Giảm nghèo ở TP Hồ Chí Minh - Bài 4: Hiệu quả từ cách tiếp cận đa chiều
Thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều.
Qua đó, từng bước nâng chuẩn nghèo của thành phố cao gấp 3 lần của cả nước, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân thoát nghèo, duy trì kết quả giảm nghèo được bền vững.
Tăng thu nhập, nâng chất lượng sống Chuẩn nghèo của thành phố trong giai đoạn 2016-2020 không chỉ là cách nhìn nhận về thu nhập mà còn hướng đến nâng cao mức sống, mức hưởng thụ cho người dân diện nghèo, hộ cận nghèo theo 5 chiều dịch vụ đo lường cơ bản của xã hội gồm giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, điều kiện sống, tiếp cận thông tin.Với cách đánh giá chuẩn nghèo đa chiều này, Thành phố Hồ Chí Minh hướng chính sách hỗ trợ ngày càng sâu rộng hơn, hiệu quả, phù hợp hơn về mức sống, hưởng thụ của người dân thành phố, nhất là người nghèo, hộ nghèo. Thành phố cũng chỉ đạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp tập trung thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ tác động đến nhu cầu tối thiểu của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo như trợ vốn vay, dạy nghề, tạo việc làm để tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống; tạo điều kiện hỗ trợ về chỗ ở; cấp bảo hiểm xã hội miễn phí; khám chữa bệnh; cung cấp thông tin, nước sạch...
Điển hình tháng 7/2020 vừa qua, Quận 11 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận quận đã hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2019-2020.Theo đó, toàn quận không còn hộ dân có thu nhập bình quân đầu người từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống; 100% người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được sử dụng nguồn nước sạch, có đủ phương tiện để tiếp cận thông tin truyền thông đại chúng và con em được hỗ trợ, miễn giảm học phí; tổng số điểm thiếu hụt các chiều dịch vụ xã hội từ 40 điểm trở lên.
Theo ông Trần Phi Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 11, những năm qua, công tác giảm nghèo trong đã đi vào chiều sâu, lan tỏa đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc xác định đúng thực trạng nghèo, nhu cầu cần hỗ trợ của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo đã được các cấp quan tâm đúng mức.Công tác giải ngân, tiếp cận các nguồn vay để tổ chức sản xuất kinh doanh, nâng cao tay nghề, thu nhận lao động nghèo đã cải thiện dần mức thu nhập của người dân lao động nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Ngoài chính sách, hộ cận nghèo, hộ nghèo ở đây còn thường xuyên được tư vấn, trợ giúp pháp lý, mặt trận và các đoàn thể chăm lo toàn diện thông qua các chương trình như “Người có giúp người khó”, “Ngày Tiết kiệm phụ nữ nghèo”; mô hình phiếu rửa xe của Đoàn thanh niên, công trình “Tem phiếu thanh niên”, “Shipper 0 đồng”, sửa chữa nhà tình bạn...Đặc biệt, Ủy ban nhân dân các phường tiến hành kẻ vạch sơn trên các tuyến đường, lấy ý kiến của các hộ dân xung quanh sắp xếp cho các hộ nghèo được tiếp tục kinh doanh để tạo nguồn thu nhập của các hộ vẫn được đảm bảo ổn định mà không gây ảnh hưởng đến trật tự đô thị.
Tại quận Tân Phú, đầu giai đoạn 2019 - 2020, có 419 hộ nghèo, 536 hộ cận nghèo. Đến cuối năm 2019, bằng nhiều giải pháp an sinh xã hội thiết thực, hiệu quả, trợ vốn, trợ nghề, giới thiệu việc làm cùng với các hình thức chăm lo về mặt xã hội khác như: cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí, tặng học bổng, nâng cấp cơ sở hạ tầng về cải thiện môi trường, điều kiện sinh hoạt cho hộ nghèo.Qua đó, quận Tân Phú đã giảm được 296 hộ nghèo, 370 hộ cận nghèo. Theo ông Phạm Minh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Phú, đạt được kết quả trên là do địa phương thực hiện nhiều mô hình linh hoạt trong hỗ trợ cho hộ nghèo và cận nghèo, kéo giảm các chiều thiếu hụt về mặt xã hội; qua đó giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.
Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố nhận định, tại nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực của xã hội, của các thành phần kinh tế tham gia.Đồng thời xây dựng các kế hoạch lồng ghép hiệu quả chương trình giảm nghèo với các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội thành phố, đặc biệt gắn chặt nhiệm vụ giảm nghèo bền vững với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, thực hiện cuộc vận động “Vì người nghèo” để hoạt động thật sự trở thành phong trào thi đua yêu nước, thu hút sự tham gia của toàn dân thành phố vào sự nghiệp giảm nghèo.
Tính đến thời điểm này, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, cách làm thiết thực mang tính tác động, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi, tạo cơ hội cho người nghèo an tâm, tự tin tổ chức làm ăn sinh sống giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.“Chương trình giảm nghèo đa chiều ở thành phố thành công nhất chính là khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, hộ nghèo; có sự chung tay của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong hỗ trợ người nghèo, khơi sức dân để lo cho dân”, ông Lê Minh Tấn nhận xét.
Thu hẹp chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư
Theo UBND Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình giảm nghèo bền vững đã góp phần giảm dần chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư trong xã hội của Thành phố, trước hết là giữa các nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các quận nội thành và nông thôn ngoại thành. Mức chuẩn nghèo của Thành phố được chủ động nâng lên theo từng giai đoạn, tiếp cận với chuẩn nghèo của khu vực và quốc tế, mức thụ hưởng các nhu cầu cơ bản, thiết yếu trong cuộc sống của người nghèo, hộ nghèo cũng từng bước được cải thiện do các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Thành phố đã thực sự tác động và bao phủ gần như hầu hết các lĩnh vực cuộc sống của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố. Đến 30/6/2020, thành phố còn 9.672 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,39% tổng số hộ dân thành phố và 22.864 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,93% tổng số hộ dân thành phố. Theo UBND Thành phố, chương trình giảm nghèo đa chiều ở thành phố đã có 5 quận và 85 phường của 12 quận không còn hộ nghèo theo chuẩn của thành phố thu nhập dưới 28 triệu đồng/người/năm và thu nhập từ 28 triệu đồng đến dưới 36 triệu đồng/người/năm là hộ cận nghèo.Đặc biệt có, 1 quận và 22 phường của 8 quận không còn hộ cận nghèo theo chuẩn của thành phố giai đoạn 2019 – 2020. Đây là sự nỗ lực rất lớn của lãnh đạo thành phố và cả hệ thống chính trị từ thành phố, quận huyện, xuống từng tổ dân phố.
Chương trình Giảm nghèo bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều đã tạo điều kiện và cơ hội cho hàng chục ngàn người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau, để tổ chức vươn lên thoát nghèo như: chính sách hỗ trợ vay vốn từ các nguồn Quỹ Xóa đói giảm nghèo, các chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, các chính sách an sinh xã hội… Cùng với đó, nhiều địa phương đã tập trung phát triển các mô hình giảm nghèo hiệu quả từ các giai đoạn trước, được nhân dân đồng tình hưởng ứng như: mô hình đảng viên giúp đỡ, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo được xây dựng triển khai thực hiện ở nhiều địa phương, các Đảng bộ từ quận, huyện đến phường, xã, thị trấn, khu phố, ấp đều có chương trình, kế hoạch, chuyên đề về giảm nghèo; mô hình này đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào chăm lo, hỗ trợ hộ nghèo ở từng địa bàn dân cư. Từ kết quả đạt được, các hoạt động chăm sóc, hưởng thụ về các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, tiếp cận thông tin, điều kiện sống... cho các đối tượng khó khăn, người nghèo được đặc biệt quan tâm, nâng lên rõ được.Theo ông Lê Minh Tấn, chuẩn nghèo của thành phố giai đoạn 2016 – 2020 theo phương thức giảm nghèo đa chiều đã góp phần đảm bảo cho người dân được đáp ứng đầy đủ yêu cầu về giáo dục và đào tạo; y tế; việc làm và bảo hiểm xã hội; điều kiện sống; tiếp cận thông tin…Từ đó, thu hẹp mức sống giữa các cộng đồng dân cư.
Từ thực tế trong việc triển khai chương trình tại địa phương, bà Trương Minh Kiều, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 5, cho rằng: Việc đặt trọng tâm giải quyết dứt điểm thiếu hụt các chiều về trình độ giáo dục trẻ em, bảo hiểm y tế, tiếp cận dịch vụ y tế, nước sạch, phương tiện tiếp cận thông tin; hạn chế thiếu hụt chiều dịch vụ xã hội như trình độ giáo dục người lớn, trình độ nghề, diện tích nhà ở, bảo hiểm xã hội… đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các hộ nghèo, cận nghèo, qua đó từng bước đưa họ vươn lên, có cuộc sống tốt hơn, tự tin hòa nhập với cộng đồng./.>>>Giảm nghèo ở TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Tiếp tục nâng chuẩn nghèo
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Giảm nghèo ở TP Hồ Chí Minh - Bài 3: Điểm sáng giữa đại dịch
14:10' - 25/10/2020
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cả người dân, nhiều địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh đã “về đích” không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo ngay giữa đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Giảm nghèo ở TP Hồ Chí Minh- Bài 2: Trao “cần câu”, thay “xâu cá”
11:40' - 25/10/2020
Thành phố Hồ Chí Minh đã có các hoạt động trao sinh kế, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm để hỗ trợ người nghèo thoát nghèo bền vững, có sinh kế ổn định.
-
Kinh tế tổng hợp
Giảm nghèo ở TP Hồ Chí Minh: Bài 1: Khơi gợi ý chí tự lực thoát nghèo
11:39' - 25/10/2020
Thúc đẩy ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người dân cùng với những chính sách hỗ trợ hiệu quả là một trong những giải pháp được thực hiện để giảm nghèo tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Hưng Yên có 22 đơn vị đã bố trí phương tiện di chuyển cho cán bộ, công chức sau hợp nhất
20:28' - 03/07/2025
Ngày 3/7, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Lê Huy đã đi kiểm tra công tác bố trí nhà ở công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức sau hợp nhất.
-
Đời sống
Đề xuất giải pháp cho kinh doanh xe điện ở Cửa Lò
18:21' - 03/07/2025
Hoạt động xe điện đã trở thành thương hiệu đặc trưng của du lịch biển Cửa Lò do có không gian mở, dễ dàng ngắm cảnh khi di chuyển, có thể di chuyển linh hoạt trong các tuyến đường.
-
Đời sống
Băng Nam Cực tan nhanh kỷ lục do nước biển mặn bất thường
08:16' - 03/07/2025
Chỉ từ năm 2015 đến nay, diện tích băng biển mất đi tương đương toàn bộ đảo Greenland – mức sụt giảm lớn nhất từng ghi nhận trên Trái Đất trong thời gian gần đây.
-
Đời sống
Thư viện - Ngôi nhà thứ hai của người dân Australia
07:00' - 03/07/2025
Đọc sách vẫn giữ vững vị thế là một trong những hoạt động giải trí được yêu thích nhất, thậm chí còn vượt qua cả việc lướt Internet hay xem ti vi đối với nhiều người.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 3/7
05:00' - 03/07/2025
Bnews. Xem ngay lịch âm hôm nay 3/7 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 3/7, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 7, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
62 bệnh hiếm, hiểm nghèo điều trị vượt tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT
20:19' - 02/07/2025
Danh mục bệnh hiểm nghèo được quy định tại Thông tư 01/2025/TT-BYT ngày 01/01/2025 của của Bộ Y tế.
-
Đời sống
Singapore nâng ý thức người tham gia giao thông trên vỉa hè
20:05' - 02/07/2025
Hơn 200km đường dành cho người đi bộ cạnh đường dành cho xe đạp được chuyển thành đường cho người đi bộ kể từ khi Cơ quan Giao thông Đường bộ Singapore công bố sáng kiến này vào tháng 8/2024.
-
Đời sống
Tiêu điểm trong ngày: Cảnh báo đỏ
17:55' - 02/07/2025
Hàng chục triệu người dân châu Âu đang oằn mình dưới một trong những đợt nắng nóng khắc nghiệt nhất trong lịch sử, khi nền nhiệt vượt ngưỡng 40 độ C tại nhiều nơi.
-
Đời sống
Hướng dẫn kiểm tra địa chỉ thường trú, quê quán mới trên VNeID từ 1/7/2025
14:35' - 02/07/2025
Người dân có thể dễ dàng kiểm tra địa chỉ thường trú và quê quán mới ngay trên ứng dụng định danh điện tử VNeID.