Xây dựng kịch bản tăng trưởng ở từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm theo quý
Tiếp tục Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2018, chiều 1/3, các thành viên Chính phủ đã cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 và 02 tháng đầu năm 2018 và tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Tại Phiên họp, Thủ tướng yêu cầu xây dựng kịch bản tăng trưởng ở từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm theo quý, không để tình trạng "cha chung không ai khóc", hoặc điều hành chung chung, không cụ thể.
Ghi nhận các ý kiến phát biểu, kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ luôn lắng nghe nhiều kênh để điều chỉnh, nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành và xây dựng chính sách nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Đánh giá bức tranh kinh tế tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2018, Thủ tướng cho rằng, đã có sự phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực.Kinh tế vĩ mô được điều hành chủ động hơn và xuất hiện nhiều dấu hiệu tăng trưởng mới như tỷ trọng xuất khẩu của khối sản xuất trong nước cao hơn so với khối FDI; CPI được kiểm soát tốt dù là tháng Tết nhưng tăng không đáng kể.
Các chỉ tiêu ở mọi vùng, miền của đất nước đều tăng trưởng tốt, kết quả này tạo niềm tin cho Quý I và cả năm 2018.
"Tinh thần là phải tăng trưởng cao, lạm phát phải thấp, tỷ giá ổn định, không được chủ quan", Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình, nghiên cứu phân tích kỹ và đề xuất Thủ tướng kịch bản tăng trưởng theo từng quý bằng những giải pháp phù hợp với tình hình những biến động khu vực và thế giới, "không được để bất ngờ xảy ra"; phản ứng chính sách ở các cấp, ngành và Chính phủ cần kịp thời, hiệu quả hơn. Thủ tướng yêu cầu giải quyết, khắc phục tốt các vấn đề đang tồn tại, kiên trì thực hiện phương châm năm 2018 của Chính phủ "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả". Tăng cường kiểm tra, giám sát, chống tư tưởng trì trệ "trên nóng dưới lạnh" một cách quyết liệt hơn. "Cả hệ thống phải chuyển động phục vụ nhân dân và doanh nghiệp", chống bệnh hình thức, khoa trương. Người lãnh đạo các cấp phải tạo nên cảm hứng, quan tâm hơn đến những khát vọng về một Việt Nam thịnh vượng để mọi cấp, mọi ngành có một sức chiến đấu mới, Thủ tướng nhấn mạnh. Thủ tướng đề nghị chú trọng phát triển sản xuất gắn với thị trường, coi thị trường là vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết.Thủ tướng cho biết đã yêu cầu các bộ, ngành chuẩn bị tổ chức 10 hội nghị chuyên đề lớn, bên cạnh đó là các hoạt động kiểm tra việc thực thi chính sách, nhất là các chủ trương lớn của Chính phủ, chưa kể sẽ có những đợt kiểm tra như kiểm tra thực hiện nghị quyết trung ương về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng hay nghị quyết về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng gợi ý một số chủ đề như tích tụ tập trung ruộng đất, vấn đề nông nghiệp công nghệ cao, phát triển ngành logistics, công nghiệp hỗ trợ, kết nối khu vực kinh tế trong nước và FDI, thúc đẩy xuất khẩu, vấn đề tăng năng suất lao động, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…
Nhấn mạnh Chính phủ xác định công tác xây dựng hoàn thiện pháp luật là ưu tiên hàng đầu trong năm nay và các năm tiếp theo, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành rà soát, bãi bỏ các quy định pháp luật hiện đang là rào cản cho phát triển, không còn phù hợp, cản trở đối với phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải sửa ngay, đặc biệt là các quy định liên quan đến đầu tư, kinh doanh, quy hoạch, môi trường, đất đai…; tập trung cao cho công tác xây dựng pháp luật, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo đúng quy trình công tác. Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp tốt với Bộ Tài chính thực hiện bằng được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.Các Bộ trưởng chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực trong kiểm soát giá cả, nhất là giá điện, dịch vụ công và chỉ được điều chỉnh khi điều kiện cho phép và theo quy định chặt chẽ. Bên cạnh đó là thực hiện tốt việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, chú ý điều hành tín dụng, bất động sản, chứng khoán.
Lo lắng trước thực trạng vốn đầu tư công giải ngân rất chậm trễ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và phải "tạo chuyển biến rõ ngay trong tháng 3 này". Song song với đó, tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, nghiêm khắc xử lý người đứng đầu để xảy ra sai phạm tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình; tăng cường quản lý đấu thầu, sớm áp dụng việc triển khai đấu thầu qua mạng. Cùng với đó là tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính Nhà nước, chống chuyển giá, trốn thuế, triệt để tiết kiệm chi, mua sắm tài sản công; tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lâu, gian lận thương mại đang xuất hiện nhiều ở thời điểm trước và sau Tết. Chỉ đạo công tác của ngành thuế, Thủ tướng lưu ý không để xói mòn cơ sở thuế, chống thất thu và phải mở rộng diện thu thuế, nhất là thuế dịch vụ.Về nội dung lớn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp tục xây dựng Nghị quyết 19 để trình Chính phủ ban hành theo hướng tiếp tục cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh hội nhập hơn.
Trong đó, phải nêu rõ nhiệm vụ của từng bộ, từng địa phương, tập trung vào một số nội dung chính như đơn giản, rút ngắn các thủ tục đầu tư dự án, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chấn chỉnh thái độ thực thi công vụ và đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức gắn với đổi mới việc đánh giá cán bộ.
Thủ tướng cũng đề nghị khẩn trương hoàn thiện, khởi công một số dự án hạ tầng trọng điểm. Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu kinh tế một cách thực chất hơn tại từng bộ, ngành, địa phương đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá thường xuyên, Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ kéo dài; tiếp tục thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước. Nhấn mạnh đến ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn của Chương trình quốc gia thúc đẩy du lịch – lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất nước, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét đề xuất một số hạ tầng trọng điểm, giải quyết tốt vấn đề môi trường du lịch, đưa lĩnh vực này đi vào nề nếp, uy tín hơn và đặc biệt là phải nâng cao chất lượng nhân lực làm du lịch. Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành trung ương và các địa phương cần tập trung giải quyết những khó khăn vướng mắc để phát triển các khu kinh tế đã được quy hoạch, định hình và xây dựng hạ tầng để các mô hình này nhanh chóng trở thành động lực phát triển của vùng và cả nước.Trong đó, cần ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa thành tựu công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, làm rõ vấn đề về ách tắc trong hoạt động khởi nghiệp của Việt Nam và nhất là phát huy vai trò của báo chí đối với khởi nghiệp.
Thủ tướng mong muốn các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cắt giảm chi phí doanh nghiệp như phí giao thông, lãi xuất ngân hàng, tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là tiếp tục chỉ đạo kiểm tra đôn đốc, đánh giá các nội dung công việc đang triển khai nhất là vấn đề môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, chất lượng khám chữa bệnh cho người dân; giải quyết những vấn đề đang gây bức xúc trong nhân dân như vấn đề an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân viên y tế, chất lượng công tác giáo dục, vấn đề rác thải môi trường… Tại buổi làm việc chiều nay, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước báo cáo sơ bộ về vấn đề xét phong hàm giáo sư, phó giáo sư, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đã nhận được báo cáo của Bộ trưởng vào tối ngày 28/2.Thủ tướng đã giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Văn phòng Chính phủ chuẩn bị để đưa ra phiên họp thường trực Chính phủ tiến hành xem xét kết luận đảm bảo chặt chẽ, hợp lý, có cơ sở khoa học./.
Xem thêm:
>>>Tăng chế tài xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm
>>>Tiếp tục nghiên cứu về phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2: Kịp thời có những phản ứng chính sách phù hợp
20:25' - 01/03/2018
Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế để kịp thời có những phản ứng chính sách phù hợp.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán các dịch vụ công không dùng tiền mặt
19:14' - 01/03/2018
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.
-
Chứng khoán
Tháng 2, nhà nước thu về hơn 10 nghìn tỷ đồng từ đấu thầu trái phiếu Chính phủ
14:56' - 01/03/2018
Tháng 2/2018, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 6 phiên đấu thầu, huy động được tổng cộng 10.015 tỷ đồng trái phiếu, giảm 48% so với tháng 1/2018.
-
Kinh tế & Xã hội
Đức xác nhận nhiều cơ quan chính phủ bị tấn công mạng
09:11' - 01/03/2018
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Bộ Nội vụ Đức ngày 28/2 xác nhận hệ thống máy tính tại một số cơ quan chính phủ nước này đã bị tấn công, song vụ việc đã được kiểm soát kịp thời.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Anh quan tâm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với các nước ĐNA
10:29' - 27/02/2018
Anh đang quan tâm thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với các nước Đông Nam Á và xem đó là một trong những khu vực thử nghiệm đầu tiên trong chiến lược “Nước Anh Toàn cầu” giai đoạn hậu Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.