Giá phân bón tăng: Doanh nghiệp cần công khai, minh bạch thông tin nguồn hàng
Ông Phùng Hà: Trong khoảng cuối quý IV/2020 đến quý I/2021 thì tất cả các loại giá phân bón đều tăng. Cụ thể: các loại phân bón DAP, NPK, urê đã tăng khoảng từ 40.000 - 100.000 đồng/bao (50 kg) so với cách đây khoảng 1 tháng.
Giá phân bón DAP Hàn Quốc ở mức khoảng 700.000 đồng/bao (trước đó chỉ khoảng hơn 600.000 đồng/bao). Cách đây hơn 1 tháng, giá các loại phân bón urê sản xuất trong nước như urê Phú Mỹ, urê Cà Mau, urê Ninh Bình... và nhiều loại urê nhập khẩu giá chỉ ở mức 340.000-360.000 đồng/bao, cũng tăng lên ở mức từ 420.000 - 450.000 đồng/bao. Còn các loại phân bón NPK như: NPK Con Cò Pháp (20-20-15) có mức giá khoảng 680.000 - 700.000 đồng/bao, NPK Đầu Trâu (20-20-15) và NPK Đầu Trâu TE (20-20-15) có mức giá khoảng 630.000 - 640.000 đồng/bao. NPK Việt Nhật (16-16-8) có giá 490.000 - 500.000 đồng/bao… Phân bón Kali ngoại nhập của Nga, Israel, Canada… có mức giá khoảng 400.000 - 440.000 đồng/bao. Theo World Bank thì thời gian qua, giá nguyên liệu tăng rất nhiều như giá lưu huỳnh, amoniac... đều tăng mạnh dẫn đến giá phân bón bán ra tăng. Thứ hai là giá nông sản trên thế giới cũng đã liên tục tăng. Thứ ba, do giá cước vận chuyển tăng nhanh, với nhiều ngành nghề chứ không chỉ với phân bón, do giá vận chuyển bằng container tăng. Ngoài ra, Trung Quốc - quốc gia sản xuất phân bón lớn nhất thế giới vừa qua bị thiếu hụt nguồn khí, dẫn tới nguồn cung sản xuất tại đất nước này thiếu hụt... Tất cả điều này dẫn tới giá các loại phân bón tăng chung khoảng hơn 20%, như DAP tăng 28%, urê gần 20%... Phóng viên: Giá phân bón tăng mạnh như vậy, theo đánh giá từ hiệp hội, điều này có ảnh hưởng thế nào tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân? Ông Phùng Hà: Đương nhiên giá nguyên liệu đầu vào phân bón tăng sẽ dẫn tới giá thành sản xuất của người nông dân tăng. Nhưng vấn đề này phải xét yếu tố 2 chiều. Khi giá phân bón tăng mà giá nông sản tăng thì là câu chuyện khác, vì vậy phải đánh giá cân đối giữa đầu vào đầu ra, chứ không có nghĩa là cứ giá đầu vào tăng là thiệt hại mạnh. Hiện nay, mức giá đầu ra tại Việt Nam vẫn chưa đủ cơ sở để đánh giá nhưng trên thế giới, mức tăng giá phân bón so với giá nông sản bán ra đang ở mức bình thường. Phóng viên: Với giá tăng như vậy, chúng ta có lo ngại về nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng phân bón cho sản xuất không, thưa ông? Ông Phùng Hà: Thời gian qua, đúng là có những thời điểm thiếu nguồn cung phân bón, tuy nhiên chỉ xảy ra cục bộ tại một số thời điểm và tại một số vùng. Lý do là giá tăng sẽ có sự đầu cơ, một phần do khó khăn trong vận chuyển. Nhiều nơi, nhiều chỗ phản ánh tình trạng thiếu phân bón DAP, urê để sử dụng hoặc để sản xuất NPK. Về vấn đề này thì Cục Bảo vệ thực vật và Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng có khuyến cáo doanh nghiệp nên tạm dừng xuất khẩu để tập trung phục vụ sản xuất trong nước. Phóng viên: Để đảm bảo nguồn cung phân bón, tránh tình trạng sốt giá, ông có khuyến nghị gì, thưa ông? Ông Phùng Hà: Để đảm bảo nguồn hàng, trước mắt các doanh nghiệp nên tạm dừng xuất khẩu đồng thời, tranh thủ đẩy mạnh sản xuất trong nước. Nếu thiếu mặt hàng phân bón nào thì có thể sử dụng mặt hàng tương tự để thay thế. Để tránh tình trạng sốt giá, găm hàng... thì các doanh nghiệp phải công khai, minh bạch thông tin nguồn hàng, lượng tồn hàng... để người dân biết, yên tâm sản xuất. Khi doanh nghiệp trong nước sản xuất, tự chủ, chất lượng đảm bảo, giá thành cạnh tranh sẽ góp phần đảm bảo nguồn cung, kìm hãm mức tăng giá chung của phân bón. Phóng viên: Xin cảm ơn ông!/.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá phân bón tăng: Hạn chế tối đa xuất khẩu, ưu tiên thị trường trong nước
17:11' - 16/03/2021
Giá phân bón chiếm tới 40% chi phí sản xuất nông nghiệp của người dân. Thời gian qua, giá phân bón trên thế giới và trong nước tăng mạnh khiến cho sản xuất nông nghiệp gặp khó.
-
Hàng hoá
Giá phân bón tại ĐB sông Cửu Long tăng cao nhất từ trước đến nay
16:22' - 15/03/2021
Kể từ sau Tết Nguyên đán 2021, giá nhiều loại phân bón như DAP, urê, NPK… tiếp tục tăng thêm từ 30.000 đến 130.000 đồng/bao, loại 50kg và hiện đang đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Chứng khoán
Cổ phiếu phân bón tiềm ẩn những rủi ro gì?
08:10' - 13/03/2021
Giới phân tích chứng khoán đánh giá, giá phân bón gồm Urê và NPK hồi phục trong 2021 nhưng giá khí đầu vào cũng sẽ tăng. Điều này đang tiềm ẩn rủi ro đối với biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.