Giới chuyên gia cảnh báo xu hướng lạm dụng hóa chất nông nghiệp tại Brazil
Theo tuần báo Orbe (Cuba), trong hai thập kỷ qua, Brazil tăng mạnh việc sử dụng các hóa chất nông nghiệp có hại, chủ yếu là glyphosate, kể từ khi triển khai chiến lược phát triển nông sản biến đổi gen quy mô lớn. Trong khoảng thời gian này Brazil luôn đứng trong các nước sử dụng hóa chất nông nghiệp nhiều nhất thế giới.
Tại quốc gia rộng lớn và đông dân nhất Mỹ Latinh này, việc sử dụng các sản phẩm này tăng tới 90% trong 10 năm. Xu hướng này càng trở nên trầm trọng với lập trường coi nhẹ các vấn đề môi trường của chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro hiện tại.
Chỉ trong 4 tháng đầu tiên tại nhiệm, Bộ trưởng Nông nghiệp Tereza Cristina Correa đã cấp 152 giấy đăng ký cho phép sử dụng các loại hóa chất nông nghiệp mới trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, mà một số trong số đó bị cộng đồng khoa học quốc tế coi là độc hại và bị cấm tại một số thị trường lớn như châu Âu và Mỹ.Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng việc sử dụng lập luận nâng cao năng suất để biện hộ cho xu hướng gia tăng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp về lâu về dài cũng sẽ làm mất các khách hàng nước ngoài, vì xu thế toàn cầu là giảm bớt các yếu tố này, nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là gây ra một quá trình “đầu độc trường kỳ” chính người nhân Brazil.Nghị sĩ Nilto Tatto, thuộc Đảng Lao động và đại diện bang Sao Paulo, chia sẻ với Orbe: “Khoảng 70% các loại thực phẩm của chúng tôi đã bị ô nhiễm. Thật đáng tiếc là trong vòng 3 hoặc 4 thập kỷ qua, các nhà sản xuất nông nghiệp cũng không có lựa chọn, hỗ trợ kỹ thuật hay giải pháp thay thế nào cho việc sử dụng hóa chất và phân bón”.Trong khi đó, Hiệp hội Sức khỏe tập thể Brazil ước tính trung bình mỗi người dân tại “xứ sở Samba” này “tiêu thụ” 7,3 lít hóa chất nông nghiệp mỗi năm.Trước đây, quy trình cấp phép sử dụng cho một loại hóa chất nông nghiệp tại Brazil bao gồm đánh giá của các Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế và Bộ Môi trường, với đại diện lượt là Cơ quan Cảnh báo vệ sinh thực phẩm quốc gia, Viện Môi trường và Viện Tài nguyên tự nhiên có thể tái tạo.Tuy nhiên, kể từ khi Quốc hội Brazil bãi nhiệm cựu tổng thống Dilma Rousseff vào năm 2016, Bộ Y tế và Bộ Môi trường đã bị đưa ra khỏi quy trình này, còn Bộ Nông nghiệp – nơi “quản lý” quyền lợi của các tập đoàn hóa chất lớn như Bayer, Basf, Syngenta và Monsanto – đã nới lỏng các thủ tục và việc sử dụng các hóa chất độc hại có xu hướng gia tăng.Nghị sĩ Nilto Tatto cảnh báo: “Chúng tôi phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho dân chúng. Họ cần ý thức về những hậu quả mà hóa chất nông nghiệp gây ra cho môi trường, khi đây là yếu tố gây ô nhiễm nước phổ biến thứ 2 tại Brazil. Một nghiên cứu gần đây khẳng định rằng trung bình cứ 4 dòng sông tại Brazil thì 1 dòng sông có chứa 27 loại hóa chất nông nghiệp khác nhau”.Theo một nghiên cứu độc lập công bố vào năm ngoái, hệ thống y tế công Brazil ghi nhận đã chăm sóc cho gần 40.000 người từng phơi nhiễm với các chất độc hại trên trong giai đoạn 2007 – 2017. Hạ nghị sĩ Joao Daniel, điều phối viên của tổ nông nghiệp của Đảng Lao động tại Hạ viện Brazil, giải thích: “Chúng tôi có 8 triệu người bị ung thư, nhưng ngành y tế Brazil hiếm khi nói rằng các vấn đề về sức khỏe này là do các hóa chất nông nghiệp gây ra. Các doanh nghiệp nhiều thế lực này không để Bộ Y tế, các chính quyền địa phương hay người dân đòi họ phải chi trả phí chữa trị cho các căn bệnh từ các loại thuốc độc mà họ kinh doanh”.Ông Joao Daniel nhận định cuộc đấu tranh chống lại thế lực bảo thủ kinh doanh nông sản và các tập đoàn đa quốc gia khổng lồ là rất khó khăn, cũng bởi vì chính họ cũng là các lực lượng nắm giữ ngành dược phẩm. Ông nói: “Ngoài việc sản xuất thuốc độc, họ cũng sản xuất cả thuốc chữa nữa, và như vậy chu kỳ quay vòng sinh lãi của họ ngày càng tăng”./.- Từ khóa :
- brazil
- nông nghiệp
- hóa chất nông nghiệp
- glyphosate
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Làm sao để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp?
18:50' - 14/06/2019
Lâu nay, ngành nông nghiệp vẫn được coi là một trong những "trụ cột" của nền kinh tế, mỗi năm ngành này thu về hàng chục tỷ USD.
-
Kinh tế & Xã hội
Nông nghiệp xuất siêu gần 3,3 tỷ USD
10:45' - 31/05/2019
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 16,1 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành nông nghiệp Mỹ cần nhiều hơn một gói hỗ trợ tài chính
17:57' - 28/05/2019
Các tổ chức nông nghiệp của Mỹ đang hối thúc chính phủ liên bang sớm giải quyết bất đồng thương mại, cho rằng người nông dân cần các thị trường mở để xuất khẩu sản phẩm hơn là một gói hỗ trợ ngắn hạn.
-
Doanh nghiệp
Công ty hóa chất Bayer bị tấn công mạng trong hơn một năm qua
13:07' - 04/04/2019
Ngày 4/4, truyền thông Đức đưa tin công ty hóa chất Bayer là nạn nhân của một vụ tấn công mạng trong hơn một năm qua, song không có bằng chứng nào cho thấy dữ liệu đã bị rò rỉ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.