Giải pháp nào để hài hòa lợi ích giữa nhà đầu tư và đơn vị truyền tải?
Theo ông Đinh Văn Cường, Phó Giám đốc Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3), với những khó khăn đang gặp phải trong quá trình vận hành lưới điện truyền tải trong thời gian, các nhà máy điện năng lượng tái tạo (NLTT) cần chia sẻ với PTC3, với các Trung tâm Điều độ trong quản lý vận hành, điều hành lưới truyền tải để cùng đạt được mục tiêu giải tỏa công suất nguồn NLTT, vừa đảm bảo lưới điện truyền tải vận hành an toàn, liên tục.
Theo đó, các Trung tâm Điều độ bố trí lịch cắt giảm nguồn NLTT để thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, thí nghiệm định kỳ vào ban ngày, đủ ánh sáng đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đồng thời đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, liên tục, không xảy ra sự cố.
PTC3 cũng đề xuất một số giải pháp xử lý tình trạng vận hành đầy tải, quá tải lưới điện như sớm đưa vào vận hành máy biến áp (MBA) AT2 225/115/23kV, công suất 250/250/50 MVA để xử lý tình trạng vận hành đầy tải trạm 220kV Phan Rí; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đóng điện đường dây 220kV Nha Trang – Krông Buk mạch 2, Krông Buk – Pleiku 2 mạch 2 để xử lý tình trạng vận hành đầy tải, quá tải các đường dây 220kV khu vực Phú Yên, Khánh Hòa.
Bên cạnh đó, đóng điện, đưa vào vận hành đường dây 220kV 273 Phù Mỹ - 275 Quảng Ngãi để xử lý tình trạng vận hành đầy tải, quá tải đường dây 220kV khu vực Bình Định, Gia Lai.
EVNNPT cũng đầu tư xây dựng sớm, đóng điện các đường dây 220kV mạch kép Đa Nhim - Đức Trọng - Di Linh để xử lý tình trạng vận hành đầy tải, quá tải các đường dây; đường dây 220kV khu vực Lâm Đồng, Ninh Thuận; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đóng điện đường dây 220kV Nha Trang – Tháp Chàm mạch 2 và công trình treo dây mạch 2 đường dây 220kV Nha Trang – Tháp Chàm mạch 2.
Ngoài ra, nâng công suất các MBA AT1, AT2 trạm 500kV Di Linh, trạm 500kV Đắk Nông và trạm 500kV Pleiku 2 từ 900 MVA lên 1.800 MVA.
Tại hội thảo, ông Lưu Việt Tiến, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho hay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức 2 hội nghị với chủ đầu tư các nhà máy điện mặt trời (ĐMT), điện gió nhằm tháo gỡ vướng mắc trong đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện và nghiệm thu đưa vào vận hành các nhà máy NLTT.
Tuy nhiên, đây là hội nghị đầu tiên giữa đơn vị quản lý vận hành lưới điện, đơn vị điều độ hệ thống điện và các nhà máy ĐMT, điện gió, thủy điện, sinh khối.
Trong bối cảnh cuối năm 2018 dự báo giai đoạn 2019-2023 thiếu điện nên tháng 12/2018, EVN thành lập tổ công tác đàm phán mua điện Trung Quốc.
Cùng với Quyết định 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích điện mặt trời tại Việt Nam và Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích điện mặt trời tại Việt Nam, đến quý/2021, các nhà máy NLTT phát triển rất nhanh, từ 5.650 MW (năm 2019) đã tăng lên 21.357 MW.
Cụ thể, ĐMT khoảng 16.955 MW,ĐMT và điện gió khoảng 17.507 MW, chiếm khoảng 25% tổng công suất đặt toàn hệ thống điện. Riêng khu vực do PTC3 quản lý (9 tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận), ĐMT khoảng 5.639 MW, ĐMT và điện gió khoảng 6.005 MW, chiếm khoảng 34% tổng công suất đặt của ĐMT và điện gió (chưa tính ĐMT mái nhà).
Ông Tiến cho biết, từ nay đến cuối năm 2021, dự kiến đóng điện 3.652 MW công suất điện gió và 198 MW công suất ĐMT, khoảng 3.850 MW công suất điện gió và ĐMT; trong đó khu vực do PTC3 quản lý khoảng 1.683 MW công suất điện gió và ĐMT, chiếm 44% tổng công suất đặt của điện gió và ĐMT (chưa tính ĐMT mái nhà).
Như vậy đến cuối năm 2021, tổng công suất đặt của ĐMT và điện gió thuộc khu vực do PTC3 quản lý là 7.688 MW, chiếm 35% tổng công suất đặt của điện gió và ĐMT (chưa tính ĐMT mái nhà).
Với khối lượng các nhà máy NLTT vào vận hành chỉ trong thời gian ngắn lớn như vậy, PTC3 gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải với số khách hàngđấu nối vào lưới truyền tảităng đột biến khách (1,5 lần), khiến tổn thất điện năng tăng cao. Trong khi đó PTC3 đóng vai trò rất quan trọng trong việc vận hành an toàn lưới truyền tải điện phục vụ truyền tải các nhà máy NLTT.
Để kịp thời giải tỏa công suất của các nhà máy NLTT, EVNNPT đang đẩy nhanh tiến độ các dự án nhằm giải tỏa công suất các dự án NLTT.
Theo đó, năm 2020, EVNNPT đã nâng công suất các TBA Vĩnh Tân, Tháp Chàm, Phan Rí, Ninh Phước, Di Linh lên gấp đôi so với công suất ban đầu.
Về các nhà máy ĐMT, điện gió đang phải chịu cắt giảm công suất/sản lượng, theo ông Lưu Việt Tiến có 3 nguyên nhân.
Thứ nhất là do quá giới hạn truyền tải 500kV dọc trục Bắc – Nam, chủ yếu là cung đoạn 500kV Đà Nẵng/Thạnh Mỹ - Pleiku/Pleiku 2.
Tuy nhiên, ông Tiến cho hay khi tháng 4 tới dự kiến đóng điện đường dây 500kV mạch 3 Dốc Sỏi - Pleiku 2 và tháng 7/2021 dự kiến đóng điện đường dây 500kV mạch 3 Dốc Sỏi - Quảng Trạch - Vũng Áng thì sẽ giải quyết được vấn đề này.
Thứ hai, là do quá tải lưới 110-220kV nội miền (tuy bổ sung quy hoạch nguồn nhưng chậm bổ sung quy hoạch lưới điện).
Cụ thể, đường dây Tuy Hòa - Quy Nhơn là mạch đơn 220kV duy nhất theo trục Bắc - Nam của miền Trung, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB) đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi nâng khả năng tải đường dây này và Báo cáo nghiên cứu khả thi đường dây 220kV Tuy Hòa – Phước An 2 mạch.
Bên cạnh đó, theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII, cũng sẽ nâng khả năng tải đường dây Pleiku – điện sinh khối An Khê – Thủy điện An Khê.
Đồng thời, EVNNPT đang nghiên cứu sự cần thiết, thời điểm cần cải tạo, nâng khả năng tải đường dây 220kV Pleiku 2 -An Khê, Nha Trang - Tháp Chàm 2 mạch, Nhị Hà - Thuận Nam, Ninh Phước - Thuận Nam.
Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) còn đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình đường dây 220kV mạch kép Ninh Phước – 500kV Thuận Nam; Đức Trọng - Di Linh. SPMB cũng đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đường dây 220kV Đa Nhim – Đức Trọng – Di Linh 2 mạch.
Mặt khác, nâng công suất các MBA tại trạm Ninh Phước, Vĩnh Hảo, Pleiku, Pleiku 2, Đắk Nông… Ngoài ra, EVNNPT còn đang triển khai đầu tư đường dây 220kV Krông Buk - Nha Trang mạch 2, TBA 220kV Cam Ranh và đấu nối…
Và nguyên nhân thứ ba theo ông Tiến là do thừa nguồn, tần số cao. Cụ thể, đầu năm 2020 bùng phát dịch COVID-19 dẫn đến phụ tải giảm so với kế hoạch. Sản lượng điện sản xuất chỉ tăng 2,9% trong năm 2020.
Thay mặt EVNNPT, để giải đáp các kiến nghị của các đơn vị tham dự Hội thảo, ông Tiến cho rằng các tỉnh cần kiến nghị bổ sung các nhà máy vào quy hoạch phát triển điện.
Trên thực tế, Bộ Công Thương chỉ bổ sung quy hoạch nguồn điện mặc dù có đề cập đến bổ sung lưới, sau đó EVN mới kiến nghị bổ sung quy hoạch lưới. Việc tiến độ đầu tư các nhà máy NLTT nhanh hơn đầu tư lưới điện là do vướng ở khâu thủ tục, cơ chế bồi thường giải phóng mặt bằng.
Về việc các chủ đầu tư nhà máy đề xuất EVN kiến nghị Bộ Công Thương cho phép các chủ đầu tư đầu tư hệ thống tích trữ tại các nhà máy điện gió, mặt trời nhằm nâng cao hiệu quả vận hành, giảm công suất phải cắt giảm, theo ông Tiến đây là giải pháp tốn kém do mức đầu tư rất đắt.
Hiện EVN đã kiến nghị Bộ Công Thương về giá cho tích trữ năng lượng. Tuy nhiên, giábán điện từ Hệ thống tích trữ không vượt quá giá bán điện của nhà máy NLTT.
Đối với việc cắt điện để thi công các đường dây trọng điểm đang xây dựng, làm ảnh hưởng đến việc huy động các nhà máy điện, ông Tiến cho biết EVNNPT đang giảm tối đa thời gian cắt điện để thi công các dự án đạt tiến độ.
Ông Đinh Văn Cường, Phó Giám đốc PTC3 cho biết, tại Hội thảo, Chủ đầu tư các nhà máy NLTT, các Trung tâm Điều độ đã có nhiềuchia sẻ kinh nghiệm về sự phối hợp trong quản lý vận hành an toàn lưới điện truyền tải trong tình hình hiện nay và các năm tiếp theo.
Hội thảo cũng nhằm mục tiêuđảm bảo giải tỏa hết công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo, truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam.
PTC3 được giao nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện truyền tải 9 tỉnh khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên bao gồm 20 trạm biến áp (TBA) từ 220-500kV với tổng dung lượng MBA là 11.723 MVA và hơn 5.174 km đường dây; trong đó có 1939,2 km đường dây 500kV và 3234,8 km đường dây 220kV./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Đi tìm tiếng nói chung giữa nhà đầu tư điện mặt trời và đơn vị truyền tải
17:19' - 26/03/2021
Phó Giám đốc Nhà máy điện mặt trời Nhị Hà thừa nhận trong quá trình các nhà máy NLTT hoạt động đã xảy ra tình trạng đầy tải và quá tải khi vận hành lưới điện truyền tải.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Lâm Đồng giải quyết kiến nghị của Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam trước 31/6
20:41' - 11/04/2025
Chiều 11/4, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã tiếp, làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV).
-
Doanh nghiệp
Cơ hội kết nối giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc
20:33' - 11/04/2025
Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Ủy ban Thương mại thành phố Trùng Khánh (Trung Quốc) tổ chức Hội nghị Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Trùng Khánh).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ và ASEAN tận dụng thời hạn hoãn áp thuế 90 ngày
19:24' - 11/04/2025
Một số công ty Mỹ và Đông Nam Á đang đẩy nhanh các chuyến hàng xuyên Thái Bình Dương sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hoãn áp thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trong vòng 90 ngày.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và Sumagrow Việt Nam hợp tác mở rộng năng lực phân phối phân bón sinh học
17:25' - 11/04/2025
PVFCCo và Công ty TNHH Sumagrow Việt Nam đã chính thức ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược về phân phối sản phẩm phân bón sinh học Sumagrow Inside tại thị trường Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Số doanh nghiệp Mỹ phá sản tăng kỷ lục
12:29' - 11/04/2025
Công ty phân tích thị trường S&P Global Market Intelligence cho biết trong quý I/2025, số lượng công ty lớn của Mỹ nộp đơn xin phá sản đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm.
-
Doanh nghiệp
Unilever đầu tư nhà máy trị giá 800 triệu USD tại Mexico
08:56' - 11/04/2025
Tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới Unilever đang lên kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy trị giá 800 triệu USD tại bang Nuevo León, miền Bắc Mexico.
-
Doanh nghiệp
Giá xăng dầu giảm sâu, Petrolimex ước lỗ gần 1 nghìn tỷ đồng
15:54' - 10/04/2025
Với việc giá xăng dầu được điều chỉnh giảm mạnh từ 15 giờ chiều nay 10/4, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) ước lỗ gần 1 nghìn tỷ đồng.
-
Doanh nghiệp
Vinachem thực hiện giải pháp bứt phá hướng tới tăng trưởng hai con số
15:26' - 10/04/2025
Vinachem và Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam vừa ký giao ước thi đua hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng 8% cho năm 2025, tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026–2030.
-
Doanh nghiệp
Tổng thống Mỹ: Thỏa thuận TikTok vẫn còn "trên bàn đàm phán"
12:56' - 10/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 9/4 cho biết, thỏa thuận tách riêng tài sản của TikTok tại Mỹ vẫn đang được xem xét, chỉ vài ngày sau khi kế hoạch này bị tạm hoãn.