Giảm lệ thuộc “bầu sữa” ngân sách Nhà nước
Tuy nhiên, hiện số lượng đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên vẫn chiếm tỷ trọng cao.
Ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Tài chính hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN xung quanh vấn đề này.
Phóng viên: Bộ Tài chính, dưới góc độ là cơ quan quản chi triển khai chủ trương này ra sao, thưa ông? Ông Phạm Văn Trường: Bộ Tài chính và các bộ, ngành đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; trong đó tự chủ tài chính là điều kiện tiên quyết cho đổi mới hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; phát huy mọi khả năng để trở thành cơ sở cung cấp dịch vụ sự nghiệp công có uy tín, chất lượng. Do đó, việc triển khai giao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập đã mang lại kết quả tích cực. Tuy vậy, kết quả này mới chỉ tập trung tại một số đơn vị năng động, sáng tạo và có lợi thế trong cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc ở ngành nghề có khả năng xã hội hóa cao. Theo báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành và địa phương, đến nay tỷ lệ các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm kinh phí hoạt động còn thấp, chiếm khoảng 3,7% tổng số các đơn vị sự nghiệp công lập của cả nước, tương đương 2.057 đơn vị sự nghiệp công lập.Như vậy, việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm; chưa tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý Nhà nước với chức năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Một số chính sách là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập chưa được sửa đổi, bổ sung và ban hành đầy đủ kịp thời…
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên chủ yếu là do việc tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức; cơ chế quản lý và phương thức hoạt động chưa được đổi mới đồng bộ; việc phân bổ kinh phí hoạt động thường xuyên còn mang tính bình quân. Tình trạng trông chờ, ỉ lại vào sự bao cấp của Nhà nước vẫn còn, đây cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình đẩy nhanh việc đổi mới tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Để bảo đảm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài việc ban hành đầy đủ khung pháp lý về cơ chế tự chủ; trong đó có tự chủ tài chính, cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-TW (Nghị quyết 19) Hội nghị T.Ư lần thứ 6 Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 429/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP và đang tích cực phối hợp các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết 19. Phóng viên: Theo ông cụ thể các giải pháp đó là gì ? Ông Phạm Văn Trường: Nghị quyết 19 nêu rõ mục tiêu đến năm 2021 giảm mạnh về đầu mối, tối thiểu bình quân cả nước giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập. Giảm tối thiểu 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2015.Cơ bản chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập, trừ những đơn vị đã bảo đảm tự chủ tài chính. Đồng thời phấn đấu có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 – 2015.
Để thực hiện được mục tiêu này, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về nội dung đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để tạo sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện. Các bộ, ngành, địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Đề án sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập; khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ... Đồng thời, các bộ, ngành tiếp tục thực hiện lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp khả năng của ngân sách Nhà nước và thu nhập của người dân. Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công theo hướng Nhà nước quy định khung giá dịch vụ, từng bước tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Phóng viên: Ông có thể cho biết kết quả gần đây của những đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ nguồn thu, tinh giản biên chế, giảm dần lệ thuộc vào “bầu sữa” ngân sách Nhà nước? Ông Phạm Văn Trường: Theo báo cáo của các bộ, địa phương; tính đến cuối năm 2016, có 57.171 đơn vị sự nghiệp công lập đã được giao cơ chế tự chủ tài chính theo các mức độ khác nhau.Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư có 123 đơn vị, chiếm tỷ lệ 0,22%; đơn vị tự chi bảo đảm chi thường xuyên có 1.934 đơn vị, chiếm tỷ lệ 3,38%.
Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên có 12.968 đơn vị, chiếm tỷ lệ 22,68%. Đơn vị do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên là 41.146 đơn vị, chiếm tỷ lệ 73,73%.
Các đơn vị sự nghiệp công lập đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả; chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công, phát triển nguồn thu.Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp công lập cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm 10% chi hoạt động thường xuyên ngân sách Nhà nước giao đã góp phần bảo đảm bù đắp một phần nhu cầu tiền lương tăng thêm theo quy định của Chính phủ.
Về sắp xếp bộ máy và tinh giản biên chế, năm 2018 tại một số địa phương đã thực hiện quyết liệt và đạt được kết quả nhất định. Đơn cử, tại Hà Nội đã sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở, ban, ngành giảm từ 401 đơn vị xuống còn 280 đơn vị; cấp huyện giảm từ 206 đơn vị còn 96 đơn vị... Trong các năm 2017-2018 chỉ tính riêng ở Trung ương, các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo đã giảm chi ngân sách Nhà nước trực tiếp cho các đơn vị sự nghiệp công lập mỗi năm khoảng 1.000 tỷ đồng. Thời gian tới, khi các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đã hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền ban hành đầy đủ danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước, việc hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước sẽ gắn với số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công được cung cấp, giá cung cấp dịch vụ và nhu cầu sử dụng để bảo đảm hiệu quả đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tránh lãng phí. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thực hiện cơ chế đặt hàng thực hiện dịch vụ sự nghiệp công với lộ trình cụ thể thực hiện cơ chế đầu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước. Qua đó, tạo điều kiện cho cơ sở ngoài công lập cùng tham gia; giảm dần các sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, giao kế hoạch. Phóng viên: Xin cảm ơn ông !Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Phó Thủ tướng: Bộ Y tế cần đẩy mạnh lộ trình cho bệnh viện linh hoạt tự chủ tài chính
20:14' - 11/10/2018
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc tại một số bệnh viện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 11/10.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tự chủ tài chính các cơ sở đào tạo nghề: Cần thống nhất từ chính sách
08:46' - 22/11/2017
Mặc dù chủ trương các cơ sở đào tạo nghề nghiệp tự chủ tài chính được Chính phủ ban hành từ năm 2006 nhưng sau hơn 10 năm triển khai, tại Thành phố Hồ Chí Minh tiến độ thực hiện chậm chạp.
-
Kinh tế & Xã hội
Gỡ vướng trong tự chủ tài chính các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
15:37' - 10/11/2017
Hiện nay đa số các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn ngại tự chủ tài chính do lo sợ không thu hút được học sinh, không có nguồn thu để chi thường xuyên. Do đó cần có lộ trình phù hợp với từng trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Đồng yen tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng
16:08' - 11/04/2025
Đồng yen tăng nhẹ lên mức 142 yen/USD vào sáng ngày 11/4, mức cao nhất trong gần bảy tháng khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang gây ra đợt bán tháo đồng USD so với các loại tiền tệ chính khác.
-
Tài chính
Hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động gần 230 tỷ đồng
11:42' - 11/04/2025
Sau 1 tuần khai thực hiện việc hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động từ kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024, cơ quan thuế xác định hoàn thuế tự động là 42.881 hồ sơ với số tiền là 229,3 tỷ đồng.
-
Tài chính
Xác định mức hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025
09:21' - 10/04/2025
Chưa đóng BHXH đủ 20 năm có được áp dụng mức tiền lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng hay vẫn tính lương hưu là 1.739.906 đồng?
-
Tài chính
Đồng NDT Trung Quốc chạm mức thấp mới
13:16' - 09/04/2025
Đồng NDT Trung Quốc tiếp tục suy yếu so với đồng USD, chạm mức thấp mới trong 19 tháng vào phiên 9/4.
-
Tài chính
Trung Quốc công bố loạt chính sách lớn hỗ trợ thị trường vốn
07:54' - 09/04/2025
Trong bối cảnh tâm lý thị trường tài chính, chứng khoán dao động, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc đã thông báo các biện pháp hỗ trợ thị trường vốn, góp phần ổn định thị trường.
-
Tài chính
Dự trữ vàng của Nga tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong 25 năm
07:30' - 09/04/2025
Ngân hàng trung ương Nga cũng báo cáo rằng tổng dự trữ vàng và ngoại hối của Nga đã tăng 15 tỷ USD, hay 2,4%, lên 647,4 tỷ USD vào tháng 3.
-
Tài chính
Cuba xem xét sửa đổi cơ chế tỷ giá và quản lý ngoại tệ
09:55' - 08/04/2025
Chính phủ Cuba đang soạn thảo nghị quyết về cơ chế mới trong “quản lý, kiểm soát và phân bổ ngoại tệ”, đồng thời nghiên cứu đề xuất điều chỉnh hệ thống tỷ giá hiện hành.
-
Tài chính
New Zealand tăng mạnh ngân sách quốc phòng
09:14' - 08/04/2025
Thủ tướng New Zealand, ông Christopher Luxon, thông báo sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 9 tỷ NZD (tương đương 5 tỷ USD) trong 4 năm tới.
-
Tài chính
Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ?
08:03' - 07/04/2025
Trong tháng Ba, đồng USD dao động gần mức "đáy" của 5 tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác, giữa lúc thị trường hoang mang trước những chính sách thương mại khó đoán của Tổng thống Trump.