025
Ngày 18/1, Sở Du lịch Bình Định đã tổ chức đón những vị khách đầu tiên đến Bình Định trên chuyến tàu SE30 về Ga Quy Nhơn năm 2025.