Giảm thuế giá trị gia tăng - Bài 1: Hỗ trợ phục hồi sản xuất, kích cầu tiêu dùng
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thừa ủy quyền của Chính phủ, trình bày tờ trình về tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.
Theo các chuyên gia kinh tế, thuế VAT là sắc thuế gián thu nên khi giảm từ 10% về 8% sẽ có tác động đến toàn bộ giao dịch trên thị trường, cả người mua và người bán đều hưởng lợi. Thông tấn xã Việt Nam xin giới thiệu chùm 2 bài về những tác động của sắc thuế này đối với việc kích cầu nền kinh tế.Bài 1: Hỗ trợ phục hồi sản xuất, kích cầu tiêu dùng
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cấu thành trong giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Do đó, khi giảm thuế thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm, từ đó giúp kích cầu tiêu dùng và doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Công ty cổ phần Prime Yên Bình (Vĩnh Phúc) là doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%. Năm ngoái nhờ việc giảm thuế VAT, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí gần 2,5 tỷ đồng. Trong bối cảnh năm nay khi đơn hàng sụt giảm, nếu chính sách giảm thuế VAT tiếp tục được thực hiện, số tiền này tuy không phải là lớn những sẽ là nguồn tài chính hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho hơn 240 lao động. Ông Nguyễn Hải Đăng, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Prime Yên Bình cho biết, nhờ có nguồn tiền này, công ty đã đầu tư vào cải tiến thiết bị, từ đó, giảm chi phí giá thành sản phẩm. Kết quả trong năm 2022 công ty đã nộp ngân sách trên 10 tỷ đồng. “Bên canh đó, khi thuế VAT giảm thì giá thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng sẽ hạ, khả năng mua và sử dụng tăng lên thì sản lượng cũng sẽ ổn định. Đây chính là ảnh hưởng trực tiếp của sắc thuế này mang lại”, ông Nguyễn Hải Đăng nói. Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhiệt điện An Khánh (Thái Nguyên) cho rằng, các doanh nghiệp đang rất khó khăn, quyết định của Chính phủ triển khai lúc này rất là kịp thời vì giúp doanh nghiệp giảm ngay được từ đầu vào, đầu vào giảm thì sản phẩm đầu ra cũng rất thuận lợi giúp cho doanh nghiệp có tích lũy và mở rộng sản xuất Theo ông Nguyễn Văn Thắng, với việc được giảm thuế VAT đầu vào, người bán sẽ có điều kiện để không phải tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ khi sức ép về chi phí tăng cao. Khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ từ đó cũng sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ và cải thiện. Dưới góc độ hiệp hội, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (HANOISME) cho hay, việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% giúp người dân tiết kiệm được một khoản chi tiêu. Đặc biệt, đây là chính sách hỗ trợ tích cực để cộng đồng doanh nghiệp có thêm nguồn lực sớm phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, trong điều kiện nền kinh tế đang khó khăn.Theo Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính giảm 1,8% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2023 giảm 17,9% so với cùng kỳ, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 1,2%...
Trước bối cảnh kinh tế giảm tốc, những tháng đầu năm 2023, Chính phủ đã ban hành các chính sách giảm tiền thuê đất; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu; gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất… Đặc biệt, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng 2% để tiếp tục hỗ trợ người dân, cộng đồng doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng. Theo báo cáo của Chính phủ, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân về thuế, phí và lệ phí nói chung và giảm thuế giá trị gia tăng nói riêng được khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng doanh nghiệp, người dân hưởng ứng, đánh giá cao, qua đó góp phần vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển của doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế trong thời gian qua. Do vậy, Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% quy định tại điểm a khoản 1.1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.Cụ thể, giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, thực hiện theo phương án này nhằm đảm bảo đúng mục tiêu kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay, qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh sớm phục hồi và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách nhà nước cũng như nền kinh tế.Nhìn nhận dưới cái nhìn của người tiêu dùng, các chuyên gia kinh tế cho rằng người tiêu dùng, vốn là nhóm đang bị ảnh hưởng lớn khi thu nhập, việc làm bị giảm do dịch bệnh, việc giảm thuế VAT sẽ giúp nhóm này trực tiếp tiết kiệm được 2% chi tiêu bình quân.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, giảm để tăng vì khi giảm thì người dân có động lực để chi tiêu nhiều hơn; doanh nghiệp hoạt động thuận lợi hơn, các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra sôi nổi hơn. Khi các hoạt động kinh tế được thúc đẩy, phát triển hơn thì họ lại đóng thuế. Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng giúp “khoan thư sức dân”, khi tất cả các mặt hàng thiết yếu, cũng như dịch vụ hàng ngày trực tiếp sát sườn với túi tiền của người dân đều có mức độ giảm trừ. Điều này sẽ là nguồn động viên, khích lệ, cho thấy sự đồng hành của Chính phủ trước những khó khăn về thu nhập của người dân bị giảm sút trong bối cảnh tất cả các dịch vụ, cũng như hàng hóa đa phần giá cả vẫn neo cao. Việc giảm thuế sẽ góp phần “đỡ” cho người lao động từ nay tới cuối năm, từ đó kích thích người dân tiếp tục mua sắm, sử dụng hàng hóa, đặc biệt là hàng tiêu dùng, hàng hóa thiết yếu. Theo ông Nguyễn Quốc Việt, dù áp lực lạm phát đã giảm căng thẳng ở quý I/2023, nhưng về cuối năm vẫn rất nhiều ẩn số từ việc tăng giá một số mặt hàng dịch vụ, giá điện, tăng lương cơ bản… Do đó, việc giảm thuế VAT sẽ tạo ra dư địa trong kiểm soát lạm phát tốt hơn từ nay tới cuối năm. Việc ổn định được kinh tế vĩ mô nói chung và kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu của Chính phủ nói riêng cũng là một động thái hỗ trợ cho doanh nghiệp và phục hồi tăng trưởng kinh tế.Giảm 2% VAT cũng sẽ khiến số thu ngân sách năm 2023 bị giảm đã dấy lên lo ngại sẽ ảnh hưởng đến số thu ngân sách. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đều khẳng định, trong bối cảnh hiện nay, giảm thuế chính là nuôi dưỡng nguồn thu./.>>> Bài 2: Nuôi dưỡng nguồn thu
- Từ khóa :
- thuế vat
- giảm thuế vat
- thuế giá trị gia tăng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng giải pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mới khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu
12:40' - 25/05/2023
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư mới để áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trong bối cảnh mới và trước mắt là phù hợp, tương thích với thuế tối thiểu toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
Bên lề Kỳ họp Quốc hội: Đề xuất tăng mức giảm thuế VAT lên 3-5%
16:33' - 24/05/2023
Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đề xuất tăng mức giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) lên 3 - 5% thay vì mức 2%
-
Chứng khoán
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam có lợi nhuận sau thuế tăng gần 35%
17:16' - 21/05/2023
Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế năm 2022 của VNX là 2.089 tỷ đồng, tăng gần 53% so với thực hiện năm trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Xác định mức hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025
09:21'
Chưa đóng BHXH đủ 20 năm có được áp dụng mức tiền lương hưu thấp nhất bằng mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng hay vẫn tính lương hưu là 1.739.906 đồng?
-
Tài chính
Đồng NDT Trung Quốc chạm mức thấp mới
13:16' - 09/04/2025
Đồng NDT Trung Quốc tiếp tục suy yếu so với đồng USD, chạm mức thấp mới trong 19 tháng vào phiên 9/4.
-
Tài chính
Trung Quốc công bố loạt chính sách lớn hỗ trợ thị trường vốn
07:54' - 09/04/2025
Trong bối cảnh tâm lý thị trường tài chính, chứng khoán dao động, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc đã thông báo các biện pháp hỗ trợ thị trường vốn, góp phần ổn định thị trường.
-
Tài chính
Dự trữ vàng của Nga tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong 25 năm
07:30' - 09/04/2025
Ngân hàng trung ương Nga cũng báo cáo rằng tổng dự trữ vàng và ngoại hối của Nga đã tăng 15 tỷ USD, hay 2,4%, lên 647,4 tỷ USD vào tháng 3.
-
Tài chính
Cuba xem xét sửa đổi cơ chế tỷ giá và quản lý ngoại tệ
09:55' - 08/04/2025
Chính phủ Cuba đang soạn thảo nghị quyết về cơ chế mới trong “quản lý, kiểm soát và phân bổ ngoại tệ”, đồng thời nghiên cứu đề xuất điều chỉnh hệ thống tỷ giá hiện hành.
-
Tài chính
New Zealand tăng mạnh ngân sách quốc phòng
09:14' - 08/04/2025
Thủ tướng New Zealand, ông Christopher Luxon, thông báo sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 9 tỷ NZD (tương đương 5 tỷ USD) trong 4 năm tới.
-
Tài chính
Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ?
08:03' - 07/04/2025
Trong tháng Ba, đồng USD dao động gần mức "đáy" của 5 tháng so với các đồng tiền chủ chốt khác, giữa lúc thị trường hoang mang trước những chính sách thương mại khó đoán của Tổng thống Trump.
-
Tài chính
Sẽ hoàn thiện khung khổ pháp lý để xử lý các loại tài sản, tiền mã hóa
18:05' - 06/04/2025
Bộ Tài chính phối hợp với các bộ liên quan nghiên cứu thực trạng, kinh nghiệm quốc tế trong quản lý để hoàn thiện khung khổ pháp lý xử lý các loại tài sản, tiền mã hóa.
-
Tài chính
Thu thuế kinh doanh thương mại điện tử tăng 19% trong 3 tháng đầu năm
15:16' - 06/04/2025
Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.