Giới chuyên gia: Việt Nam có thể là hình mẫu hoàn hảo phục hồi sau COVID-19 ở Nam bán cầu
Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ 4 đến 5% trong năm nay, cao hơn mức dự báo của IMF vào tháng 4/2020.
Điều này có nghĩa rằng tốc độ phục hồi của nền kinh tế Việt Nam đang nhanh hơn nhiều nền kinh tế trong khu vực sau khi khống chế thành công đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đó là nhận định của Giáo sư Pankaj Jha, giảng viên Trường Quan hệ quốc tế Jindal, Đại học Toàn cầu O P Jindal, Sonepat (Ấn Độ).
Trong bài viết trên trang tin moderndiplomacy.eu mới đây, Giáo sư Pankaj Jha nhận định dự báo điều chỉnh của IMF được công bố hồi tháng 5 vừa qua cho biết nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ 7% trong năm tới, nhưng dựa vào những tín hiệu đáng kích lệ, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể vượt mức dự kiến.
Năm nay, mặc dù nhu cầu giảm từ thị trường châu Âu và Mỹ đã tác động đến xuất khẩu từ Việt Nam và điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng, nhưng thậm chí Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 5% cũng là điều rất đáng khen ngợi.
Với việc khôi phục lại sản xuất một cách nhanh chóng và là sự thay thế tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc tại một số thị trường, Việt Nam có thể có động lực để phục hồi sớm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế này cũng dẫn đến lạm phát gia tăng và có khả năng ở mức hơn 4% trong năm nay.
Trong quý II/2020, các chỉ số phát triển kinh tế của Việt Nam là đầy triển vọng. Theo Bloomberg, Việt Nam đã công bố thặng dư thương mại 500 triệu USD vào tháng 6/2020, khi trước đó vào tháng 5/2020, Việt Nam bị thâm hụt thương mại 900 triệu USD.
Thị trường Mỹ cũng đang có dấu hiệu phục hồi và thương mại Việt Nam - Mỹ dự kiến sẽ chạm mốc 80 tỷ USD trong những năm tới. Hơn nữa, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) đã và đang tạo điều kiện tốt hơn cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với việc miễn thuế nhập khẩu hơn 71% hàng hóa Việt Nam sang châu Âu, trong khi hơn 65% hàng hóa châu Âu sẽ được miễn thuế vào thị trường Việt Nam.
Việt Nam đã chứng kiến gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các công ty châu Âu và Mỹ vì sự cải thiện về mặt pháp lý và môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Việt Nam cũng đã có những hành động tích cực để giải quyết một số vấn đề kinh tế đặt ra trong giai đoạn COVID-19.
Điều này bao gồm hợp lý hóa cơ cấu thuế, cải thiện cơ sở hạ tầng, giải quyết các thách thức trong kinh doanh, cải cách khu vực công và lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, đồng tiền của Việt Nam đã duy trì được sự ổn định tương đối trước những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế.
Ngoài ra, chi phí lao động tương đối thấp ở Việt Nam cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc tạo ra một hệ sinh thái kinh tế, vốn có thể tạo ra nhiều việc làm.
Việt Nam còn là nước có tỷ lệ người biết chữ cao và đang nỗ lực xây dựng một hệ thống giáo dục mới để cung cấp nguồn lao động lành nghề cũng như các chuyên gia về ngôn ngữ để thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào nước này.
Việt Nam xác định các cơ sở đào tạo nghề ngày càng chất lượng hơn, các trung tâm đào tạo kỹ năng chuyên môn hiệu quả và cải thiện giáo dục đại học là trọng tâm chính. Điều này sẽ mang lại những thay đổi cần thiết để thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Mặt khác, một trong những thành tựu lớn nhất mà Việt Nam đã đạt được trong một thập kỷ qua là cuộc chiến chống tham nhũng hiệu quả trên cả nước.
Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực như dệt may, luyện kim, nhựa, giấy, du lịch, nông nghiệp và viễn thông. Việt Nam cũng đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực như ô tô, điện tử và công nghệ phần mềm.
Việt Nam hiện đang nỗ lực để thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước châu Á và châu Âu để thúc đẩy sản xuất, đồng thời đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, tiềm năng của ngành dịch vụ trong nền kinh tế Việt Nam vẫn cần thêm động lực từ các lĩnh vực như giáo dục, y học, du lịch và công nghệ thông tin.
Tóm lại, Giáo sư Pankaj Jha cho rằng, Việt Nam có thể đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao thời hậu COVID-19 dựa vào việc cải cách cơ cấu và các biện pháp tạo điều kiện thúc đẩy thương mại. Do đó, Việt Nam có thể nổi lên như một hình mẫu hoàn hảo ở phía Nam bán cầu./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế Việt Nam hậu COVID-19: Một số ưu tiên chính sách
11:25' - 17/07/2020
Việt Nam vẫn cần phải tập trung cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới thể chế kinh tế theo hướng nâng cao khả năng chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế trong bối cảnh “bình thường mới”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Italy
17:05' - 30/06/2020
Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp Italy đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ dệt may, da giày – lĩnh vực mà Italy có thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm để tận dụng những ưu đãi từ EVFTA mang lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Bloomberg: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục bất chấp dịch COVID-19
10:31' - 29/06/2020
Báo Bloomberg của Mỹ số ra ngày 29/6 có bài viết nhận định nền kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng ngoài dự báo, bất chấp các tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia nhìn nhận thế nào về phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam?
16:23'
Các chuyên gia Việt Nam đã và đang trực tiếp tham gia những dự án hạt nhân lớn của Pháp, đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Paris về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi).
-
Ý kiến và Bình luận
LHQ, Mỹ kêu gọi kiềm chế, hạ nhiệt căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
08:22'
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Ấn Độ và Pakistan, Liên hợp quốc (LHQ) và Mỹ đã kêu gọi hai bên kiềm chế tối đa để tránh leo thang căng thẳng.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Nga ủng hộ thỏa thuận hạt nhân "công bằng" giữa Mỹ-Iran
08:10'
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định với người đồng cấp Iran Masoud Pezeshkian rằng Moskva sẵn sàng thúc đẩy đối thoại giữa Tehran và Washington nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân “công bằng”.
-
Ý kiến và Bình luận
Iran, EU sẵn sàng khởi động đàm phán chính trị để cải thiện quan hệ song phương
08:30' - 06/05/2025
Iran và Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/5 tuyên bố sẵn sàng khởi động tiến trình đàm phán chính trị để giải quyết những bất đồng và mối quan tâm chung nhằm cải thiện quan hệ song phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Nhà báo New Zealand ấn tượng sâu sắc về đất nước con người Việt Nam
11:54' - 05/05/2025
Cuối tuần qua, trang tin The New Zealand Herald đã đăng tải bài viết của tác giả Cath Johnsen, khẳng định Việt Nam có một trong những nền văn hóa thân thiện nhất thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Tỷ phú Warren Buffett: Mỹ không nên sử dụng thương mại như một vũ khí
09:35' - 05/05/2025
Nhà đầu tư, tỷ phú Warren Buffett mới đây đã lên tiếng phản đối chính sách thuế quan cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump, cho rằng nước Mỹ không nên sử dụng "thương mại như một vũ khí".
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ tầm nhìn táo bạo sau 100 ngày tại nhiệm
08:05' - 05/05/2025
Ông Trump đã đưa ra một loạt các tuyên bố đáng chú ý về thuế quan, nhập cư, đối ngoại và cả tương lai chính trị của mình.
-
Ý kiến và Bình luận
VCCI: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng
11:30' - 04/05/2025
Theo VCCI, nhiều quy định tính thuế và điều kiện khấu trừ thuế đề ra theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) chưa hợp lý.
-
Ý kiến và Bình luận
Thủ tướng Canada cam kết cải tổ toàn diện nền kinh tế
09:05' - 03/05/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney khẳng định sẽ thực hiện cuộc cải tổ kinh tế lớn nhất của nước này kể từ sau Thế chiến Thứ II.