Giám sát việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, Phó trưởng Đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
* Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thực hiện FTA Báo cáo với Đoàn giám sát, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thực thi các FTA đều được xây dựng theo đúng quy trình, đáp ứng cam kết của điều ước quốc tế, phù hợp với pháp luật hiện hành.Việt Nam và các đối tác FTA cũng đã thành lập nhiều Nhóm công tác chung để triển khai cam kết hoặc tổ chức họp định kỳ để rà soát, đánh giá tình hình thực thi; xây dựng kế hoạch thực hiện quy định liên quan đến thuế nhập khẩu ưu đãi, văn bản hướng dẫn thực hiện quy định về quy tắc xuất xứ, thủ tục cấp, kiểm tra xuất xứ trong Hiệp định và các cam kết cụ thể khác giữa hai bên trong nội dung hiệp định…
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (trước đây) và Ban Chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế thực hiện việc thống nhất chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Chính phủ liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc thực thi các hiệp định FTA. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, bên cạnh những kết quả tích cực, việc thực hiện các FTA cũng bộc lộ hạn chế về năng lực cạnh tranh; sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nguồn khoáng sản tự nhiên; chất lượng sản phẩm không bảo đảm; xuất khẩu sản phẩm chế biến; tham gia các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu còn chậm; tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa cao… Các thành viên Đoàn giám sát cơ bản đồng tình với báo cáo của Bộ Công Thương và cho rằng báo cáo đã cung cấp bức tranh khá tổng thể, toàn diện về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cũng như những kết quả trong hoạt động đàm phán, ký kết, thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên.Một số ý kiến chỉ rõ, việc thực hiện các FTA còn vấp phải hạn chế, bất cập trong ban hành chính sách, pháp luật. Cụ thể, hệ thống các chính sách, pháp luật nhìn chung còn thiếu, yếu và chồng chéo.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nêu thực tế rằng việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi các FTA của một số bộ, ngành so với kế hoạch còn chậm và cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khi không ban hành kịp thời.“Một số văn bản chậm 1-2 tháng, một số chậm 5-6 tháng; thậm chí có văn bản chậm đến 11 tháng. Việc ban hành văn bản là hành lang pháp lý rất quan trọng để triển khai thực hiện các Hiệp định thương mại tự do. Nếu thiếu sẽ gây khó khăn trong thực hiện và không sửa đổi kịp thời thì sẽ phải đối mặt với việc bị kiện do không thực hiện các cam kết”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương phân tích.
Các đại biểu đều khẳng định tác động tích cực của FTA với nền kinh tế, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề khi tiếp tục thực thi các hiệp định này. Đại biểu Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng từ khi thực thi các FTA, xuất khẩu tăng rất nhanh, kéo theo độ mở kinh tế quá lớn, vì thế cần phải đặc biệt lưu ý để kiểm soát độ mở của nền kinh tế. Nếu các thị trường nước ngoài có vấn đề thì việc ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ khó khăn.
Có đại biểu cho rằng công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các FTA còn là khâu yếu. Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ về các FTA mà Việt Nam là thành viên. Đoàn giám sát đề nghị, Bộ Công Thương và các cơ quan có trách nhiệm phối hợp trong triển khai công tác truyền thông, có cách tiếp cận phù hợp, hiệu quả hơn nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp chính quyền địa phương, doanh nghiệp về việc thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên. * Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách Báo cáo với Đoàn giám sát về việc thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, các cam kết về đầu tư tại các hiệp định đầu tư/chương đầu tư cơ bản đều phù hợp với chính sách, pháp luật của Việt Nam. Do đó, các cam kết này đều được áp dụng trực tiếp mà không phải sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật để thực thi. Đối với những trường hợp cần sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản pháp luật để thực thi Hiệp định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời xây dựng chính sách, pháp luật để trình Chính phủ ban hành theo đúng lộ trình cam kết trong các FTA mà Việt Nam là thành viên.Trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật để triển khai thực hiện các FTA, Bộ luôn tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, Bộ đã công khai dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan về dự thảo văn bản pháp luật.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc thực hiện các FTA đặt ra những thách thức lớn hơn, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để bảo đảm tính nhất quán, đồng bộ, công bằng, minh bạch, không phân biệt đối xử, đúng trình tự thủ tục nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh với nhà đầu tư nước ngoài và giải quyết có hiệu quả những tranh chấp này; đồng thời, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế cảnh báo sớm để phòng, ngừa tranh chấp. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kiến nghị Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội tiếp tục thực hiện các hoạt động đối ngoại để thúc đẩy các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU để hiệp định này sớm có hiệu lực; thay thế các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương đã được ký từ những năm 1990.Các cơ quan của Quốc hội cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tòa án nhân dân tối cao để ban hành các văn bản pháp luật thi hành các FTA để các hiệp định này được đưa vào cuộc sống, đảm bảo hiệu quả, thực chất...
Qua thảo luận, các thành viên Đoàn giám sát nhấn mạnh, các cam kết về đầu tư trong các FTA là nội dung quan trọng và cũng hết sức phức tạp. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần làm rõ trong báo cáo trách nhiệm của Bộ trong việc phối hợp với các bộ, ngành liên quan nhằm tổ chức thực hiện các FTA mà Việt Nam là thành viên.Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có đánh giá manh tính định lượng hơn về tác động của các FTA đối với các khía cạnh kinh tế; chính trị; quốc phòng - an ninh…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia và Trung Quốc hoàn tất đàm phán FTA
18:22' - 21/07/2020
Theo Bộ Thương mại Campuchia, Campuchia và Trung Quốc đánh giá cao Hiệp định FTA song phương và coi đây là thỏa thuận phản ánh quan hệ lâu dài, truyền thống, hợp tác đối tác toàn diện giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Lấp lỗ hổng trong thực thi các FTA
08:17' - 19/07/2020
Theo các chuyên gia, với việc tham gia nhiều FTA, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với những hành vi lợi dụng ưu đãi thuế quan để trục lợi về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
EVFTA: Ngành hàng hải cần làm gì để nắm bắt cơ hội?
07:56' - 18/07/2020
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8 tới đây được xem là điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực vận tải biển và các cảng biển của Việt Nam phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.