Giải pháp nào thúc đẩy vận tải hàng hóa đường sắt qua biên giới?
Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì họp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) và các đơn vị liên quan nhằm tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn vận tải hàng đường sắt, nhất là hàng qua biên giới phía Bắc. Điều này góp phần giải tỏa ách tắc vận tải cửa khẩu đường bộ, nhất là các cửa khẩu đường bộ khu vực phía Bắc.
Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, hiện nay các cửa khẩu đường bộ đang ách tắc, trong khi hàng hóa qua các ga đường sắt biên giới vẫn thông suốt cho thấy thuận lợi của vận tải đường sắt. Theo ghi nhận, không chỉ hàng hoá qua lại biên giới mà hàng đi châu Âu bằng đường sắt cũng có nhiều ưu thế so với đường biển như thời gian ngắn hơn đường biển, chi phí thấp hơn 50%.
Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, phải có giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy vận tải hàng hóa từ phía Nam, cũng như hàng xuất đi châu Âu bằng đường sắt. Đây là cơ hội mở ra cho vận tải đường sắt. Vì vậy, phải khẩn trương tạo điều kiện thuận lợi để VNR đổi mới, phát triển bền vững.
Người đứng đầu ngành giao thông vận tải giao VNR trong vòng 2 tuần, sau Tết dương lịch có báo cáo đề xuất các giải pháp, cơ chế cụ thể, báo cáo Bộ Giao thông Vận tải để trên cơ sở đó Bộ xem xét tháo gỡ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ. Những vấn đề cần tháo gỡ từ các bộ, ngành, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Chính phủ, làm việc với các bộ, ngành để đồng hành giải quyết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu doanh nghiệp chủ động xây dựng các giải pháp một cách cụ thể, chi tiết nhằm thúc đẩy vận tải nội địa, nhất là tuyến Bắc - Nam và vận tải hàng đi châu Âu.
Đối với vận tải nội địa, VNR rà soát, xác định trong số 298 ga hiện hữu nếu ga nào còn quỹ đất hoặc có thể mở rộng, nâng cấp kho bãi thành điểm tập kết hàng hóa bằng đường bộ thì cần làm ngay. Từ đó, vận chuyển bằng tàu và đề xuất cơ chế đầu tư.
“Nghiên cứu mở ga mới trên các tuyến gần các khu công nghiệp, thuận lợi về đường bộ kết nối, mặt bằng rộng, không vướng về giải phóng mặt bằng để làm ga tập kết, trung chuyển hàng hóa. Cùng với đó, đề xuất cơ chế, hình thức đầu tư, có thể Tổng công ty tự đầu tư 100%, hoặc liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn. Có thể chọn một, hai điểm làm mẫu, thí điểm”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể gợi ý.
Đối với vận tải đường sắt đi châu Âu, Bộ trưởng yêu cầu VNR đề xuất cụ thể, nêu rõ các ga nào có thể mở mới ga liên vận quốc tế; đơn giản hóa thủ tục hải quan, biên phòng; đầu tư việc chuyển container chuyển hàng từ phía Nam ra bằng tàu khổ 1.000mm sang tàu khổ 1.435mm để đi châu Âu.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đặc biệt lưu ý, các đơn vị trong ngành cần nghiên cứu thúc đẩy kết nối hạ tầng đường sắt kết nối với Lào, Trung Quốc, nhất là đường sắt kết nối Lào với tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có để đẩy mạnh khai thác hàng quá cảnh từ Lào sang.
Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, Tổng giám đốc VNR, Đặng Sỹ Mạnh thông tin, năm 2021 vận tải hàng hóa liên vận quốc tế tăng 34% chỉ tiêu tấn xếp so với cùng kỳ. Trong đó, hàng hóa qua ga Đồng Đăng tăng 82%. Đặc biệt, trong quý IV/2021, hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường sắt tăng mạnh so với cùng kỳ, ga Đồng Đăng tăng 117% lượt toa xe qua lại.
“VNR đã tổ chức được các đoàn tàu đi thẳng từ Việt Nam sang châu Âu; sản lượng vận chuyển container liên vận quốc tế tăng hơn 100% so với cùng kỳ. Đồng thời, mở thêm được các đoàn tàu chuyên tuyến container đến các điểm tỉnh, thành phố của Trung Quốc”, ông Đặng Sỹ Mạnh cho hay.
Cũng theo ông Đặng Sỹ Mạnh, hàng hóa đi bằng đường sắt qua các cửa khẩu chủ yếu là quặng, lưu huỳnh, DAP, hóa chất, hàng điện tử, dệt may, linh phụ kiện, hàng tiêu dùng… Tất cả các loại hóa này đều là hàng xuất nhập khẩu chính ngạch, hàng xuất khẩu bằng hình thức tiểu ngạch không vận chuyển được bằng đường sắt.
Tuy nhiên, theo Tổng giám đốc VNR Đặng Sỹ Mạnh, do lượng hàng hóa tăng trưởng mạnh liên tục qua các năm nên đến thời điểm này đã có hiện tượng ùn tắc tại cửa khẩu các ga và các ga sâu trong nội địa của cả hai nước. Thời điểm này, có hơn 600 toa xe Trung Quốc đang chờ để sang Việt Nam. Các ga khu vực xung quanh Hà Nội đều đã quá tải do năng lực bãi hàng hiện không đáp ứng được nhu cầu.
Các ga trên tuyến Bắc - Nam hạ tầng kho, bãi, đường bộ vào ga cũng xuống cấp, năng lực rất hạn chế; không đáp ứng được yêu cầu đầu tư thiết bị bốc xếp, xe container tải trọng lớn ra. Vì vậy, gây nhiều khó khăn trong việc thu hút hàng container vận chuyển từ phía Nam ra, cũng như xuất qua Trung Quốc bằng đường sắt.
Để tháo gỡ các khó khăn này, VNR đề xuất các giải pháp ngắn hạn. Theo đó, chuẩn bị hạ tầng, tăng năng lực xếp dỡ các bãi hàng tại các ga như: Kép, Đông Anh, Yên Viên để nâng năng lực sức chứa hàng hóa, container nhằm giải tỏa ách tắc cho các ga Đồng Đăng, Lào Cai.
VNR kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Chính phủ để làm việc với phía Trung Quốc cho phép hoạt động kiểm dịch tại ga Bằng Tường để tiếp nhận hàng nông sản, hoa quả từ Việt Nam sang bằng đường sắt. Cùng đó, kiến nghị Tổng cục Hải quan bố trí nhân viên, thời gian làm thêm để giải quyết thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt.
Về giải pháp dài hạn, VNR kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải sớm bố trí nguồn vốn để cải tạo, nâng cấp và mở rộng bãi hàng, đường ga, kho ga tại các nhà ga, đặc biệt ưu tiên ga Đồng Đăng hiện đang là điểm nóng ách tắc hàng hóa liên vận quốc tế;
Bổ sung thêm các ga liên vận quốc tế tại khu vực miền Trung và phía Nam để hàng hóa xuất nhập khẩu đi bằng đường sắt được làm thủ tục hải quan sâu trong nội địa, góp phần giảm ách tắc tại các ga biên giới. Các bộ, ngành có hướng dẫn các doanh nghiệp chuyển sang xuất nhập khẩu theo hình thức chính ngạch để rút ngắn thủ tục, thời gian thông quan cũng như có thể vận chuyển được bằng đường sắt.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ xây dựng 3 tuyến đường sắt đô thị trong 5 năm tới
11:39' - 25/12/2021
Cùng với việc hoàn thành, khai thác tuyến Nhổn - ga Hà Nội, thành phố sẽ chuẩn bị đầu tư, khởi công thêm 3 tuyến đường sắt đô thị khác trong 5 năm tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Chính phủ sẽ tạo thuận lợi để hiện đại hóa ngành đường sắt
19:48' - 23/12/2021
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hiện đại hóa ngành đường sắt”.
-
Kinh tế & Xã hội
Đường sắt tăng lực lượng kiểm tra an toàn chạy tàu dịp Tết
15:15' - 20/12/2021
Cục Đường Sắt Việt Nam yêu cầu các đơn vị tổ chức các đoàn kiểm tra chốt, trực tại các nhà ga, đoàn tàu đông khách, các địa điểm xung yếu, tình hình an ninh phức tạp để đảm bảo an toàn chạy tàu...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
09:27'
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương được khai mạc dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
-
Kinh tế Việt Nam
Duy trì 4 tổ công tác xử lý vướng mắc các dự án trọng điểm
09:05'
Tỉnh Thừa Thiên – Huế duy trì hoạt động 4 tổ công tác để hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương khắc phục tồn tại, bảo đảm tiến độ Dự án Cảng hàng không Long Thành
08:28'
Các đơn vị liên quan khắc phục các tồn tại, hạn chế, tăng cường nguồn nhân lực, năng lực quản trị... để triển khai các giải pháp bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả Dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 9 tháng: Vượt qua những “vùng xoáy”
07:45'
Mặc dù GDP 9 tháng chỉ cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm 2020 và 2021 - thời điểm đáy do COVID-19 nhưng với xu hướng tích cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hoàn thiện mô hình quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
21:05' - 29/09/2023
Chiều 29/9, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức Lễ chào mừng 5 năm thành lập (29/9/2018 – 29/9/2023) và đón nhận Cờ Thi đua của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Các khu công nghiệp Vĩnh Phúc đã thu hút được 468 dự án đầu tư
20:29' - 29/09/2023
Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 468 dự án đầu tư, gồm 107 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đầu tư 32.454,25 tỷ đồng và 361 dự án vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng CPI của Thủ đô Hà Nội tháng 9 tăng mạnh
19:49' - 29/09/2023
Cục Thống kê Hà Nội vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thủ đô Hà Nội tháng 9 tăng 3,06% so với tháng trước, tăng 4,71% so với tháng 12/2022 và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI
16:26' - 29/09/2023
Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,53 tỷ USD; chiếm gần 12,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 2,46 lần so với cùng kỳ năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 9 tháng: Tạo đà để phục hồi nhanh hơn
15:49' - 29/09/2023
Với nỗ lực chung của toàn xã hội, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, những kết quả kinh tế trong 9 tháng sẽ tạo đà để phục hồi nhanh hơn.