Giải pháp kích thích kinh tế không phải “thuốc chữa bách bệnh”
Tuy nhiên, báo Liên hợp buổi sáng của Singapore đăng bài bình luận cho rằng giải pháp kích thích kinh tế không hẳn là linh dược có thể trị được bách bệnh.
Theo bài viết, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây dự báo kinh tế thế giới năm 2019 có thể chỉ tăng trưởng 3%, mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng khoảng tài chính năm 2008 đến nay. Theo đó, IMF kêu gọi ngân hàng trung ương các nước cần tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ, đồng thời áp dụng các biện pháp kích thích tài chính.
Cùng thời điểm, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng cho rằng, nền kinh tế nước này sau khi áp dụng chính sách cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump đã chứng tỏ được bản lĩnh, vượt qua giai đoạn khó khăn, sẵn sàng cho tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Mặc dù vậy, một số nền kinh tế lớn khác trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, Đức và một số nước châu Âu khác vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, thậm chí mức độ suy giảm còn có thể nghiêm trọng hơn cả những gì đã dự báo.Trong bối cảnh những đám mây u ám đang bao trùm nền kinh tế toàn cầu, giải pháp kích thích kinh tế được coi là con át chủ bài, giống như Mỹ đã làm như trên. Kích thích được xem là chính sách phản chu kỳ, giúp mang lại sức sống cho nền kinh tế. Điều này được ví như việc phải tiếp máu cho một người bệnh bị mất quá nhiều máu để giúp họ vượt qua tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi tiếp máu, các bác sỹ cần tiếp tục áp dụng các biện pháp điều trị khác để trị hẳn chứng bệnh.Thêm vào đó, kích thích kinh tế chỉ là giải pháp được áp dụng trong trường hợp đặc biệt và thật sự cần thiết, không thể lạm dụng, nếu không nó sẽ mất tác dụng, thậm chí còn tạo ra các vấn đề nguy hiểm mới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nền kinh tế lớn trên thế giới đã đồng loạt áp dụng chính sách cắt giảm lãi suất để kích thích kinh tế.Năm 2008, lãi suất cơ bản của Mỹ đã gần như bằng 0, nên sẽ không còn nhiều dư địa để điều chỉnh. Không chỉ vậy, Mỹ còn tiếp tục đưa ra các biện pháp nới lỏng để tiếp thêm sức sống cho nền kinh tế. Tương tự, các nền kinh tế lớn khác như Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) cũng đồng loạt áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ…
Tuy nhiên, cho đến nay duy nhất chỉ kinh tế Mỹ tăng trưởng, còn các nền kinh tế lớn khác vẫn trong tình trạng trì trệ. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra, tiếp tục gây ra tác động xấu, kéo lùi tốc độ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.Lãi suất quá thấp và sự trì trệ của nền kinh tế sẽ khiến cho không gian điều chỉnh chính sách ngân hàng trung ương các nước bị thu hẹp lại. EU và Nhật Bản từng áp dụng chính sách lãi suất âm để khuyến khích ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay vốn, nhưng đến nay hiệu quả mang lại vẫn rất hạn chế. Ngược lại, hệ lụy tạo ra từ việc áp dụng chính sách lãi suất âm lại rất nguy hiểm.Theo số liệu thống kê của Hiệp hội các viện tài chính toàn cầu (IIF), trong tổng số vốn cho vay trị giá khoảng 113.000 tỷ USD trên phạm vi toàn cầu có 1.600 tỷ USD không mang lại lợi nhuận (lãi suất âm). Điều này đang tiềm ẩn những thách thức nguy hiểm cho sự ổn định của hệ thống các quỹ, ngân hàng và tổ chức tài chính trên toàn cầu.Nhiều nhà kinh tế học cho rằng nới lỏng tiền tệ chỉ là giải pháp cơ bản ban đầu, các nước cần tiếp tục áp dụng thêm các chính sách tài chính tích cực khác như giảm thuế hoặc mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng để giúp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.Bên cạnh đó, các nước cũng cần đặc biệt chú ý đến một loạt vấn đề khác đi kèm, vì nới lỏng tiền tệ sẽ tạo ra bong bóng bất động sản, sự hỗn loạn của thị trường vốn và khoảng cách giàu nghèo gia tăng… khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bạo lực và gây mất ổn định chính trị.
Bài viết kết luận, giải pháp kích thích kinh tế hoàn toàn không phải linh dược có thể trị được bách bệnh, nếu quá lạm dụng biện pháp này sẽ mang lại hậu quả khôn lường và gây mất ổn định xã hội. Tương tự như vậy, chủ nghĩa bảo hộ thương mại hoàn toàn không thể giải quyết được sự mất cân bằng, mà ngược lại kéo lùi tăng trưởng và thậm chí đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giới phân tích dự báo khả năng FED giảm lãi suất về gần 0%
21:51' - 25/10/2019
Có nhiều thông tin cho rằng lãi suất ngắn hạn của Mỹ sẽ lần đầu tiên được điều chỉnh về gần mức 0% kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
-
Ngân hàng
BoK dự kiến giữ nguyên lãi suất thấp kỷ lục cho đến tháng 7/2020
17:47' - 20/10/2019
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục cho đến tháng 7/2020, trong bối cảnh ngân hàng này giữ nguyên dự báo về đà phục hồi kinh tế khiêm tốn trong năm 2020.
-
Ngân hàng
Căng thẳng thương mại toàn cầu có thể ngăn BoE tăng lãi suất
14:10' - 19/10/2019
Khi được hỏi liệu việc London đạt được thỏa thuận về giai đoạn chuyển đổi hậu Brexit sẽ khiến BoE tiếp tục tăng lãi suất hay không, Thống đốc BoE nói rằng điều này "không nhất thiết” xảy ra.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc hạ lãi suất thấp kỷ lục 1,25%
11:03' - 16/10/2019
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc ngày 16/10 quyết định hạ lãi suất cơ bản khoảng 0,25 điểm phần trăm xuống 1,25% giữa bối cảnh nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này phải đối mặt với những "cơn gió ngược".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.