Giao cụ thể nhiệm vụ trong Nghị quyết 19 tới từng bộ, ngành, địa phương
Chiều 7/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh đã chủ trì cuộc họp của Hội đồng, thảo luận về dự thảo Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018; trọng tâm thực hiện nội dung phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc; chỉ số năng suất lao động.
Năm 2017, năng lực cạnh tranh quốc gia tăng 5 bậc so với năm 2016 (từ vị trí 60/138 lên vị trí 55/137 nền kinh tế); môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, từ 82 lên 68/190 nền kinh tế; đổi mới sáng tạo cải thiện 12 bậc, đạt thứ hạng 47/127 nền kinh tế.Tuy nhiên, bên cạnh những cải thiện nói trên về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh vẫn chưa bền vững và chưa đạt được mục tiêu đề ra. Thứ hạng của nhiều chỉ số còn thấp so với các nước trong khu vực, một số chỉ số quan trọng khác thậm chí còn tụt hạng.
Điển hình như chỉ số Khởi sự kinh doanh xếp thứ 123; Giải quyết phá sản doanh nghiệp xếp thứ 129; Đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản liên tục giảm bậc kéo dài 57,5 ngày, hiện xếp thứ 63; Giải quyết tranh chấp hợp đồng kéo dài 400 ngày, xếp thứ 66.
Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, Nghị quyết 19 năm 2017 đặt mục tiêu cắt giảm 1/3-1/2 số điều kiện kinh doanh đã được các bộ rà soát nhưng mới chỉ có 5 bộ, ngành thực hiện và đưa ra phương án cắt giảm điều kiện kinh doanh.Đó là các bộ, ngành: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước.
Các bộ, ngành hiện vẫn còn lúng túng trong phân biệt điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa.Do vậy, nhiều điều kiện về quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thành điều kiện kinh doanh.
Về kiểm tra hàng hóa chuyên ngành, mặc dù đã có một số chuyển biến trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành, nhưng cải cách còn ít và chậm.Tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan vẫn chưa giảm (ở mức 30-35%), trong khi mục tiêu của Nghị quyết 19 đặt ra là giảm xuống còn 15% đến 2017.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần phải nhận thức đúng về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; không thể coi việc tháo gỡ, bãi bỏ những điều kiện kinh doanh vô lý do chính các bộ, ngành đặt ra là cải cách; không chỉ tháo gỡ những rào cản cũ mà cũng không được đặt ra những rào cản mới.Nếu không có nhận thức như vậy, việc tổ chức thực hiện sẽ chậm, không hiệu quả.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các nhiệm vụ trong Nghị quyết 19 năm 2018 phải được giao cụ thể tới từng bộ, ngành, địa phương, đi liền với kiểm tra, đôn đốc.Theo đó, cần khắc phục bằng được tình trạng thực hiện Nghị quyết 19 không đồng đều ở các bộ, ngành Trung ương.
Câu chuyện ‘trên nóng, dưới chưa nóng’ không chỉ từ Trung ương xuống địa phương mà còn xuất hiện ở ngay trong một bộ, từ cấp vụ, cấp chuyên viên, chi cục, thậm chí đơn vị sự nghiệp có liên quan.
Phó Thủ tướng yêu cầu cần kiểm tra, đôn đốc, công khai những bộ, ngành, địa phương làm tốt, những nơi làm chưa tốt, không tốt...
"Các bộ, ngành cần phối hợp đồng bộ hơn giữa việc thực hiện Nghị quyết 19 và công tác cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử… với những nội dung cụ thể, giải quyết đến cùng vướng mắc cho doanh nghiệp", Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Cho ý kiến đối với hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh về nội dung phát triển bền vững trong năm 2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu, phải đánh giá, tiến tới đo, đếm được việc thực hiện từng tiêu chí.Năm 2018, Hội đồng sẽ đẩy mạnh việc tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc; đặc biệt, trong việc ban hành các văn bản về chỉ tiêu và lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam; Hệ thống chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam; Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững; Hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá các mục tiêu phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện báo báo về năng suất lao động Việt Nam trình Chính phủ, từ đó để xã hội hiểu đúng, đầy đủ về vấn đề này, xác định những việc cần phải làm, cải thiện, nâng cao năng suất lao động Việt Nam./. Xem thêm:>>>Cải cách thủ tục hành chính: Tiệm cận thông lệ tốt nhất của thế giới
>>>Nghị quyết 19 - 2017: Quy trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng kịch bản tăng trưởng ở từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm theo quý
21:11' - 01/03/2018
Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản tăng trưởng ở từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm theo quý, không để tình trạng "cha chung không ai khóc", hoặc điều hành chung chung, không cụ thể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thổi bùng ngọn lửa khởi nghiệp
17:59' - 20/02/2018
Giữa trào lưu khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, “Chính phủ kiến tạo” đã xuất hiện đúng thời điểm và “thổi bùng” lên ngọn lửa khởi nghiệp.
-
DN cần biết
Rút ngắn khoảng cách trong cải thiện môi trường kinh doanh Hà Nội
11:24' - 18/02/2018
Việc thực hiện mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã đạt được những kết quả tích cực, song vẫn còn chậm so với yêu cầu đặt ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết Bộ Kế hoạch và Đầu tư
21:21' - 15/01/2018
Chiều 15/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết các vướng mắc Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
15:50'
Ngày 9/7, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Phú Thọ.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguy cơ chậm tiến độ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
14:55'
Dự án thành phần 3, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột do UBND tỉnh Đắk Lắk làm đơn vị chủ quản đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp "chạy nước rút" với cầu Rạch Miễu 2
14:33'
Tính đến đầu tháng 7/2025, tiến độ tổng thể đã hoàn thành được trên 96,5% khối lượng công việc được giao của Dự án đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 120 gian hàng được trưng bày tại Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế 2025
14:32'
Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đối tác chính thức khai mạc Hội chợ và triển lãm công nghệ quốc tế - iTech Expo 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Vân Phong “trải thảm đỏ” đón nhà đầu tư chiến lược
14:32'
Tỉnh Khánh Hòa đang triển khai nhiều chính sách ưu đãi và tích cực mời gọi nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm đến đầu tư tại Khu kinh tế Vân Phong.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
14:31'
Sáng 9/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp thông qua Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, Thành phố Cần Thơ đề ra hai kịch bản tăng trưởng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấp thuận chủ trương đầu tư 4 bến cảng Lạch Huyện với tổng số vốn 24.846 tỷ đồng
13:56'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1497/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến cảng số 9, số 10, số 11 và số 12 - Khu bến Lạch Huyện, Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng loạt triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
12:58'
Sáng 9/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt chủ trì Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao nhất từ năm 2020 đến nay
12:57'
Cục Thống kê nhận định sản xuất công nghiệp Việt Nam về cơ bản sẽ tiếp đà tăng trưởng trong nửa cuối năm 2025, dù phải đối phó với nhiều thách thức và chi phí toàn cầu.