Giải pháp giúp các nền kinh tế mới nổi vượt qua khủng hoảng tài chính do COVID-19
Sự gia tăng các cuộc khủng hoảng tài chính trên khắp các nền kinh tế mới nổi đã bắt đầu. Ecuador và Zambia là những quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng. Argentina đã hoãn đàm phán với các chủ nợ. Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như đang ngày càng dễ bị tổn thương hơn, trong khi Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cảnh báo Nam Phi sẽ là quốc gia tiếp theo.
Sự sụp đổ của tỷ giá hối đoái cũng là một dấu hiệu cho thấy những gì có khả năng xảy ra với Brazil, Nga và Mexico hiện đang đứng đầu danh sách.
Tại châu Á, Indonesia là quốc gia đang ở tuyến đầu chống đỡ sự “lây nhiễm” khủng hoảng tài chính. Đồng rupiah của Indonesia đã mất gần 20% giá trị kể từ tháng Một. Thái Lan và Malaysia nằm không xa phía sau.Các nền kinh tế mới nổi đều đang chịu áp lực tài chính chưa từng có. Khủng hoảng sẽ lan rộng ra khắp khu vực trừ khi các quốc gia sớm có hành động để ổn định hệ thống tài chính, chống lại sự gia tăng “thất thoát” nguồn vốn.
Trong bài viết đăng tải trên trang Australia Financial Review, các tác giả Chatib Basri, Peter Drysdale và Adam Triggs nhận định rằng các nền kinh tế mới nổi đã chứng kiến dòng vốn “tháo chạy” lớn nhất trong lịch sử, là bội số của những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.Họ phải đối mặt với một cơn bão, tập hợp của các sự kiện, sự đe dọa mang tới khủng hoảng liên tiếp. Sự sụp đổ tỷ giá hối đoái so với đồng đô la Mỹ (USD) đã khiến khoản nợ 5.800 tỷ USD của những nước này bị “phồng lên”.
Sự sụp đổ của giá dầu, hàng hóa và du lịch đã “thổi bay” nguồn thu nhập và ngoại hối quan trọng mà các các nền kinh tế mới nổi sử dụng để trả nợ. Lợi tức trái phiếu gia tăng làm tăng chi phí đi vay và dòng chảy vốn dừng đột ngột khiến cho việc xin tái nợ càng trở nên không khả thi.
Các hệ thống tài chính của châu Á hiện đang quản lý rủi ro hiệu quả hơn nhiều so với giai đoạn những năm 1990. Các ngân hàng được vốn hóa tốt hơn, khung giám sát mạnh hơn. Tỷ giá hối đoái được xác định theo giá thị trường nhiều hơn và có khả năng hấp thụ các cú sốc hiệu quả.Tình trạng mất cân đối ngân sách nhà nước đã được thu hẹp. Lạm phát cao giảm dần và gia tăng tín nhiệm kinh tế vĩ mô cho phép các nền kinh tế châu Á có thêm tự do và tự chủ trong các chính sách tài khóa và tiền tệ. Tuy nhiên, quy mô của cuộc khủng hoảng hiện nay có nghĩa là ngay cả những quốc gia có thể trạng tốt cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Trong việc đối phó với khủng hoảng tài chính, tốc độ là yếu tố quyết định. Các quốc gia Đông Nam Á đang là tâm điểm của cơn bão khủng hoảng tập trung tại châu Á. Các nước này cần tạo lập một khoản tín dụng và hỗ trợ kịp thời để ngăn chặn khủng hoảng cấp độ lớn lan rộng trên toàn khu vực.Các thị trường tài chính sẽ đóng băng và “phần rủi ro thặng dư” sẽ tăng vọt khi các nhà đầu tư tranh giành để được nhận sự hỗ trợ “chống sốc” từ chính phủ, ngân hàng, các nhà bảo hiểm và các công ty tài chính. Không có thời gian để “chờ đợi và xem xét”. Càng chần chừ, chi phí cuối cùng sẽ càng lớn hơn.
Vấn đề là như các nhà hoạch định chính sách đã cảnh báo trong nhiều năm trước, mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu để đối phó với những rắc rối có thể xảy ra trong khu vực và trên toàn thế giới hiện rất yếu kém. Các nguồn lực có sẵn dành cho các quốc gia, trong trường hợp họ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính, bị phân tán trên nhiều cơ quan khác nhau và không có sự điều phối chung.Đây không phải là nguồn lực đủ để cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để đối phó với khủng hoảng, thậm chí ở mức độ thấp hơn như trong quá khứ. Nguồn lực nghèo nàn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã buộc tổ chức này trở thành người cho vay thứ cấp đầu tiên trong lịch sử của mình để cứu Hy Lạp thoát khỏi cảnh vỡ nợ, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tỷ lệ thất nghiệp tại Hy Lạp hiện vẫn ở mức 17%./.
- Từ khóa :
- khủng hoảng tài chính
- covid19
- kinh tế mới nổi
- hy lạp
- imf
Tin liên quan
-
Bất động sản
Nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào thị trường bất động sản tại Việt Nam
11:41' - 14/04/2020
Các nhà phát triển bất động sản vẫn đang chuẩn bị nhiều dự án mới để đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước khi mức cầu phục hồi sau đại dịch COVID-19.
-
Ô tô xe máy
Dịch COVID -19: Doanh số bán ô tô của Honda Việt Nam tăng 40%
09:21' - 11/04/2020
Công ty Honda Việt Nam (HVN) cho biết, mặc dù gặp đại dịch COVID -19 nhưng trong tháng 3 vừa qua liên doanh này có doanh số bán ô tô tăng đến 40% so với tháng trước.
-
Kinh tế Thế giới
COVID-19 sẽ tàn phá những nước nghèo
05:30' - 06/04/2020
Dịch COVID-19 đang gây ra những ảnh hưởng nặng nề đối với các nước giàu, nhưng những thiệt hại mà dịch bệnh sẽ gây ra ở những nước nghèo có thể còn tồi tệ hơn, nhưng lại ít được chú ý đến.
-
Kinh tế tổng hợp
Báo Đức ca ngợi chiến lược chống COVID-19 hiệu quả của Việt Nam
12:01' - 02/04/2020
Báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) của Đức số ra ngày 2/4 đã có bài viết đáng chú ý về chiến lược chống virus SARS-CoV-2 hiệu quả của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Khi hợp tác trở thành chất xúc tác để đối phó dịch COVID-19
05:30' - 31/03/2020
Cơn ác mộng COVID-19 đang diễn ra trên khắp thế giới và Indonesia buộc phải điều chỉnh cuộc sống hàng ngày để đối mặt với thực tế mới này thông qua việc hạn chế tiếp xúc cũng như hạn chế đi lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những vết nứt trong bức tranh kinh tế Trung Quốc
15:51'
Nền kinh tế Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 5,2% trong quý II/2025, vượt qua dự báo và cho thấy khả năng chống chịu đáng ngạc nhiên trước thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống D. Trump cập nhật tiến độ đàm phán thương mại với các đối tác
10:08'
Ngày 16/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết nước này đang tiến rất gần đến một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và có khả năng đạt được thỏa thuận với châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan Mỹ có thể khiến kinh tế Italy thiệt hại nặng
09:16'
Việc Mỹ áp dụng mức thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu có nguy cơ khiến Italy thiệt hại 37,5 tỷ euro (43,5 tỷ USD), và việc đồng USD mất giá cũng cần được tính đến trong bối cảnh này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump cảnh báo áp thuế mới với hơn 150 quốc gia
08:15'
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gửi thư thông báo áp thuế đến hơn 150 quốc gia, gây sức ép buộc các đối tác thương mại phải đàm phán lại để tránh mức thuế cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Hiệu ứng lan tỏa sau sắp xếp đơn vị hành chính - Bài cuối: Hong Kong (Trung Quốc): Bước chuyển mình ngoạn mục!
08:15'
Từ một làng chài nhỏ, Hong Kong (Trung Quốc) đã vươn mình thành trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, duy trì vị thế nhờ chính sách kinh tế mở, liên kết vùng và chiến lược thu hút nhân tài.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ làm giảm 0,25 điểm phần trăm tăng trưởng GDP của Đức
07:00'
IMK cảnh báo mức thuế 30% mà Tổng thống Mỹ đề xuất với hàng nhập khẩu từ EU có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế của Đức khoảng 0,25 điểm phần trăm trong cả năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Những quốc gia nào dễ bị ảnh hưởng nhất nếu Tổng thống Mỹ áp mức thuế 100%?
14:49' - 16/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/7 tuyên bố sẽ áp thuế lên tới 100% lên đối tác thương mại của Nga nếu quốc gia này không đạt được thỏa thuận giải quyết xung đột tại Ukraine trong vòng 50 ngày tới.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tăng cao trong tháng 6
07:37' - 16/07/2025
Ngày 15/7, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 vừa qua tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
EU không thông qua được gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
07:36' - 16/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã không thể thông qua một gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi Slovakia đã ngăn cản đề xuất này do những quan ngại về an ninh năng lượng.