Giải pháp nào để kết nối hiệu quả sản phẩm vùng miền tới người tiêu dùng?
Ngày 13/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1162/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025.
Để tìm hiểu về một số giải pháp để kết nối hiệu quả các sản phẩm vùng miền tới gần với người tiêu dùng trong và ngoài nước, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trong những năm tiếp theo. BNEWS/TTXVN xin trích dẫn bài viết của ông Hoàng Văn Dự, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước hết, muốn phát triển được thương mại nông thôn, miền núi, thì chúng ta phải phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa tại các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo... có chất lượng, hiệu quả.
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo. Một trong các chính sách đó phải kể đến là chính sách khuyến công. Với mục đích động viên và huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; Góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới; Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người; Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết quả với các nội dung hỗ trợ của Chương trình khuyến công đã mang lại rất nhiều thành tích cho phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2014-2020, cụ thể: đã tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề, nâng cao tay nghề cho 18.400 lao động; đã tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý cán bộ, quản lý, điều hành sản xuất cho 14.185 học viên; hỗ trợ xây dựng 273 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ cho 998 cơ sở CNNT chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cơ sở sản xuất đang sử dụng hoặc tạo ra sản phẩm mới; đã tôn vinh 880 sản phẩm cấp khu vực và 312 sản phẩm cấp quốc gia có chất lượng, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường; Hỗ trợ 51 cơ sở CNNT xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm nhằm nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; Hỗ trợ gần 5.700 lượt cơ sở CNNT tham gia hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước; đã hỗ trợ thuê 409 gian hàng cho các cơ sở CNNT tham gia 03 hội chợ được tổ chức thường niên tại nước ngoài (Đức, Hồng Kông, Trung Quốc).
Đây là hoạt động xúc tiến thương mại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng trong quảng bá sản phẩm và thương hiệu của các cơ sở CNNT Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu trong đó có các cơ sở CNNT tại miền núi, vùng sâu, vùng xa;…
Do đó, trong những năm tới cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn tạo ra các sản phẩm hàng hóa có giá trị và chất lượng đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ngoài nước.
Khi đã có nguồn hàng hóa, sản phẩm vùng miền mạnh mẽ, dồi dào đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và số lượng; chúng ta cần phát triển mạnh thương mại để phát triển kinh tế nông thôn xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Để tiếp tục phát huy những thành tựu giai đoạn vừa qua trong phát triển thương mại nói chung và thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo nói riêng, đồng thời khắc phục những tồn tại hạn chế giai đoạn qua; Giai đoạn tới cần đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp kết nối cung cầu hàng hóa và dịch vụ, tìm đầu ra cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Các hoạt động kết nối cần được triển khai từ địa phương đến Trung ương, từ các Sở Công Thương cho đến các hiệp hội, ngành hàng, ngành nghề, các tổ chức hiệp hội và các doanh nghiệp với nhiều hình thức online và offline linh hoạt phù hợp với tình hình thực tiễn; Không chỉ tại thị trường trong nước mà còn kết nối online để đưa ra nước ngoài những mặt hàng nông sản để tiếp tục thu về kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.
Thời gian qua, hàng triệu tấn nông sản đã được tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Đơn cử như tỉnh Bắc Giang, đã tiêu thụ được hàng trăm tấn vải thiều trong tình huống khó khăn nhất, kể cả dịch bệnh cũng như tình huống đóng biên biên giới khi đường tiểu ngạch đi khó khăn.
Vai trò của các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cũng rất quan trọng trong việc kết nối, đưa nông sản của địa phương mình vào các kênh phân phối hiện đại với sự chung tay của chính quyền Trung ương và địa phương.
Đặc biệt, các doanh nghiệp như MM Mega Market và Postmart.vn,... đã có nhiều đóng góp về tiêu thụ hàng hóa trong thời gian dịch bệnh vừa qua.
Hiện tại, Bưu điện Việt Nam có 13.000 điểm phục vụ trên toàn quốc đến tận cấp xã và rất gần với người dân. Chính sự gần gũi này đã tạo gắn kết chặt chẽ giữa người dân và doanh nghiệp. Qua đó hàng nghìn tấn nông sản của người nông dân đến tay người tiêu dùng. Với mạng lưới hàng chục nghìn điểm bưu điện đang trở thành điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu và Bưu điện Việt Nam mong muốn mạng lưới này còn là điểm thu mua nông sản các địa phương để mang về cho các địa bàn khác
Như vậy, cơ hội để dành cho nông sản vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là rất lớn bởi Postmart.vn có chuỗi sinh thái kết nối người mua, người bán và vận chuyển từ chặng đầu đến chặng cuối. Đây cũng là hướng đi mới cho người nông dân cho các tỉnh thành, vùng nông thôn miền núi; góp phần phát triển kinh tế cho các địa phương.
Thời gian tới, cần xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin cho nông sản vùng đồng bào dân tộc và miền núi; xây dựng hệ thống phân phối bài bản, thường xuyên liên tục, có tính điều phối vùng miền đểphát triển thương mại miền núi, hải đảo bền vững.
Bên cạnh kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng, cần tập trung vào điểm mới đó là kết nối cho doanh nghiệp phân phối, đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nông sản có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ. Bước đầu hình thành được những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền theo hướng hiện đại, bền vững./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối hiệu quả các sản phẩm vùng miền tới người tiêu dùng
11:40' - 16/09/2022
Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đã tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị, không chỉ đáp ứng nhu cầu địa phương mà còn được đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối thương mại điện tử với doanh nghiệp Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL
21:05' - 09/09/2022
Cần Thơ là thị trường trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng trở thành trung tâm sản xuất và thương mại, thương mại điện tử trong liên kết vùng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối doanh nghiệp nông nghiệp Ireland – Việt Nam
18:42' - 08/09/2022
Lĩnh vực nông nghiệp của Ireland có thế mạnh hàng đầu thế giới do ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh; áp dụng được các tiêu chuẩn cao nhất về quản lý an toàn thực phẩm.
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp Việt kết nối mua hàng với đối tác Hàn Quốc
12:57' - 08/09/2022
Doanh nghiệp mua hàng Việt Nam tìm được thêm các nhà cung cấp Hàn Quốc tiềm năng
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá hồ tiêu vượt mốc 150.000 đồng/kg, cao nhất kể từ năm 2016
14:43'
Người dân đang phấn khởi bước vào vụ thu hoạch khi giá hồ tiêu chính thức vượt mốc 150.000 đồng/kg.
-
Thị trường
EU dự định siết chặt quy định nhập khẩu thực phẩm
18:16' - 19/02/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch thắt chặt kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu không đáp ứng tiêu chuẩn của khối này.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index tiếp tục tăng cao
08:52' - 19/02/2025
Trên thị trường năng lượng, 4 trên 5 mặt hàng đồng loạt tăng giá, trong đó, giá hai mặt hàng dầu thô bật tăng trước những lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung.
-
Thị trường
Thị trường hàng hóa thế giới trầm lắng trong ngày Mỹ nghỉ giao dịch
09:55' - 18/02/2025
Nhóm kim loại diễn biến tương đối giằng co do những lo ngại về những chính sách thuế mới của Mỹ và triển vọng kinh tế kém lạc quan tại Trung Quốc.
-
Thị trường
Thị trường cà phê và kim loại tiếp tục ‘hút’ dòng tiền
09:25' - 17/02/2025
Nhóm nguyên liệu tiếp tục tạo điểm nhấn khi giá toàn bộ 9 mặt hàng trong nhóm đồng loạt tăng mạnh.
-
Thị trường
Thị trường Tp. Hồ Chí Minh trầm lắng ngày Lễ Valentine 14/2
16:32' - 14/02/2025
Ngày Lễ Valentine 14/2 tại Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị kinh doanh quà tặng đã tung đa dạng hàng hóa ra thị trường, nhưng không khí bán buôn kém sôi động hơn mùa Lễ Valentine năm trước.
-
Thị trường
Chỉ số MXV-Index quay lại vùng đỉnh trong vòng 9 tháng
09:27' - 14/02/2025
Lực mua chiếm áp đảo đã kéo chỉ số MXV-Index lên vùng cao nhất trong 9 tháng qua và dừng chân ở mức 2.349 điểm.
-
Thị trường
Ecuador xuất khẩu hoa đạt kỷ lục vào dịp lễ Valentine
08:44' - 14/02/2025
Ecuador, quốc gia xuất khẩu hoa hàng đầu thế giới, đã xuất số lượng hoa kỷ lục vào mùa lễ Valentine năm nay, với gần 28.800 tấn hoa, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
-
Thị trường
Giá trứng cao kỷ lục tại Mỹ do dịch cúm gia cầm
21:34' - 13/02/2025
Trung bình giá trứng loại A bán theo vỉ 12 quả ở Mỹ là 4,95 USD, tăng cao hơn mức kỷ lục 4,82 USD thiết lập cách đây 2 năm và hơn gấp 2 lần so với mức thấp 2,04 USD hồi tháng 8/2023.