Giải pháp cho bài toán căng thẳng nguồn nước ở châu Phi
Nhiều vùng của châu Phi đang trải qua tình trạng căng thẳng do quá nhiều hoặc quá ít nước. Đó không chỉ là vấn đề khí hậu. Nước đóng một vai trò trong các vấn đề về ổn định chính trị, kinh tế, di cư, suy thoái hệ sinh thái và bệnh tật.
Nếu chính phủ các nước châu Phi muốn tìm cách vượt qua các thách thức này, một trong những điều họ phải tập trung là phát triển và hỗ trợ các chuyên gia thủy lợi có trình độ cao. Điều này cần áp dụng đối với bất cứ ai liên quan đến việc quản lý nước, có thể bao gồm từ người quản lý hệ thống vệ sinh của một thành phố cho tới một chuyên gia thủy văn cung cấp dữ liệu giúp hướng dẫn các chính sách về nước của quốc gia.
Việc này có thể đạt được một cách hiệu quả nhất thông qua nghiên cứu và đào tạo ở châu Phi mà do các viện nghiên cứu của chính châu lục này đảm nhiệm. Nhưng điều đó đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư. Các trường đại học của châu Phi cần nhiều kinh phí và nguồn lực hơn để đào tạo các khóa học chuyên sâu và các chương trình bằng cấp liên quan đến nước.
Cả các chính phủ và khu vực tư nhân cần tìm kiếm để cung cấp các nguồn lực cần thiết. Bằng cách này, châu Phi sẽ có điều kiện tốt hơn để có được cách tiếp cận chiến lược nhằm đáp ứng các nhu cầu nghiên cứu và đào tạo về nước. Việc này nên kết hợp các thế mạnh và nguồn lực của tất cả quốc gia trong châu lục để đạt được các mục tiêu chung vì thúc đẩy nghiên cứu về nước là quan trọng đối với châu Phi.
Có một số thiếu sót nghiêm trọng trong các cơ sở giáo dục đại học ở châu Phi làm cản trở việc nghiên cứu và đào tạo, trong đó điều quan trọng nhất là thiếu năng lực nghiên cứu. Điều này thể hiện dưới nhiều hình thức như: đội ngũ nghiên cứu không đạt tiêu chuẩn, thiếu trang thiết bị khoa học chuyên dụng, không có ngân sách hoặc có rất ít dành cho bảo trì và sửa chữa.
Đội ngũ nhân sự cũng phải vật lộn với công việc nặng nề và thiếu sự định hướng. Cũng có rất ít các khóa học chuyên sâu và chương trình cấp bằng liên quan về nước ở châu Phi và điều này trái ngược hẳn với các nước phát triển.
Ví dụ, Viện Giáo dục Thủy lợi IHE Delft ở Hà Lan cho biết viện này đã “đào tạo sau đại học cho hơn 15.000 chuyên gia thủy lợi đến từ hơn 160 quốc gia”. Sẽ là tuyệt vời nếu có một chương trình tương tự tồn tại ở châu Phi.
Một thách thức nghiêm trọng khác là hầu hết các nước châu Phi dành rất ít nguồn ngân sách cho nghiên cứu và phát triển. Nam Phi là nước đầu tư nhiều nhất so với các nước châu Phi khác trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Nhưng con số này vẫn chưa đầy 1% GDP của Nam Phi và thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước OECD khác.
Do vậy, các nhà nghiên cứu phải phụ thuộc vào tài trợ từ các quốc gia và tổ chức không thuộc châu Phi và các nhà tài trợ đó đã đặt ra mục tiêu và chương trình nghiên cứu. Các tổ chức quốc tế thường không hiểu đầy đủ tính chất phức tạp của các vấn đề mà các nước hoặc các khu vực của châu Phi đang đối mặt.
Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu bên ngoài châu lục thường tiến hành các nghiên cứu của họ rồi rời đi khi dự án hoàn thành. Điều đó đồng nghĩa với việc các dự án như vậy mang lại rất ít lợi ích bền vững cho người dân bình thường của châu Phi.
Ngân sách dành cho nghiên cứu về nước ở châu Phi từ các hội đồng nghiên cứu quốc gia cũng không bao giờ được đảm bảo. Điều này là do các điều kiện kinh tế và ưu tiên chính trị liên tục thay đổi. Sự hợp tác sẽ là cực kỳ quan trọng trong vài năm và vài thập kỷ tới nếu các viện nghiên cứu của châu Phi muốn giải quyết vấn đề này.
Liên minh các trường đại học nghiên cứu châu Phi (ARUA) được thành lập để "tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác, chuyển giao kiến thức, chia sẻ thiết bị, tập hợp các nguồn lực và phát triển các quan hệ đối tác cùng có lợi trên khắp châu Phi". Trên tinh thần đó, ARUA đề xuất thành lập các trung tâm chất lượng cao trên khắp châu Phi liên quan đến các lĩnh vực thiết yếu, trong đó có thủy lợi.
Trường đại học Rhodes ở Nam Phi gần đây đã được trao giải thưởng “Trung tâm Bảo tồn nguồn nước xuất sắc”. Trung tâm này đặt dưới sự điều hành của Viện nghiên cứu về nước với vai trò là quản lý các quỹ nghiên cứu và hỗ trợ quan trọng về hành chính liên quan đến nghiên cứu và đào tạo.
Tất cả điều này sẽ bao gồm việc phối hợp với các quốc gia khác tham gia ARUA gồm: Nigeria, Ghana, Tanzania, Kenya, Rwanda, Senegal, Uganda và Ethiopia. Bằng cách đó, các thế mạnh của các quốc gia khác nhau có thể được chia sẻ tốt hơn với các mục tiêu nghiên cứu và nhu cầu giáo dục phổ biến.
Sự thành công của trung tâm này, và các trung tâm khác, sẽ phụ thuộc phần lớn vào khả năng của chúng trong việc thu hút nguồn tài trợ nghiên cứu cứu dài hạn. Đang có những mô hình chứng minh cho điều nêu trên, đó là tổ chức WaterNet đã có ở châu Phi đang mang lại thế mạnh bổ sung của các viện chuyên nghiên cứu về nước ở phía Nam và phía Đông châu Phi.
Không phải tất cả các sáng kiến như này là nghiên cứu cụ thể về nước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh để hỗ trợ các sáng kiến mới nổi như Trung tâm Bảo tồn nguồn nước xuất sắc. Hợp tác là quan trọng, nhưng các tổ chức nghiên cứu của châu Phi đơn lẻ cũng sẽ cần phải thể hiện vai trò của họ.
Các viện nghiên cứu có thể làm điều đó bằng cách hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của các nhà nghiên cứu trong viện, giúp họ có được bằng tiến sĩ. Các quốc gia châu Phi có thể tiếp tục lơ là với năng lực quản lý nguồn nước nội địa của họ và hứng chịu từ một thảm họa khí hậu này sang thảm họa khác. Hoặc họ có thể đảm nhiệm vị trí đúng đắn trong cộng đồng toàn cầu và đảm bảo các giải pháp cho châu Phi bởi chính người châu Phi.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ viện trợ nhân đạo hơn 530 triệu USD cho các nước châu Phi
11:28' - 07/03/2018
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 6/3 đã thông báo một gói viện trợ nhân đạo trị giá 533 triệu USD dành cho các nước đang đối mặt với tình trạng hạn hán và xung đột ở châu Phi.
-
Đời sống
Các nước châu Phi tìm cách cứu Hồ Chad khỏi nguy cơ cạn kiệt nước
19:20' - 26/02/2018
Các chuyên gia môi trường của châu Phi ngày 26/2 đã tham dự cuộc hội nghị tại thủ đô Abuja của Nigeria để thảo luận các biện pháp đối phó với tình trạng cạn nước tại Hồ Chad.
-
Kinh tế Thế giới
Liên minh châu Phi ra mắt Thị trường Hàng không Châu Phi Hợp Nhất
15:31' - 30/01/2018
Ngày 29/1, Liên minh châu Phi (AU) ra mắt Thị trường Hàng không châu Phi Hợp Nhất (SAATM) nhằm tăng cường sự kết nối giữa các thành viên cũng như giảm chi phí vận tải hàng không trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi - mắt xích quan trọng trong chiến lược của Nga
05:30' - 24/01/2018
Mạng tin của tổ chức phân tích thông tin tình báo Stratfor có bài viết cho rằng Nga có thể sớm gia tăng sự can dự ở châu Phi lên mức độ chưa từng có trong vài thập niên trở lại đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Châu Phi đối mặt với mối đe dọa về an ninh y tế
08:50' - 19/01/2018
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 18/1, Hội đồng Hòa bình và An ninh Liên minh châu Phi (AU) đã thảo luận về các mối đe dọa an ninh y tế mà châu lục này đang phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi tìm cách cứu ngành hàng không
20:42' - 18/01/2018
Liên minh châu Phi (AU) cam kết thúc đẩy sáng kiến thành lập Thị trường Hàng không châu Phi với mục đích tự do hóa và mở cửa cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.