Giải pháp hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn
Để hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn sẽ tiếp tục gây ra trong mùa khô năm 2019-2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long theo dõi sát tình hình, cập nhật hàng ngày diễn biến thời tiết, nguồn nước ở thượng nguồn sông Mê Công.
Tổ chức đo đạc, theo dõi độ mặn ở các vùng cửa sông, cửa lấy nước vào công trình thủy lợi, trong công trình thủy lợi để kịp thời phát hiện, nắm bắt tình trạng xâm nhập mặn, thực hiện lấy nước phù hợp.
Với phương châm chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị Phòng chống hạn, mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô 2019-2020, được tổ chức ngày 3/1 tại Bến Tre là: “Tập trung chăm sóc, bảo đảm cho đời sống người dân, không được để người dân bị thiếu nước sinh hoạt và không để bùng phát dịch bệnh do hán hán, xâm nhập mặn kéo dài”.Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công lãnh đạo Bộ, tăng cường phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo, đồng thời kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp phòng chống hạn hán, nhiễm mặn.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung chuyển đổi sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với các nước thượng nguồn sông Mê Công thu thập thông tin về nguồn nước, điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ dự báo xâm nhập mặn; đề xuất tăng cường xả nước từ các hồ chứa thủy điện để đẩy mặn cho Đồng bằng sông Cửu Long trong trường hợp cần thiết.
Đối với những giải pháp cụ thể, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức vận hành hợp lý công trình thủy lợi để tranh thủ lấy nước khi độ mặn ở mức cho phép, tăng cường tích trữ nước vào nội đồng, khẩn trương đóng cống ngăn mặn xâm nhập khi độ mặn lên cao, đặc biệt tại các cống thuộc hệ thống thủy lợi Bảo Định (Tiền Giang), Nam Măng Thít (Trà Vinh, Vĩnh Long).Với hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp, cần có sự phối hợp vận hành bảo đảm đáp ứng nhu cầu khác nhau về nước ngọt, mặn của các địa phương. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đang được bàn giao tạm thời để vận hành trong mùa khô 2019-2020, như: Cống Ninh Quới, Trạm bơm Xuân Hòa, các cống Tân Dinh, Bông Bót, Tân Định, Vũng Liêm, kênh Mây Phốp-Ngã Hậu, hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre.
Bên cạnh đó, rà soát diện tích vườn cây ăn trái và vườn giống cây ăn trái trong toàn vùng và tại 9 tỉnh có nguy cơ ảnh hưởng của hạn, mặn, chi tiết đến từng loại cây trồng và từng huyện, hướng dẫn bằng tài liệu, truyền thông trên báo, truyền hình Trung ương và địa phương các giải pháp chủ động ứng phó với hạn mặn.Thông qua tài liệu tuyên truyền khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn; sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình …) hoặc màng phủ nông nghiệp để phủ gốc để giữ ẩm cho cây. Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước.
Đối với nuôi trồng thủy sản, cần tăng cường quan trắc môi trường vùng nuôi để có các giải pháp ứng phó kịp thời; có kế hoạch thả giống phù hợp, không thả giống vào thời điểm khô hạn và xâm nhập mặn, tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước để hạn chế việc thay nước thường xuyên; hạn chế cho ăn khi độ mặn tăng; chủ động thu hoạch khi thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm trước khi xâm nhập mặn xảy ra. Ngoài ra, các tỉnh chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn tiến hành khoan giếng bổ sung nguồn nước ngọt, kéo dài các đường ống từ các nhà máy nước tập trung ở vùng nước ngọt cấp cho các vùng dân cư bị ảnh hưởng, lắp thêm các vòi nước công cộng để cấp cho các hộ dân bị ảnh hưởng xâm nhập mặn sử dụng.Kêu gọi các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ bồn nhựa trữ nước, thiết bị xử lý nước hộ gia đình cho người dân bị ảnh hưởng, đặc biệt ưu tiên các hộ dân nghèo, sống phân tán, ven sông, ven biển chưa được tiếp cận nguồn nước sạch.
Các địa phương đầu tư bồn nhựa 10 m3, túi nhựa dẻo 15-30 m3 đặt tại địa điểm tập trung (Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa…) để cung cấp nước cho người dân khu vực chưa có công trình cấp nước tập trung.Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chủ động tích, trữ nước vào ao, bể, lu; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước sinh hoạt đồng thời chuẩn bị phương án huy động các xe bồn lưu động chở nước ngọt cho khoảng 40.000 hộ dân sống phân tán, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, hải đảo, tập trung tại các tỉnh: Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau, Trà Vinh.
Các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long lắp đặt hệ thống lọc nước mặn, nước lợ (thiết bị RO) tại các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn thường xuyên bị ảnh hưởng xâm nhập mặn tại tỉnh Bến Tre. Xây dựng hồ trữ nước ngọt tại kênh cụt và dẫn dòng cũ, đập tạm ngăn mặn để giữ nguồn nước ngọt cho các trạm cấp nước tập trung nông thôn, tập trung tại các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh.Rà soát, nâng cấp, mở rộng, kéo dài tuyến ống đối với các công trình lân cận còn dư công suất để cung cấp nước sạch cho người dân khu vực bị ảnh hưởng, tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Kiên Giang.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị Chính phủ đưa nội dung liên quan đến việc thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vào Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ; trong đó, bao gồm nội dung hỗ trợ kinh phí từ ngân sách dự phòng Trung ương để các địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; các chi phí cần hỗ trợ: Bơm nước, nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập tạm ngăn mặn, trữ ngọt, lắp đặt trạm bơm dã chiến, đào ao, giếng trữ nước, khoan giếng, kéo dài đường ống cấp nước sạch, lắp thêm vòi nước công cộng, các thiết bị trữ nước, lọc nước mặn thành nước ngọt, chở nước sinh hoạt. Hạn hán, xâm nhập sẽ còn tăng cao hơn trong thời gian tới. Để tăng cường công tác phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai kiến nghị tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và bảo đảm đời sống dân sinh. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng tiếp tục chỉ đạo vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ nguồn lực cho ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn qua đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai, trước mắt tập trung hỗ trợ các trang thiết bị trữ nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ chuyên gia trong việc xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, nâng cao nhận thức cộng đồng./.>>> Hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh
>>> Đề nghị hỗ trợ kinh phí phòng chống hạn, thiếu nước và xâm nhập mặn
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ĐBSCL: Nhiều nơi mặn xâm nhập sâu hơn so với năm 2016
13:42' - 08/02/2020
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục xuất hiện; trong đó, đợt xâm nhập mặn từ ngày 8-16/2 ở mức rất cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng phó hạn, mặn - sự chủ động của người dân là yếu tố quyết định
16:29' - 07/02/2020
Từ ngày 8 – 16/2, dự báo Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn và xâm nhập mặn ở mức rất cao, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 4 – 6 km, ranh mặn 4g/l có thể ảnh hưởng sâu từ 95-100 km tại Sông Vàm Cỏ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng khoa học công nghệ giúp nuôi tôm hiệu quả
15:43'
Nghề nuôi tôm nước lợ tỉnh Bến Tre phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và gần đây nhất là nuôi tôm công nghệ cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Long An khởi động đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao
15:27'
Ðề án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023, trong đó có 12 tỉnh, thành vùng Ðồng bằng sông Cửu Long tham gia; quy mô đến 2025 là 300.000 ha, đến 2030 là 1 triệu ha.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng 3 tuyến đường giao thông
15:14'
UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ
13:56'
Kế hoạch này nhằm nâng cao nhận thức về Luật Đường bộ và trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân trong thi hành Luật Đường bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy kho đựng đồ của quán bar Titan tại phố trung tâm - Hai Bà Trưng (Hà Nội)
12:04'
Bước đầu, lực lượng chức năng xác định không có thiệt hại về người. Khu vực bị cháy là kho chứa đồ ở tầng trên cùng của căn nhà.
-
Kinh tế & Xã hội
Sóng gió mới ập đến tập đoàn đa ngành hàng đầu Ấn Độ
12:03'
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã ban hành lệnh triệu tập tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani liên quan đến cáo buộc hối lộ tại Mỹ, một phần trong bản cáo trạng liên bang gây chấn động nhắm vào ông.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng khẩn trương hoàn thành hồ sơ 2 dự án cao tốc trong tháng 11
10:52'
Hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương sau khi hoàn thành sẽ kết nối thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Nâng chế tài xử phạt về hành vi buôn lậu thuốc lá để tăng tính răn đe
10:34'
Trong các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa để ngăn chặn hành vi buôn lậu, gian lận thương mại của các đối tượng.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Trị mong Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan sớm hình thành
10:24'
“Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan” sẽ khai thác tối đa lợi thế là tỉnh đầu cầu của EWEC về phía Việt Nam trong tình hình mới.