Giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc không ảnh hưởng lớn đến các tổ chức tín dụng
Theo các chuyên gia kinh tế, hiện lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 0,5%/năm, giảm 0,5% so với mức lãi suất trước. Lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND duy trì 0%/năm. Lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô tại Ngân hàng Nhà nước cũng giảm 0,2% xuống 0,8%/năm.
Ngoài ra, mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước giảm 0,2% xuống còn 0,8%/năm. Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, việc giảm lãi suất cho tiền gửi dự trữ bắt buộc không giống như việc cắt giảm các loại lãi suất điều hành khác như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu... (giúp giảm chi phí đi vay của ngân hàng thương mại, qua đó giúp giảm mặt bằng lãi suất trên thị trường).Do đó, việc Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại không phải là động thái thể hiện nới lỏng thêm tiền tệ.
Theo BVSC, các quyết định này nhằm mục tiêu chủ yếu là giảm chi phí hoạt động cho Ngân hàng Nhà nước. Điều này đồng nghĩa thu nhập của các ngân hàng thương mại từ tiền gửi dự trữ bắt buộc gửi tại Ngân hàng Nhà nước theo đó sẽ bị giảm theo. Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng cho rằng, việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc mặc dù có ảnh hưởng tới nguồn lợi nhuận của các tổ chức tín dụng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là mức dự trữ bắt buộc của các ngân hàng hiện nay ở mức thấp, chỉ khoảng 3% đối với khoản tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 năm và 1% đối với khoản tiền gửi trên 1 năm. Theo ước tính sơ bộ của KBSV, mức tác động của việc giảm lãi suất này tới tổng hệ thống ngân hàng là vào khoảng 600 tỷ đồng, trong đó khối ngân hàng thương mại nhà nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khoảng trên dưới 60 tỷ đồng/ngân hàng. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết, việc giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc có ý nghĩa đối với việc giảm gánh nặng trả lãi suất cho ngân sách Nhà nước, bởi bên phải trả lãi suất cho lượng tiền gửi dự trữ bắt buộc là Ngân hàng Nhà nước và đây là tiền ngân sách Nhà nước. “ Việc giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc giúp ngân sách giảm 1 phần chi phí trong bối cảnh bội chi ngân sách năm nay dự kiến ở mức cao do các chính sách hỗ trợ kinh tế của Chính phủ dưới tác động của COVID-19 như các gói giảm thuế thu nhập doanh nghiệp vừa và nhỏ…”, ông Nguyễn Trí Hiếu nói. Ông Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc là phù hợp trong bối cảnh ngân hàng đang cho vay ra ít, trong khi lượng tiền gửi lớn. Theo Ngân hàng Nhà nước thì việc giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc nằm trong định hướng giảm lãi suất điều hành nhằm phù hợp với diễn biến thị trường hiện nay. Việc này sẽ tác động giảm các loại lãi suất khác trên thị trường./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm một loạt lãi suất
19:51' - 06/08/2020
Chiều 6/8, Ngân hàng Nhà nước đã công bố các Quyết định giảm một số mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước với mức giảm 0,2 - 0,5%/năm và có hiệu lực ngay.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Bản Việt cộng lãi suất lên đến 0,5%/năm cho khách mua bảo hiểm AIA
18:35' - 05/08/2020
Khách hàng của Bản Việt sẽ được cộng lãi suất ưu đãi vượt trội đến 0,5%/năm, khi khách hàng tham gia bảo hiểm AIA với mức phí thực thu năm đầu trên 40 triệu đồng.
-
Chứng khoán
Fed giữ nguyên lãi suất: Thị trường chứng khoán tăng điểm ngay khi mở phiên sáng 30/7
10:39' - 30/07/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch sáng 30/7 với sắc xanh trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên mức lãi suất.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Kỳ vọng mô hình ngân hàng mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Bộ
19:52' - 01/07/2025
Để phù hợp với mô hình tỉnh, thành phố mới, Ngân hàng Nhà nước vừa thay đổi mô hình hoạt động của bộ máy quản lý ngành ở khu vực Đông Nam Bộ.
-
Ngân hàng
Lãi suất ngân hàng tháng 7: Bắt đầu xuất hiện điều chỉnh tăng
18:52' - 01/07/2025
Bước vào tháng 7/2025, đã xuất hiện động thái điều chỉnh lãi suất huy động đầu tiên từ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), đánh dấu sự thay đổi sau nhiều tháng duy trì mặt bằng ổn định.
-
Ngân hàng
Tinh gọn hệ thống ngân hàng, đồng bộ với mô hình quản lý hành chính mới
18:14' - 01/07/2025
15 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực đã chính thức đi vào vận hành từ hôm nay 1/7, thay thế cho 63 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, thành phố trước đây.
-
Ngân hàng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao
17:27' - 01/07/2025
Nhiều ngân hàng vừa đồng loạt công bố thông tin thay đổi nhân sự cấp cao. Những biến động này được xem là một phần trong quá trình tái cấu trúc tổ chức nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Hàn Quốc mở rộng tín dụng với người nước ngoài
15:49' - 01/07/2025
Các ngân hàng thương mại hàng đầu của Hàn Quốc đang tích cực điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng người nước ngoài sinh sống và làm việc tại nước này.
-
Ngân hàng
Chấm điểm tín dụng, Open API, P2P Lending được đưa vào thử nghiệm có kiểm soát
14:33' - 01/07/2025
Đây là những lĩnh vực cốt lõi phản ánh xu hướng phát triển mạnh mẽ của fintech và được kỳ vọng sẽ mở đường cho nhiều mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo ra đời trong môi trường pháp lý an toàn.
-
Ngân hàng
ECB cảnh báo lạm phát có thể biến động hơn
11:18' - 01/07/2025
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 30/6 đã đưa ra cảnh báo về những "thách thức mới", từ căng thẳng thương mại đến trí tuệ nhân tạo (AI), có thể khiến lạm phát biến động hơn.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 1/7: Giá USD và NDT đảo chiều đi lên
09:05' - 01/07/2025
Tỷ giá USD hôm nay 1/7 tại Vietcombank giao dịch ở mức 25.930 - 26.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả chiều mua vào và bán ra.
-
Ngân hàng
“Chạm Thịnh Vượng” – Hành trình tiếp sức toàn diện cho SME cùng VPBank
08:01' - 01/07/2025
VPBankSME triển khai chuỗi hoạt động xoay quanh 4 điểm chạm: tài chính, số hóa, kiến thức và giao thương, tạo lực đẩy thiết thực giúp doanh nghiệp “Chạm Thịnh Vượng”.