Giảm gánh nợ công
Trong bối cảnh ngân sách nhà nước phải đáp ứng nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và quốc phòng, việc tiết kiệm chi tiêu không chỉ giúp giảm gánh nặng nợ công mà còn tạo điều kiện để tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực trọng yếu. Với vai trò là "người gác cửa" ngân sách quốc gia, Bộ Tài chính đã đề xuất thực hiện các giải pháp mạnh trong quản lý ngân sách.
Cụ thể là rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ định mức chi tiêu ngân sách; quản lý chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chi khi có dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường kiểm tra, kiểm toán, thanh tra. Đồng thời, xử lý nghiêm sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và quản lý tài sản của Nhà nước; thu hồi đầy đủ vào ngân sách nhà nước đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi…
Theo Bộ Tài chính, tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước giai đoạn từ năm 2016 - 2021 là 350,54 nghìn tỷ đồng. Trong hai năm 2022 và 2023, Bộ Tài chính tiếp tục yêu cầu cắt giảm ngay từ khâu dự toán 10% chi thường xuyên ngoài các khoản chi tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương, các khoản chi cho con người và một số nhiệm vụ không thể cắt giảm.Với các nguyên tắc cắt giảm như trên, đến hết năm 2020 đã cắt giảm khoảng 930 tỷ đồng. Năm 2021, 2022 giảm thêm khoảng 180 tỷ đồng/năm và năm 2023 tiếp tục cắt giảm khoảng 90 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển đã nhanh chóng tăng trở lại và đạt mức 33,1% vào năm 2023. Điều này cho thấy, sự quan tâm và ưu tiên nguồn lực của Chính phủ đối với việc đầu tư vào phát triển kinh tế-xã hội nhằm tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển của đất nước. Các chuyên gia kinh tế nhận đinh: Việc quản lý thu, chi ngân sách nhà nước thời gian qua của Bộ Tài chính được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả hơn. Cơ cấu chi ngân sách có chuyển biến tích cực, tập trung chi cho đầu tư phát triển và bước đầu đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải bảo đảm các khoản chi an sinh xã hội cũng như các lĩnh vực quan trọng. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho hay, việc tiết kiệm chi ngân sách giúp giảm áp lực tài chính cho Nhà nước, tạo nguồn lực để tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết như: cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế và các chương trình an sinh xã hội. Đặc biệt, khi nền kinh tế gặp khó khăn, ngân sách bị thâm hụt, tiết kiệm chi tiêu trở thành giải pháp thiết thực để duy trì ổn định tài chính quốc gia. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi ngân sách còn giúp giảm tình trạng lãng phí, tham nhũng và các khoản chi không cần thiết, thúc đẩy việc sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, tăng minh bạch trong quản lý ngân sách. Đồng thời, tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước làm việc hiệu quả và đạt được kết quả cao hơn trong các hoạt động công vụ. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, việc tiết kiệm chi ngân sách ở Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức như sự thiếu đồng bộ trong các chính sách; chưa có những biện pháp quyết liệt để giảm chi cho bộ máy hành chính. Nhiều cơ quan, đơn vị vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc tinh giản biên chế, đầu mối, hoặc cắt giảm các khoản chi không thực sự cần thiết. Tại phiên thảo luận tổ tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sáng 31/10 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, hiện nay, ngân sách đang chi khoảng 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội… mà ít nhất phải có trên 50% ngân sách để phục vụ các nhiệm vụ trên. Tổng Bí thư phân tích, không thể tăng lương vì tăng lương trong khi bộ máy khổng lồ sẽ lên đến 80-90% chi ngân sách và không còn tiền để làm các hoạt động khác. Bộ máy cồng kềnh kìm hãm sự phát triển. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, một số chương trình, dự án đầu tư công vẫn còn chậm trễ, chưa đạt hiệu quả cao đã khiến cho việc tiết kiệm chi ngân sách chưa thể đạt được như kỳ vọng, ảnh hưởng đến khả năng tái đầu tư vào các lĩnh vực trọng yếu. Các biện pháp để tiết kiệm chi ngân sách là cắt giảm các khoản chi không thực sự cần thiết, sắp xếp lại bộ máy hành chính; đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công; tăng cường kiểm soát, giám sát chi tiêu công; tận dụng công nghệ trong quản lý tài chính. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong bày tỏ, một trong những giải pháp cơ bản nhất giảm tỷ trọng chi thường xuyên, đó chính là tinh giản biên chế, sắp xếp, cắt giảm bộ máy. Cả hệ thống chính trị phải tiếp tục tinh gọn bộ máy; đẩy mạnh đổi mới giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần các nghị quyết của Trung ương. Từ đó, giảm mạnh chi tiêu thường xuyên, có nguồn để tăng chi cho đầu tư phát triển và các mục tiêu ưu tiên khác. Tiết kiệm chi ngân sách không chỉ đơn thuần là cắt giảm các khoản chi tiêu, mà còn là việc cải thiện chất lượng chi, đảm bảo rằng từng đồng ngân sách được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao nhất. Điều này đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ trong việc phân bổ và giám sát chi tiêu công, từ cấp trung ương đến địa phương.Các chương trình, dự án đầu tư công cần được rà soát kỹ lưỡng để tránh tình trạng lãng phí, thất thoát và thiếu minh bạch. Việc này có thể được thực hiện thông qua việc ứng dụng công nghệ trong quản lý và công khai minh bạch thông tin tài chính, tạo điều kiện để người dân và các tổ chức giám sát.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, các chính sách tiết kiệm chi cần được thực hiện song song với các biện pháp nâng cao nguồn thu ngân sách như đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy hoạt động kinh doanh và đầu tư, cũng như chống thất thu thuế. Cải cách hành chính cần tập trung vào việc loại bỏ các thủ tục rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và góp phần vào tăng trưởng kinh tế.- Từ khóa :
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Ngành thuế đảm bảo thông suốt dịch vụ công trực tuyến
19:24'
Cục Thuế cho biết hệ thống thuế điện tử của cơ quan thuế sau sắp xếp đã hoạt động ổn định để phục vụ người dân, doanh nghiệp, không xảy ra sự xáo trộn.
-
Tài chính
Bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023
07:15' - 12/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực Nghị quyết số 223/2025/QH15 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2023 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
-
Tài chính
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư
21:35' - 11/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg ngày 11/7/2025 về việc thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
-
Tài chính
TP. Hồ Chí Minh công bố danh sách 100 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm
14:25' - 11/07/2025
Ngày 11/7, Bảo hiểm xã hội Khu vực XXVII (TP. Hồ Chí Minh) công bố danh sách 100 doanh nghiệp trên địa bàn chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn.
-
Tài chính
Bitcoin tiếp tục đà tăng tốc
12:49' - 11/07/2025
Giá bitcoin đã vọt lên mức cao kỷ lục mới, phá vỡ mốc 113.000 USD trong phiên ngày 10/7, trong bối cảnh làn sóng lạc quan lan rộng trên các thị trường tài sản rủi ro.
-
Tài chính
Các nhà đầu tư Nhật Bản đẩy hoạt động M&A lên mức cao kỷ lục
08:39' - 11/07/2025
Tổng giá trị các thương vụ của Nhật Bản, bao gồm cả giao dịch trong nước và quốc tế, đã tăng hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, lên 214,8 tỷ USD – mức cao nhất cho nửa năm.
-
Tài chính
Nợ của Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mốc 1.200.000 tỷ won
21:29' - 10/07/2025
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc cho biết vào ngày 10/7, tổng nợ công tính đến tháng 5 là 1.217.800 tỷ won, tăng 19.900 tỷ won so với tháng 4 và 61.700 tỷ won so với tháng 1.
-
Tài chính
Sửa Luật Quản lý thuế, tinh gọn bộ máy, thúc đẩy chuyển đổi số
21:13' - 10/07/2025
Luật Quản lý thuế hiện hành được ban hành từ năm 2006, triển khai từ ngày 1/7/2007 đến nay đã gần 20 năm, nên cần sửa đổi toàn diện.
-
Tài chính
Thu ngân sách nhà nước tăng hơn 28%
18:28' - 10/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Tài chính cho biết, thu ngân sách nhà nước 6 tháng đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán, tăng 28,3% so cùng kỳ năm 2024.