Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam
Tại Hội thảo Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam do Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp tổ chức ngày 15/11 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho biết, Việt Nam chịu nhiều loại hình thiên tai gây nhiều thiệt hại ước tính lên đến 40 nghìn tỷ đồng mỗi năm và số người thiệt mạng do thiên tai đứng thứ 22 trên thế giới.
Do đó, việc xây dựng giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai là cần thiết để giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.
Theo ông Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB, Việt Nam là quốc gia phải gánh chịu nhiều nguy cơ thiên tai như bão, lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán. Ước tính khoảng 60% tổng diện tích đất đai và 71% dân số phải chịu nguy cơ bão và lũ lụt.
Cụ thể, tổn thất kinh tế trực tiếp bình quân do bão và lũ lụt ước bằng khoảng 0,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đứng thứ 3 (sau Myanmar và Philippines) trong các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Từ năm 2013, WB với sự hỗ trợ của Chính phủ Thụy Sĩ (SECO) đã hỗ trợ Việt Nam cải thiện các giải pháp tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai của nhà nước thông qua xây dựng mô hình rủi ro thiên tai dành riêng cho Việt Nam.
Đồng thời, cải thiện các giải pháp tài chính bảo vệ ngân sách nhà nước với thiên tai và phát triển thị trường bảo hiểm rủi ro thiên tai trong nước.
Đại diện WB cho rằng mô hình rủi ro thiên tai sẽ giúp Chính phủ Việt Nam và các tổ chức đánh giá về khả năng xảy ra, mức độ nghiêm trọng của tổn thất do thiên tai gây ra và lập kế hoạch đối phó trước về mặt tài chính với tác động của những sự kiện đó.
Về kết quả của mô hình rủi ro thiên tai cho Việt Nam, ông Olivier Mahul, Chuyên gia trưởng toàn cầu, Trưởng phái đoàn, Quản lý Chương trình Giải pháp tài chính rủi ro thiên tai (WB) cho hay, Việt Nam có thể phải chịu tổn thất vật chất đối với tài sản của khu vực công và tư nhân do lũ lụt, bão và động đất lên đến 30,2 ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Theo đó, nghĩa vụ dự phòng của Chính phủ được ước tính ở mức 5,9 nghìn tỷ đồng. Tài sản của cư dân và tài sản của khu vực công (công sở và cơ sở hạ tầng công cộng) lần lượt chiếm 65% và 11% tổng thiệt hại.
Trong vòng 50 năm tới, với xác suất 40%, Việt Nam có thể phải chịu thiệt hại vượt quá 141,2 nghìn tỷ đồng do lũ lụt, bão hoặc động đất. Tổn thất bình quân hàng năm ở một số địa phương có thể cao hơn 1,7 nghìn tỷ đồng. Các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ có tỷ lệ nghèo cao hơn cũng có xu hướng phải đối mặt với thiệt hại cao hơn do bão và lũ lụt.
Bà Nguyễn Hồng Giang, chuyên gia SECO cho biết, Thụy Sĩ đã hỗ trợ các nước ASEAN đối phó thiên tai, giảm rủi ro do thiên tai gây ra cho ngân sách. Điều này cũng dẫn đến việc Việt Nam phụ thuộc các nguồn tài trợ để khắc phục rủi ro sau thiên tai. Vì vậy cần thiết phải có các biện pháp tài chính và bảo hiểm.
Đánh giá của WB cho rằng, Chính phủ Việt Nam hiện có nhiều công cụ tài chính khác nhau để bảo đảm tài chính nhằm ứng phó và khôi phục thiên tai. Chẳng hạn như: dự phòng ngân sách ở Trung ương và các địa phương, bố trí lại ngân sách, dự trữ Nhà nước, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phòng chống thiên tai, các công cụ chuyển giao rủi ro như bảo hiểm và viện trợ của các nhà tài trợ.
Tuy nhiên, các nguồn tài chính hiện có để ứng phó và khôi phục thiên tai rất hạn chế, phụ thuộc nhiều vào ngân sách. Quỹ phòng chống thiên tai ở địa phương được bổ sung nguồn lực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
Các công cụ chuyển giao rủi ro mới như bảo hiểm hiện mới chỉ ở giai đoạn sơ khai. Việt Nam hiện chưa có một chiến lược toàn diện nhằm điều phối và tối ưu hóa các nguồn vốn có thể huy động, đặc biệt ở các cấp địa phương.
Chính phủ gần đây đã ban hành Quyết định số 01/2016 về cơ chế và quy trình sử dụng dự phòng ngân sách Trung ương để hỗ trợ tài chính cho các địa phương trong trường hợp thiên tai.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia WB, Việt Nam cần xây dựng chiến lược bảo vệ tài chính cho các phí tổn do thiên tai gây ra. Chiến lược bảo vệ tài chính phải là một phần của chương trình tổng thể quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu chung.
Các cơ chế chính sách, pháp luật, thể chế và vận hành cũng như hoạt động thực chất của các quỹ này cần được Việt Nam rà soát nhằm tăng cường khả năng chống chịu về tài chính của các địa phương.
Khu vực tư nhân là đối tác thiết yếu đóng góp về vốn, chuyên môn kỹ thuật và các giải pháp tài chính sáng tạo để bảo vệ tốt hơn cho chính quyền và xã hội nhằm đối phó với thiên tai./.
- Từ khóa :
- bộ tài chính
- rủi ro thiên tai
- bảo hiểm
- wb
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai
18:30' - 16/10/2016
Ngày 16/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh đã kêu gọi các tầng lớp nhân dân cùng chung tay đóng góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ ở các tỉnh miền Trung.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tạo điều kiện để Ninh Thuận chủ động ứng phó thiên tai
16:54' - 27/08/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để Ninh Thuận chủ động ứng phó với thiên tai và cất cánh vươn lên phát triển mạnh mẽ.
-
Tài chính
Ngành dự trữ chủ động ứng cứu khi xảy ra mưa lũ, thiên tai
09:44' - 23/08/2016
Tổng cục Dự trữ Nhà nước tăng cường kiểm tra trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn nhằm đảm bảo sẵn sàng xuất cấp ngay hàng dự trữ quốc gia khi có yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng - Dấu ấn cải cách hành chính và phát triển kinh tế - Bài 2: Giữ vững ngôi đầu
21:59'
Không phải ngẫu nhiên Hải Phòng giữ vững ngôi đầu ba bảng xếp hạng uy tín - thành công này là kết quả của chiến lược cải cách quyết liệt, đột phá số hóa và hạ tầng hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng - Dấu ấn cải cách hành chính và phát triển kinh tế - Bài 1: Bứt phá ngoạn mục
21:58'
Xuất sắc đứng đầu ba chỉ số uy tín PCI, PAR Index và SIPAS năm 2024, Hải Phòng khẳng định vị thế tiên phong trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
20:07'
Trên cơ sở Nghị quyết 68, Chính phủ xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết số 68, gồm 3 nhóm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế tư nhân: Kỳ vọng hiện thực hóa tầm nhìn từ bổ trợ đến dẫn dắt
19:08'
Phóng viên TTXVN đã ghi nhận ý kiến của đại diện các hiệp hội và doanh nghiệp về kỳ vọng để hiện thực hóa tầm nhìn đưa kinh tế tư nhân từ vị thế “bổ trợ” sang vai trò “dẫn dắt” nền kinh tế quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng tuyến kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
18:25'
Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất bổ sung, nâng cấp nhiều tuyến đường kết nối Đắk Nông – Lâm Đồng – Bình Thuận
18:24'
Ba tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng và Bình Thuận đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung quy hoạch, xây dựng, nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều chuyển biến tích cực trong quản lý tàu cá
17:49'
Tỉnh Khánh Hòa đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước
17:48'
Chiều 8/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Việt Nam có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
17:45'
Với mức tăng trưởng GDP trong quý I/2025 đạt 6,93%, Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng mục tiêu tăng trưởng GDP của cả năm 2025 sẽ đạt được 8% trở lên.