Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu cả nước phấn đấu đến hết năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc; trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu có khoảng 600 km để chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, 80 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đó cũng là động lực góp phần tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới, giá trị gia tăng mới của đất, tạo công ăn việc làm và sinh kế tốt hơn cho người dân vùng đất Chín Rồng nói riêng và người dân cả nước nói chung.
Định hướng cho tương lai
Theo Tiến sĩ Trần Hữu Hiệp, nguyên Ủy viên chuyên trách, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (trước đây), việc phát triển giao thông phải gắn liền với nhu cầu phát triển hạ tầng logistics, kết nối với các công trình đầu tư phát triển khác của vùng. Cần xác định quan điểm phát triển rõ ràng, có tư duy hệ thống đảm bảo yêu cầu tích hợp trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch, không cục bộ địa phương. Đồng thời, sắp xếp không gian và nguồn lực đầu tư phù hợp với yêu cầu phối hợp đồng bộ, hiệu quả đảm bảo tiến độ thi công và chất lượng công trình.
Đồng bằng sông Cửu Long cần lồng ghép các nguồn vốn đầu tư công khác, cũng như tạo lực hút vốn đầu tư xã hội; cần dựa trên cơ chế điều phối liên kết vùng về giao thông, ưu tiên các dự án liên tỉnh, liên kết nội vùng và liên vùng, đặc biệt là giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,… Nằm ở vị trí đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước, Chủ tịch UBND thành phố Cà Mau Tô Hoài Phương chia sẻ, Cà Mau có vai trò là đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng, là nơi tập trung của nhiều đầu mối giao thông lớn như: Quốc lộ 1, Quốc lộ 63, đường Hành lang ven biển phía Nam, thuận lợi với các tỉnh, huyện phụ cận; là cứ điểm quốc phòng, an ninh quan trọng của vùng bán đảo Cà Mau. Mục tiêu đến năm 2045, thành phố Cà Mau sẽ phát triển theo mô hình đô thị phi tập trung tầng bậc dựa trên sự hội tụ của các trục hướng tâm. Các cực trung tâm phân bố trên lãnh thổ theo tầng bậc, được kết nối với nhau bằng mạng lưới giao thông và các khu chức năng phân bố khá đồng đều cho các trung tâm. Định hướng phát triển giao thông trong tương lai, ở vùng Đồng Tháp Mười, theo Sở Xây dựng Đồng Tháp, tỉnh phấn đấu phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ hiệu quả, phủ khắp từ khu vực thành thị đến nông thôn. Qua đó, tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa, hành khách được thuận lợi, nhanh chóng, thiết thực, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Cùng với các tỉnh, thành trong vùng, tỉnh Đồng Tháp ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh các tuyến giao thông kết nối trọng điểm giữa tỉnh với quốc gia, các tuyến giao thông mang tính kết nối liên vùng, các tuyến giao thông chính của tỉnh, các trục chính đô thị, trục tuyến kết nối các đô thị, khu, cụm công nghiệp, các vùng nguyên liệu lớn. Quan tâm kết hợp quy hoạch khai thác quỹ đất hai bên đường để tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh tập hợp nhiều nguồn lực đầu tư phát triển, chú trọng nguồn lực thực hiện theo hình thức hợp tác công tư. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, Đồng bằng sông Cửu Long cần phát triển nhanh và bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Điều quan trọng hơn cả là cần rút kinh nghiệm để thời gian tới làm tốt hơn nữa. Những vấn đề khó khăn nhất đã vượt qua, hiện nay cần phải tạo động lực mới, khí thế mới, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm ngày Quốc khánh 2/9 và chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Thực tế, Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với tình trạng sụt, lún, sạt lở, hạn mặn,… Do đó, Thủ tướng giao các bộ, ngành liên quan thực hiện dự án tổng thể giải quyết tình trạng này. Đồng thời, tích cực triển khai Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp; tiếp tục hoàn thiện, mở rộng các sân bay Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá; đầu tư phát triển cảng biển Cái Cui, Trần Đề, Hòn Khoai,… từ đó mở ra các không gian phát triển mới. Thủ tướng khẳng định, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn khó khăn nhưng tương lai phát triển rất tươi sáng. Hạ tầng giao thông được phát triển đồng bộ sẽ góp phần quan trọng giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
22:01'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tăng cường kết nối kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam với các nước để thích ứng tốt hơn với tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị Đầu tư thường niên 2025 ở UAE
21:40'
Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự AIM Congress lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab (Arập) Thống nhất (UAE).
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế gấp hơn 2 lần
20:49'
Tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 1.386.700 tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Biến khó khăn thành cơ hội để cơ cấu lại thị trường, ngành hàng
20:37'
Chiều 7/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng lắng nghe ý kiến đề xuất, bàn giải pháp trước chính sách thuế suất của Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chúng ta phải vươn lên mạnh mẽ, không được phép yếu đi
18:53'
Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%: Việt Nam ứng phó ra sao?
16:22'
Những nỗ lực ngoại giao kinh tế của lãnh đạo Chính phủ những ngày qua, cùng sự sẵn sàng chung tay từ phía các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và AmCham, USABC cho chúng ta niềm tin lạc quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Điểm bán lẻ, dịch vụ đón lượt khách tăng “khủng” dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
15:25'
Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương và phong phú điểm đến đã góp phần tạo nên một không gian du lịch sống động, mang đậm bản sắc của thị trường du lịch Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.