Giải pháp nào bình ổn thị trường phân bón?
Giá bán lẻ phân đạm Cà Mau (urê Cà Mau) ở mức 480.000 - 500.000 đồng/bao. Trong khi đó, giá phân bón NPK 20-20-15 Hiệp Thanh có giá 550.000 - 600.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 Ðầu Trâu và NPK 20-20-15 Cò Bay ở mức hơn 600.000 đồng/bao.
Tuy nhiên, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội phân bón Việt Nam cho rằng, hiện thế giới có xu hướng giảm nhẹ do yếu tố thị trường, việc vận chuyển hàng hóa sản xuất phân bón cũng đã có những tích cực.Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp sản xuất, cung ứng phân bón đã tập trung hàng cho thị trường trong nước. Nhiều doanh nghiệp đã cắt hẳn xuất khẩu để phục vụ cho nhu cầu trong nước, giúp cho nguồn hàng được đảm bảo. Do vậy, thời gian tới sẽ không lo giá cả bị đẩy lên quá cao như vừa qua.
Thời gian tới, khi ở vụ Hè Thu, hiệp hội tiếp tục đề nghị các doanh nghiệp trong nước ưu tiên nguồn hàng cho thị trường trong nước, tránh tình trạng thiếu hàng, đẩy giá... Nếu nguồn hàng được đảm bảo, giá bán sẽ được bình ổn. Hiện nay, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng từ 10 - 11 triệu tấn phân bón các loại; trong đó, khoảng 1 triệu tấn là DAP. Về cơ bản, Việt Nam đã tự chủ được mặt hàng phân bón từ nhiều năm qua, thậm chí năm 2020 còn xuất khẩu trên 1 triệu tấn phân bón các loại. Tổng công suất thiết kế các nhà máy sản xuất phân bón tại Việt Nam lên tới 34 triệu tấn/năm, trong khi tiêu thụ phân bón trong nước mới đạt sản lượng khoảng 1/3. Do đó, không có chuyện khan hiếm phân bón làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Nhiều ý kiến nhận định, để giá phân bón bình ổn và giảm trong thời gian tới, rất cần đảm bảo nguồn cung sản phẩm ra thị trường, tránh tâm lý lo lắng thiếu hàng hóa của người nông dân; loại bỏ được tình trạng găm hàng đẩy giá...Các doanh nghiệp sản xuất phân bón cũng đều cho rằng, nguồn cung phân bón là không thiếu, doanh nghiệp sẽ ưu tiên phục vụ cho thị trường trong nước. Đây được xem là giải pháp tốt nhất hiện tại để bình ổn thị trường phân bón trong nước.
Đại diện Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) cho hay, thời gian qua, đơn vị đã cắt các đơn hàng xuất khẩu sang nước ngoài, dù đã có nhiều đối tác đặt hàng để phục vụ thị trường trong nước.“Chúng tôi đang cố gắng truyền thông về nguồn hàng và giá bán, để người dân hiểu rằng nhu cầu bón phân bón thời điểm này không có nhiều, trong khi mùa vụ Hè Thu chưa tới, nguồn cung trong nước đã được doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ nên không việc gì phải mua phân về tích trữ trong nhà, góp phần đẩy giá phân bón lên cao”, đại diện PVFCCo cho hay.
Công ty cổ phần DAP Đình Vũ (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) cũng khẳng định, không có tình trạng khan hiếm phân bón. Giá tăng mạnh ở thị trường trong nước có thể do yếu tố đầu cơ, đẩy giá lên của các nhà phân phối tại thị trường nội địa. Về năng lực sản xuất DAP trong nước, hiện tại tổng công suất thiết kế của các nhà máy trong nước là 810.000 tấn/năm (DAP Đình Vũ: 330.000 tấn/năm, DAP Lào Cai: 330.000 tấn/năm và DAP Đức Giang: 150.000 tấn/năm). Kế hoạch thời gian tới, DAP Đình Vũ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất với sản lượng cao, mỗi tháng dự kiến đưa ra thị trường từ 24.000 – 26.000 tấn. Cộng cả sản lượng của DAP Lào Cai, nguồn cung sản xuất trong nước sẽ duy trì ở mức 48.000 – 50.000 tấn/tháng. Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, vụ lúa Hè Thu sắp đến, công ty đã chuẩn bị lượng phân bón đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. Cùng quan điểm trên, ông Phùng Hà cho hay, nguồn cung trong nước với tổng công suất trong nước có thể đảm bảo.Điều quan trọng là người dân cần tránh tích trữ, tạo sốt giá ảo. Bên cạnh đó, người nông dân cũng cần sử hiệu phân bón tiết kiệm, hiệu quả hơn, bởi thực tế hiệu suất sử dụng phân bón của Việt Nam đang rất thấp, chỉ đạt từ 50 - 60% dẫn tới lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Nhiều địa phương đã xây dựng mô hình canh tác "thông minh" để thay tư duy sản xuất cũ, hình thành thói quen sử dụng phân bón tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo đủ đáp ứng cho đồng ruộng, bảo vệ môi trường, nguồn nước. Thông tin từ Bộ Công Thương cũng cho hay, biến động giá phân bón DAP thời gian gần đây chủ yếu do các yếu tố bên ngoài như sự tăng giá của một số nguyên liệu đầu vào, sự gia tăng của chi phí vận chuyển… chứ không phải do nhu cầu trong nước đối với DAP tăng mạnh so với trước.Do đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan để đánh giá, rà soát biện pháp tự vệ một cách khách quan, tổng thể và phù hợp với quy định của pháp luật.../.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Phân bón Cà Mau đạt giải vàng chất lượng quốc gia
15:38' - 29/03/2021
Bộ sản phẩm “Hạt Ngọc Mùa Vàng” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã chứng khoán DCM) vừa được nhận Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2020 do Thủ tướng trao tặng.
-
Thị trường
Nguồn phân bón đủ cung ứng cho nhu cầu của nông dân Bến Tre
07:00' - 21/03/2021
Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, trên địa bàn tỉnh không xảy ra tình trạng “sốt hàng” khi giá phân bón tăng cao trong thời gian gần đây.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá phân bón tăng: Doanh nghiệp cần công khai, minh bạch thông tin nguồn hàng
18:16' - 16/03/2021
Thời gian qua, giá phân bón liên tục tăng ở mức cao, cùng với đó là những khó khăn do dịch COVID-19 khiến cho nguồn cung ứng mặt hàng này thiếu hụt cục bộ ở một vài thời điểm và một số vùng.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…