Giải pháp nào phát triển ngành chế biến nông, thủy sản?
Đề xuất giải pháp phát triển ngành chế biến nông, thủy sản. Ảnh: Thúy Hiền/BNEWS/TTXVN
Thực trạng, tiềm năng, giải pháp chính sách và một số kiến nghị cần thiết để duy trì, phát triển ngành chế biến nông, thủy sản là chủ đề được thảo luận tại hội thảo “ Chính sách nâng cao chất lượng hàng nông, thủy sản và thực phẩm chế biến” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng ngày 20/9, tại Hà Nội.
Theo bà Lê Thị Bích Thu, chuyên gia của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tốc độ tăng trưởng giá trị ngành công nghiệp chế biến nông sản thời gian qua tăng từ 5-7%/năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 8-10%/năm và đạt mức kỷ lục là hơn 40 tỷ USD trong năm 2018.
Hiện, cả nước có 7.500 cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu cùng hàng vạn cơ sở nhỏ lẻ, quy mô gia đình, hợp tác xã. Hoạt động chế biến nông, thủy sản nói chung đang sử dụng khoảng 1,6 triệu lao động, với thu nhập ổn định. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, bảo đảm an sinh, đời sống xã hội.
Song, thực tế cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đó là tình trạng lạc hậu của trang thiết bị chuyên dùng, vì chủ yếu là thiết bị cũ hoặc chỉ đạt cấp độ trung bình của khu vực. Tỷ lệ và tần suất được nâng cấp về công nghệ cũng chỉ bằng 30-50% so với yêu yầu hoặc so với mức độ của các nước khác.
Trong khi đó, hoạt động chế biến thủy sản tuy có bước tăng trưởng mạnh, có thị trường tiêu thụ rộng lớn nhưng cũng đối diện một số thách thức, bất lợi gồm: chất lượng không đồng đều, chưa bảo đảm yêu cầu an toàn thực phẩm và tiêu chí vệ sinh theo yêu cầu của nhà nhập khẩu...
Ngoài ra, tình trạng manh mún, thiếu vốn, hạn chế về trình độ quản trị doanh nghiệp và tính liên kết lỏng lẻo vẫn là những yếu tố bất cập, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành này. Nhìn chung, giá trị gia tăng của ngành chế biến còn thấp, chậm được cải thiện. Ngoài ra, Việt Nam còn là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất về biến đổi khí hậu, gây khó khăn cho mục tiêu tăng trưởng bền vững nói chung...
Tuy nhiên, cũng có nhiều cơ hội và thuận lợi cần tập trung vận dụng như: quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng mang lại điều kiện cho phát triển thị trường, gia tăng xuất khẩu. Điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tốt, phù hợp cho phát triển nhiều loại cây, quả nhiệt đới. Tiềm năng và dư địa cho việc tiếp nhận, ứng dụng khoa học-công nghệ cho canh tác và chế biến còn nhiều; thị trường tiêu thụ rất đa dạng và có nhu cầu liên tục...
Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó viện trưởng CIEM cho rằng, thực tế cho thấy nếu không tăng tốc mạnh mẽ tỷ lệ hàng đã qua chế biến, phục vụ xuất khẩu thì đó sẽ là thiệt thòi lớn cho doanh nghiệp và nhà nông. Vấn đề đặt ra là tìm hiểu kỹ, phát hiện nguyên nhân làm ảnh hưởng đến toàn ngành, là ở chính sách hay quá trình triển khai thực hiện chính sách để tìm cách tháo gỡ...
“ Đây là bài toán chuyên sâu, cần sự vào cuộc, phân tích của các chuyên gia cũng như với từng đơn vị quản lý hoặc nghiên cứu. Trong đó, cần bám sát yêu cầu tổng kết việc thực hiện kế hoạch về tái cơ cấu và phát triển ngành nông nghiệp của Thủ tướng trong 5 năm vừa qua, đánh giá tình hình và có giải pháp thỏa đáng.”, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh nhấn mạnh.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đưa ra một số ý kiến thiết thực như: tăng cường năng lực nghiên cứu và dự báo thị trường; đẩy mạnh tiếp thị và đa dạng hóa thị trường; phát triển và bảo vệ vùng nguyên liệu; khai thác hợp lý và có hiệu quả; tập trung đầu tư cho thiết bị/dây chuyền sản xuất tại các cơ sở chế biến mới theo hướng hiện đại; tăng cường mối liên kết giữa khai thác và chế biến... Ngoài ra, các ngành chức năng cần có nghiên cứu sâu, định hướng cụ thể, lâu dài đối với những mặt hàng có thế mạnh như lúa gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, thủy sản./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Khai mạc Tuần lễ nông sản sạch Bắc Kạn tại Hà Nội
11:57' - 20/09/2019
"Tuần lễ giới thiệu hồng không hạt và các sản phẩm nông sản sạch tỉnh Bắc Kạn năm 2019" đã chính thức khai mạc tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội).
-
Hàng hoá
Giải pháp xuất khẩu nông, thủy sản bền vững sang thị trường Trung Quốc
18:37' - 13/09/2019
Trung Quốc đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới về nông sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
-
Hàng hoá
Nông sản Việt nhanh chóng thích ứng với thị trường chính ngạch
09:04' - 02/09/2019
Trung Quốc - một trong những thị trường lớn và truyền thống, chiếm trên 20% tổng kim ngạch xuất nông lâm thủy sản Việt Nam, giờ không còn là thị trường dễ tính.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp nào để tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản?
16:59' - 29/07/2019
Nông sản Việt không chỉ cung ứng cho xuất khẩu mang lại hàng chục tỷ đô la Mỹ mỗi năm mà còn đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho gần 100 triệu người dân trong nước.
-
Hàng hoá
Nhiều dư địa để Việt Nam xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc
16:33' - 20/06/2019
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn và còn nhiều dư địa để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24'
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19'
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51'
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
18:36'
Theo các chuyên gia, việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là rất cần thiết để tăng công suất cho hệ thống, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026
18:17'
Chiều 18/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ
17:55'
Sáng 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khoá XV: Bổ sung 2 Phó Thủ tướng và 2 Phó Chủ tịch Quốc hội
17:31'
Ngày 18/2, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm chức Phó Thủ tướng với ông Mai Văn Chính và ông Nguyễn Chí Dũng; bỏ phiếu kín bầu bầu Phó Chủ tịch Quốc hội với ông Lê Minh Hoan và ông Vũ Hồng Thanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Đề án công nhận huyện Văn Giang (Hưng Yên) là đô thị loại III
16:40'
Theo Báo cáo thẩm tra số 56/BC-KTNS của Ban Kinh tế - Ngân sách trình HĐND tỉnh Hưng Yên, đô thị Văn Giang có tổng số điểm các tiêu chí đạt 88,31/100 điểm, đủ điều kiện đạt tiêu chí đô thị loại III.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý dược cần chặt chẽ nhưng đảm bảo thông thoáng
15:27'
Việc ghi nhận ý kiến, tiếng nói của doanh nghiệp trong quá trình soạn thảo dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật sửa đổi của Luật Dược rất quan trọng, đảm bảo cơ sở và chất lượng văn bản luật được tốt hơn.