Giải pháp nào "phá băng" cho thị trường hoa Đà Lạt?
Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần này, nhất là thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội từ cuối tháng 5/2021 tác động mạnh đến thị trường tiêu thụ hoa Đà Lạt.
Lần lượt các chợ đầu mối bị đóng cửa khiến nguồn tiêu thụ hoa Đà Lạt bị ngưng trệ. Giá nhiều loại hoa tại Đà Lạt lần lượt lao dốc và nặng nhất là các loại hoa cắt cành như: cúc, cát tường, cẩm chướng, lyly với giá bán giảm từ 70 – 80% so với trước.
Anh Trần Văn Luyện, người trồng hoa cúc ở làng hoa Hà Đông, phường 7, thành phố Đà Lạt cho biết, đợt cữ (rằm tháng 6 âm lịch) vừa rồi anh thất thu hoàn toàn. Vườn hoa cúc hơn 1.000 m2 đến kỳ thu hoạch nhưng chỉ bán được vài thùng với giá 10.000 đồng/bó 10 cành.Trong khi cùng kỳ năm ngoái, giá bán phải từ 25.000 – 30.000 đồng/bó. Cũng vườn hoa này, năm ngoái anh Luyện thu về hơn 100 triệu đồng nhưng năm nay thì không bằng "số lẻ". Anh Luyện chỉ hy vọng thu hồi được tiền giống và phân bón, còn gần 4 tháng qua là làm không công.
Cùng cảnh ngộ, vườn hoa cát tường gần 2.000 m2 của ông Bùi Đức Long, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt đang nở rộ rất đẹp. Thay vì cắt hoa bán cho thương lái như những vụ trước, ông phải “cắn răng” cắt bỏ cả tấn cành hoa tươi.Hơn 10 ngày nay, ông Long không tìm được người mua hàng nên phải cắt sát gốc đổ bỏ cho cây lên đợt hoa mới. Trong khi dịp này năm ngoái, hoa cát tường được giá, ông Long thu về mấy trăm triệu đồng. Còn bây giờ ông chỉ hy vọng lấy lại được chút ít tiền đầu tư phân bón.
Theo ông Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội nông dân xã Xuân Thọ (thành phố Đà Lạt), xã hiện có hơn 400 ha hoa các loại; trong đó, thị trường tiêu thụ chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Hiện nay, những địa phương này đang thực hiện giãn cách xã hội, các chợ lớn đóng cửa khiến hoa của nông dân không tiêu thụ được. Một số hộ dân tìm cách tiêu thụ qua các kênh nhỏ lẻ nhưng cũng chỉ được từ 10 – 15% sản lượng hoa của xã. Số còn lại thì hầu như để nở ngoài vườn hoặc cắt bỏ đi.
Những năm qua, ngành hoa Đà Lạt - Lâm Đồng liên tục tăng trưởng mạnh . Đến hết năm 2020, toàn tỉnh hiện có gần 10.000 ha hoa các loại với sản lượng bình quân 3,6 tỷ cành/năm, xuất khẩu ra nước ngoài 370 triệu cành; trong đó, thành phố Đà Lạt là địa phương sản xuất hoa chủ lực, chiếm 66% diện tích và 71% sản lượng toàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện thị trường hoa đang gặp khó khăn và đang cần có sự giúp đỡ của cơ quan chức năng, đặc biệt là với người trồng hoa cung ứng cho thị trường trong nước. Theo ông Hoàng Thái Nguyên, Phó chủ tịch UBND phường 7, thành phố Đà Lạt, trên địa bàn phường có khoảng 570 ha hoa; trong đó có 400 ha hoa cúc chịu ảnh hưởng nặng nhất do tác động của dịch COVID-19. Hiện nay địa phương đang thống kê thiệt hại để đề xuất tỉnh có phương án hỗ trợ cho bà con. Tuy nhiên, trong gói hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không có nhóm đối tượng dành cho người trồng hoa cũng là một thiệt thòi đối với người nông dân. Ông Phan Thanh Sang, Chủ tịch Hiệp hội hoa Đà Lạt cho rằng, thiệt hại của người dân trong đợt dịch lần này rất lớn nên Hiệp hội đề xuất hỗ trợ người trồng hoa trong giai đoạn này như: có chính sách để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, gia hạn, giãn nợ, tái cấp vốn hỗ trợ cho người nông dân tiếp tục tái sản xuất. Trước khó khăn của người trồng hoa, UBND thành phố Đà Lạt vận động người trồng hoa ngắn ngày chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang một số loại rau ngắn ngày để đảm bảo nguồn cung ứng nội tỉnh và cho các tỉnh, thành phố trong vùng dịch trên cả nước.Đây cũng là biện pháp tình thế, giúp giảm thiệt hại cho người trồng hoa trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Hoa Đà Lạt không xuất khẩu được sang Australia
17:29' - 13/07/2021
Do quy định “đối đầu” giữa các bên, hàng trăm nghìn cành hoa Đà Lạt vừa bị tiêu hủy thay vì được xuất khẩu sang thị trường Australia.
-
Thị trường
Thị trường hoa Đà Lạt: Hoa "cười", người "héo"
13:20' - 05/06/2021
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại từ đầu tháng 5, ngành trồng hoa ở Đà Lạt – Lâm Đồng đã bắt đầu lao đao khi hoa cắt cành liên tục rớt giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.