Châu Phi - mắt xích quan trọng trong chiến lược của Nga
Moskva từng đóng một vai trò đáng kể trong lịch sử của khu vực châu Phi nằm ở phía Nam sa mạc Sahara thời Chiến tranh Lạnh. Trên khắp châu lục, Liên Xô đã cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ và các đồng minh phương Tây của Mỹ thông qua một loạt cuộc chiến "mượn tay người khác" kéo dài.
Tuy nhiên, sự quan tâm của Nga đối với châu Phi cận Sahara đã nhạt dần sau khi Liên Xô tan rã năm 1991. Khu vực này có lẽ từng mất khá nhiều tầm quan trọng địa chính trị, song giờ đây trong bối cảnh Điện Kremlin đang ngày càng khẳng định ảnh hưởng của mình ở nước ngoài, khu vực châu Phi cận Sahara đem lại cho Nga cơ hội để mở rộng tầm với ra toàn cầu nếu như họ muốn làm điều đó.
Ngày 5/1 vừa qua xuất hiện những thông tin cho thấy Wagner Group, một công ty quân sự tư nhân có quan hệ thân thiết với Điện Kremlin và đang hoạt động tích cực tại Syria, đã cử một nhóm nhân viên (chưa rõ quân số) tới Sudan.
Đây là một động thái không có gì là bất ngờ nếu xét đến mối quan hệ thân thiết suốt nhiều thập niên qua giữa Khartoum và Moskva và đặt trong bối cảnh Tổng thống Sudan Omar al-Bashir mới đến Điện Kremlin hồi tháng 11/2017.
Trong chuyến đi này, Tổng thống Bashir đã mời các quan chức nước chủ nhà xây dựng 1 căn cứ quân sự trên Biển Đỏ và lưu ý rằng sự trợ giúp của Nga là cần thiết để đối phó với sự can thiệp của Mỹ tại khu vực.
Đề nghị của Sudan được tiếp nối bởi những động thái tương tự từ các nước lân cận là Eritrea, Djibouti và Somalia nhằm thuyết phục các cường quốc bên ngoài xây dựng căn cứ trên lãnh thổ của họ để đổi lấy ngoại tệ vô cùng cần thiết cũng như cú huých cho vị thế của họ trên toàn cầu.
Lời đề nghị của ông Bashir - chưa nhận được sự tán thành của Nga - có vẻ như tượng trưng cho sự xoay chiều trong chính sách đối ngoại của Sudan sau một thời gian nước này nỗ lực tái xây dựng quan hệ với Mỹ.
Những nỗ lực xích lại gần Mỹ của Khartoum, trong đó có hợp tác chia sẻ thông tin tình báo, đã thu được kết quả hồi tháng 10/2017 khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý chính thức gỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với Sudan.
Ngoài ra, quốc gia châu Phi này cũng ngày càng xa lánh Iran, một trong những đồng minh khu vực nổi trội của Nga và ngả về phía Saudi Arabia cùng các đồng minh của nước này trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - một sự xoay trục rất có lợi cho Sudan. Thế nhưng, Khartoum thận trọng không muốn "bỏ hết cả trứng vào cùng một giỏ" chính sách đối ngoại.
Các nhà lãnh đạo Nga và Sudan đều "dị ứng" trước sự can thiệp thực sự hoặc trong trí tưởng tượng vào các vấn đề đối nội của họ. Họ cũng giữ ác cảm trước những thể chế như Tòa án Hình sự Quốc tế, vốn ra lệnh bắt giữ Bashir hồi năm 2009 do những cáo buộc ông này phạm tội ác chống lại loài người.
Hơn nữa, Sudan đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong chiến lược của Moskva nhằm kiềm chế chủ nghĩa cực đoan gia tăng tại những quốc gia như Ai Cập, Libya và trong chừng mực nào đó tại Syria, đồng thời nước này còn là thị trường nhập khẩu thực phẩm và thiết bị quân sự của Nga.
Là một quốc gia có xấp xỉ 40 triệu dân, Sudan rất cần ngũ cốc của Nga. Điện Kremlin đã hứa bán 1 triệu tấn gạo cho nước này trong năm nay. Sudan cũng rất cần được trợ giúp về năng lượng, vũ khí và đạn dược.
Tháng 11/2017, Sudan trở thành quốc gia Arập đầu tiên nhận được máy bay chiến đấu SU-24 thế hệ 4 của Nga trong khuôn khổ thỏa thuận nâng cấp thiết bị và đào tạo trị giá khoảng 1 tỷ USD.
Hiệp định này có thể là nền móng cho nhiều thỏa thuận trong tương lai khi mà Khartoum đang phải chật vật xử lý vô số cuộc xung đột nội bộ trong nhiều năm qua và có lẽ sẽ muốn nghênh đón thêm nhiều nhân viên huấn luyện quân sự của Nga.
Các hoạt động của Moskva tại châu Phi không chỉ dừng ở đó. Một số nguồn tin khác cho thấy Wagner Group có thể sẽ sớm chú trọng tới Cộng hòa Trung Phi. Tin tức về việc công ty này sẽ triển khai một đội quân tới Cộng hòa Trung Phi phù hợp với chính sách đối ngoại ngày càng tham vọng của Moskva.
Nga lâu nay sử dụng ngành vũ khí và chuyên môn quân sự của nước này làm công cụ để tăng cường ảnh hưởng của họ trên toàn thế giới. Tháng trước, nước này đã vận động thành công Hội đồng Bảo an (HĐBA LHQ) cho phép họ gửi 3 chuyến hàng chở vũ khí hạng nhẹ và đạn dược tới Cộng hòa Trung Phi bất chấp lệnh cấm vận vũ khí được áp đặt đối với quốc gia này kể từ năm 2013.
Những cuộc "chinh phục" Sudan và Cộng hòa Trung Phi không đồng nghĩa với dấu hiệu về một cuộc triển khai quân sự toàn diện của Nga tới châu Phi. Moskva có vẻ như quan tâm nhiều đến việc tạo nguồn thu cho ngân sách thông qua những thỏa thuận của Wagner Group hơn là đầu tư ồ ạt vào châu lục này.
Tuy nhiên, sự hiện diện của 1 công ty quân sự tư nhân được Điện Kremlin hậu thuẫn tại 2 quốc gia ở khu vực châu Phi tiểu Sahara có thể mở đường để Nga can dự mạnh mẽ hơn vào những nước khác tại khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga chỉ trích các biện pháp trừng phạt vô căn cứ của Mỹ
10:40' - 22/01/2018
Ngày 21/1, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố những mưu toan thay đổi chính sách đối ngoại của Liên bang Nga bằng cách gây áp lực với giới thượng lưu và một số công ty không có viễn cảnh tốt đẹp.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chỉ trích những động thái mới đây của Mỹ trong lĩnh vực đối ngoại
07:45' - 20/01/2018
Trong cuộc họp báo bên lề một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 19/1, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chỉ trích các động thái mới đây của chính quyền Mỹ trong lĩnh vực đối ngoại.
-
Kinh tế Thế giới
Nga thành lập ngân hàng phục vụ ngành quốc phòng
13:17' - 19/01/2018
Bộ Tài chính Nga cho biết ngân hàng này sẽ chuyên thực hiện các hoạt động giao dịch liên quan tới các đơn đặt hàng trong lĩnh vực quốc phòng cũng như các hợp đồng lớn của nhà nước.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi tìm cách cứu ngành hàng không
20:42' - 18/01/2018
Liên minh châu Phi (AU) cam kết thúc đẩy sáng kiến thành lập Thị trường Hàng không châu Phi với mục đích tự do hóa và mở cửa cạnh tranh.
-
Kinh tế Thế giới
Tại sao vòng xoáy bất ổn luôn bao trùm châu Phi? (Phần 2)
06:30' - 13/01/2018
Châu Phi là châu lục bị chi phối mạnh mẽ bởi tình trạng bất bình đẳng. Có một thực tế là tăng trưởng không đi đôi với giảm nghèo.
-
Kinh tế Thế giới
Tại sao vòng xoáy bất ổn luôn bao trùm châu Phi? (Phần 1)
05:30' - 13/01/2018
Châu Phi đang là trung tâm của nhiều cuộc xung đột nhưng chúng ta không thể nói rằng người dân châu Phi “hiếu chiến” hơn những châu lục khác. Vậy tại sao vòng xoáy bạo lực luôn bao trùm lục địa đen?
-
Kinh tế Thế giới
Sudan khai thác gần 75 tấn trong 9 tháng qua
15:17' - 20/10/2017
Ngày 19/10, Bộ Khai thác Mỏ Sudan cho biết nước này đã khai thác được 74,6 tấn vàng trong 9 tháng của năm 2017.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.