Giải pháp nào cho mối đe dọa khủng hoảng lương thực ở Indonesia?
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đang đối mặt với những thách thức trong việc đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh dân số dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Với mức tăng dân số dự kiến là 50 triệu người trong hai thập kỷ tới, nguồn cung lương thực ở Indonesia ngày càng bị đe dọa thiếu hụt nghiêm trọng. Điều này một phần là do chất lượng đất giảm và số lượng nông dân giảm, dẫn đến sản lượng giảm và giá lương thực tăng.
Mặc dù Indonesia đã đạt được tiến bộ đáng kể về năng suất lúa gạo trong vài thập kỷ gần đây, nhưng mức tăng trưởng này được cho là đã bị đình trệ trong 10-15 năm qua.
Suy thoái đất, chủ yếu do khai thác quá mức, đã trở thành nguyên nhân và là mối quan tâm lớn của Indonesia, đặc biệt là ở các khu vực như Java, nơi tập trung đông dân số của nước này.Theo dữ liệu của Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog), mối đe dọa về một cuộc khủng hoảng lương thực ở nước này ngày càng được cảm nhận rõ ràng, đặc biệt là việc giảm sản lượng lương thực. Sản lượng gạo cả nước từ tháng 1 đến tháng 4/2024 đã giảm 17,74% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 22,55 triệu tấn xuống 18,55 triệu tấn.
Từ đầu năm đến nay, Indonesia liên tục phải đối mặt với thực tế giá gạo trên thị trường nội địa ở mức cao, do nhu cầu lớn về gạo của thị trường trong nước. Kế hoạch nhập khẩu gạo của Indonesia trong năm nay đã phải điều chỉnh từ mức 2 triệu tấn ban đầu, lên 3,6 triệu tấn. Như vậy, Indonesia trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Philippines và rơi vào thế phụ thuộc vào gạo nhập khẩu.
Xác định những khó khăn và nguy cơ xảy ra khủng hoảng lương thực, Indonesia đã tìm nhiều giải pháp để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, có vẻ như quốc gia vạn đảo vẫn đang lúng túng trong các hướng đi.
Để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực, Indonesia dự kiến đầu tư vào một nhà sản xuất thay vì liên tục nhập khẩu gạo từ các nước láng giềng để đảm bảo lượng gạo dự trữ đủ an toàn. Indonesia cũng khuyến khích người dân thay đổi thói quen sử dụng nhiều gạo mà thay thế bằng những loại lương thực khác sẵn có trong nước.
Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề an ninh lương thực cho một đất nước “đông con” tới 280 triệu dân với thói quen sử dụng gạo hằng ngày, cũng sớm được Indonesia xác định là phải thúc đẩy sản xuất trong nước.
Các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, hạt giống công nghệ sinh học, được sản xuất thông qua kỹ thuật di truyền, là một niềm hy vọng và câu trả lời cho các vấn đề lương thực ở Indonesia, bao gồm cả việc ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng lương thực.
Người đứng đầu Bulog dẫn dữ liệu nghiên cứu cho thấy việc áp dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã thành công trong việc giúp tăng thu nhập của nông dân một cách đáng kể. Từ năm 1996 - 2018, công nghệ sinh học đã có thể tăng giá trị sản xuất nông nghiệp lên tới 225 tỷ USD. Nhưng vấn đề quan trọng là công nghệ này phải được đưa tới nông dân và được áp dụng vào sản xuất, như vậy mới tạo ra sản phẩm, tạo ra năng suất lương thực.
Trong khi đó, ông Ismariny, quan chức tại Bộ Điều phối Kinh tế, cho biết Bộ đang khuyến khích nhiều sức mạnh tổng hợp để tăng cường an ninh lương thực quốc gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau.Bộ Điều phối Kinh tế đã khởi xướng một số chương trình nhằm tăng cường an ninh lương thực của Indonesia, như tăng nguồn cung sản xuất, đa dạng hóa lương thực thực phẩm, nâng cao hiệu quả phân phối thực phẩm và sử dụng công nghệ để tăng sản lượng và chất lượng thực phẩm.Trên thực tế, các chuyên gia công nghệ sinh học Indoensia cho biết, việc áp dụng hạt giống công nghệ sinh học cũng cho phép nông dân giảm thiểu tổn thất năng suất tiềm năng tới 10%. Điều đó sẽ giúp tăng đáng kể sản lượng cây trồng của nông dân trên cùng một diện tích đất.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Indonesia và kế hoạch áp thuế những sở thích của người giàu
06:30' - 30/07/2024
Bộ Tài chính Indonesia đang cân nhắc áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt mới đối với vé hòa nhạc và các hàng hóa khác như một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm tăng doanh thu.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia xem xét chính sách trợ giá nhiên liệu để công bằng và bảo vệ môi trường
16:11' - 14/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, nước này đang xem xét chính sách trợ giá nhiên liệu, xăng dầu để trợ cấp có mục tiêu, công bằng hơn và bảo vệ môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nêu điều kiện đàm phán thương mại với Mỹ
18:23' - 23/04/2025
Ngày 23/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn (Guo Jiakun) khẳng định nước này có lập trường rất rõ ràng về cuộc chiến thuế quan do Mỹ khởi xướng.