Giới chức Mỹ: Trung Quốc bắt đầu nới lỏng trừng phạt Triều Tiên
Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn báo cáo thường niên công bố ngày 14/11 của Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung (USCC) cho rằng Trung Quốc đã thực hiện các lệnh trừng phạt Triều Tiên một cách nghiêm túc trong khoảng thời gian từ đầu năm 2017 đến đầu năm 2018.
Tuy nhiên, dường như có một sự tăng cường các cuộc trao đổi song phương Trung-Triều kể từ cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 6 vừa qua.
Báo cáo của USCC nêu rõ: "Các cuộc trao đổi chính thức giữa Trung Quốc và Triều Tiên vẫn tiếp diễn, trong khi Trung Quốc dường như đã nới lỏng việc thực thi các lệnh trừng phạt".
Nhiều khả năng, các công nhân Triều Tiên đã quay trở lại làm việc tại miền Đông Bắc Trung Quốc, các hoạt động kinh tế và du lịch đã được khôi phục tại các thị trấn biên giới, các chuyến bay hai chiều đã được nối lại, và hai nước đã tiến hành các cuộc trao đổi cấp cao nhằm thảo luận về việc phát triển kinh tế.
Báo cáo cũng nhấn mạnh khi Trung Quốc thực hiện nghiêm túc các lệnh trừng phạt, việc xuất khẩu từ Triều Tiên sang Trung Quốc "sụt giảm đáng kể".
USCC cũng khuyến nghị Quốc hội Mỹ chỉ đạo Bộ Tài chính nước này đệ trình một báo cáo về việc Trung Quốc thực thi các lệnh trừng phạt trong vòng 180 ngày.
Ngoài ra, cũng liên quan tới Triều Tiên, ủy ban trên cho rằng trong khi Trung Quốc ủng hộ Mỹ và Hàn Quốc có cách tiếp cận ngoại giao với Triều Tiên, Bắc Kinh chú trọng tới mục tiêu tránh bùng nổ chiến tranh và bất ổn tại nước láng giềng này hơn là mục tiêu phi hạt nhân hóa.
Theo báo cáo này, Trung Quốc coi việc chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa tầm xa của Triều Tiên có ý nghĩa quan trọng, nhưng vẫn là mục tiêu "thứ cấp", trong khi mục tiêu lớn hơn là làm suy yếu quan hệ đồng minh Mỹ - Hàn.
USCC được Quốc hội Mỹ thành lập năm 2000 nằm cung cấp báo cáo thường niên về các vấn đề an ninh quốc gia trong quan hệ Mỹ - Trung.
Quan hệ Mỹ-Triều có những dấu hiệu tích cực kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ nhất trung tuần tháng 6 vừa qua. Tại cuộc gặp, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký một tuyên bố chung, theo đó Bình Nhưỡng cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn đổi lấy đảm bảo an ninh từ Washington.
Gần một năm qua, Triều Tiên đã không tiến hành thử tên lửa đạn đạo hoặc hạt nhân, đồng thời cho biết đóng cửa bãi thử hạt nhân chính của nước này, cũng như sẽ tháo dỡ một số cơ sở.
Tuy nhiên, hiện các cuộc đàm phán Mỹ-Triều đang rơi vào bế tắc do hai bên còn nhiều khác biệt liên quan đến quy mô phi hạt nhân hóa, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và tuyên bố chính thức kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên./.
>>>Hoãn cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ và các quan chức Triều TiênTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Nhật thúc đẩy hợp tác thương mại và phi hạt nhân hóa Triều Tiên
13:43' - 13/11/2018
Ngày 13/11, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã nhất trí hợp tác hướng tới phi hạt nhân hóa Triều Tiên và mở rộng thương mại mang lại lợi ích cho cả hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ duy trì đề nghị trừng phạt Triều Tiên
09:34' - 09/11/2018
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 8/11 đã triệu tập một cuộc họp để thảo luận về khả năng nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ dự kiến gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên vào đầu năm sau
07:55' - 08/11/2018
Ngày 7/11, Tổng thống Mỹ thông báo, ông dự kiến gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào đầu năm sau, đồng thời sẽ sắp xếp lại lịch gặp giữa Ngoại trưởng Mike Pompeo và giới chức Triều Tiên.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21'
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.