Kinh tế Việt Nam hậu COVID-19: Một số ưu tiên chính sách
Trước tác động của dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều thách thức trong 6 tháng cuối năm 2020. Để tìm hiểu rõ hơn về các thách thức cũng như kịch bản tăng trưởng và các gợi ý chính sách cho thời gian tới, BNEWS/TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết của TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
*Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế năm 2020?
Trong 6 tháng đầu năm 2020, kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp, khó lường, với triển vọng xấu đi rất nhanh. Đại dịch COVID-19 và các biện pháp phòng chống đã kéo theo hệ lụy nghiêm trọng chưa từng thấy đối với nhiều ngành, hoạt động kinh tế (như du lịch, giao thông vận tải, thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư, tài chính, v.v.). Nhiều tổ chức quốc tế đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020, với những đánh giá ở mức độ rất nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng GDP suy giảm còn 3,82% trong quý I, và 0,36% trong quý II (so với cùng kỳ năm 2019). Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 1,81%, thấp nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Dù suy giảm mạnh, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước trên thế giới.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là mối lo ngại về sự bùng phát dịch lần thứ 2 hiện hữu ở một số các quốc gia, khu vực, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam năm 2020. Theo đó, tăng trưởng có thể đạt mức 2,1% theo kịch bản 1, và 2,6% trong kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo giảm 3,1% trong kịch bản 1 và giảm 1,9% trong kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 1,7 tỷ USD và 2,1 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2020 lần lượt đạt 4,3% và 4,5%.
Trong 6 tháng cuối năm 2020, kinh tế Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, bao gồm tính khó đoán định của diễn biến dịch tại các nền kinh tế chủ chốt; tính dễ tổn thương của nền kinh tế do sự đứt gãy các chuỗi giá trị toàn cầu; việc duy trì sức sống cho cộng đồng doanh nghiệp, và các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Tuy được đánh giá cao về kết quả phòng chống dịch và có cơ hội phục hồi kinh tế sớm, Việt Nam vẫn cần thận trọng trong đánh giá tình hình các tháng cuối năm, đồng thời thực hiện các nhóm giải pháp phù hợp để vừa thúc đẩy phục hồi kinh tế, giữ mạch cải cách, và bảo đảm an sinh xã hội. Về mặt dài hạn, Việt Nam vẫn cần phải tập trung cải thiện nền tảng kinh tế vi mô và đổi mới hệ thống thể chế kinh tế theo hướng nâng cao khả năng chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế, xử lý hiệu quả những rủi ro – đặc biệt gắn với COVID-19 - trong bối cảnh “bình thường mới”.
*5 thách thức cho kinh tế Việt Nam
Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường trên thế giới điều này đặt ra nhiều thách thức cho kinh tế Việt Nam.
Một là, diễn biến dịch COVID-19 còn khó đoán định, đặc biệt tại các nền kinh tế chủ chốt, các đối tác thương mại – đầu tư quan trọng của Việt Nam. Thách thức càng khó khăn hơn khi Việt Nam là một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, nhập khẩu, du lịch. Trong số 17 đối tác kinh tế và du lịch hàng đầu của Việt Nam (chiếm khoảng 80% về thương mại, 90% về đầu tư nước ngoài, 80% về du lịch), phần lớn khó có thể trở lại trạng thái bình thường mới trong nửa cuối năm 2020, thậm chí đối mặt với nguy cơ làn sóng dịch bệnh thứ hai.
Hai là, sự đứt gãy các chuỗi giá trị toàn cầu do đại dịch COVID-19 làm bộc lộ rõ hơn tính dễ tổn thương của nền kinh tế. Nếu không được kiểm soát tốt, việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu có thể khiến Việt Nam trở thành điểm đến của các cơ sở sản xuất công nghệ thấp, không thân thiện với môi trường.
Ba là, với trên 98% là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, việc duy trì sức sống cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh hậu COVID-19 cũng là một khó khăn, thách thức lớn. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, dù được quan tâm và có nhiều thành tựu mới, vẫn còn nhiều hạn chế. Khảo sát của TCTK (tháng 5/2020) cho thấy những trở ngại không nhỏ của doanh nghiệp về tiếp cận thị trường đầu ra cũng như đầu vào, nguyên liệu cho sản xuất.
Bốn là, đại dịch COVID-19 cũng làm trầm trọng hơn các thách thức đối với an ninh của Việt Nam, cả ở khía cạnh truyền thống và phi truyền thống. Chẳng hạn, bảo đảm an ninh mạng trở nên thách thức hơn trong bối cảnh nhu cầu ứng dụng các nền tảng trên không gian mạng tăng cao. Xử lý hệ lụy từ tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, v.v. cũng trở nên khó khăn hơn (đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long), ảnh hưởng lớn tới an ninh lương thực, an ninh nguồn nước.
Năm là, đối đầu Mỹ - Trung Quốc diễn biến phức tạp, khó lường hơn trong bối cảnh hậu COVID-19, có thể kéo theo những bất định trong hợp tác thương mại và đầu tư ở thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo đó, kinh tế Việt Nam có thể chịu những hệ lụy trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt là về xuất nhập khẩu và thu hút FDI.
*Một số định hướng chính sách
Một là, lưu tâm hơn đến đánh giá thiệt hại từ COVID-19 trên nhiều phương diện để từ đó xác định chính sách hỗ trợ kinh tế với quy mô, thời điểm, đối tượng phù hợp. Đảm bảo công khai, minh bạch thông tin và thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả, tránh gây ra tình trạng trục lợi chính sách, gây ảnh hưởng tới hiệu quả và niềm tin chính sách.
Hai là, ưu tiên hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhằm thúc đẩy nhanh hoạt động kinh tế, kích cầu và tăng cường sinh kế cho người dân. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới, tận dụng cơ hội từ các FTA và khai thác tối đa thị trường trong nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập cảnh của chuyên gia, lao động kỹ thuật cao nước ngoài làm việc tại các dự án trọng điểm trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn an toàn phòng chống dịch.
Ba là, ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) cho các biện pháp tăng cường hệ thống y tế, phòng chống dịch, bảo đảm dịch vụ cơ bản và sinh kế cho các nhóm yếu thế. Rà soát, đánh giá các chương trình, chính sách hỗ trợ tài khóa đã triển khai.
Bốn là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả giải ngân vốn đầu tư công làm động lực cho phục hồi, tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19, đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong năm 2020. Tập trung vốn NSNN cho các dự án công trình trọng điểm, có sức lan tỏa lớn (cơ sở hạ tầng, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp thông minh, đổi mới sáng tạo, v.v.).
Năm là, chủ động chuẩn bị cho xu hướng dịch chuyển dòng vốn nước ngoài và chính sách điều chỉnh mạng sản xuất, chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn. Phát huy hiệu quả hơn vai trò của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong nghiên cứu các thực tiễn tốt của nước sở tại, từ đó đề xuất các chính sách ứng phó, phát triển kinh tế hậu COVID-19.
Sáu là, phát huy cơ chế thông tin, giám sát cộng đồng để đảm bảo hiệu quả triển khai và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh./.
TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng khẳng định không được để đổ gẫy nền kinh tế
20:32' - 16/07/2020
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm không được để đổ gẫy nền kinh tế, không để doanh nghiệp phá sản và phải nỗ lực tăng trưởng ở mức cao nhất.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia nhận định 2 yếu tố giúp Việt Nam khôi phục tăng trưởng kinh tế
18:43' - 15/07/2020
Theo McKinsey&Company, có hai yếu tố giúp nền kinh tế Việt Nam có thể từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch gây ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Tháng 6/2020: Xuất khẩu rau quả tăng trưởng trở lại
10:00' - 08/07/2020
Tháng 6/2020, xuất khẩu rau quả tăng trưởng trở lại sau 11 tháng giảm liên tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc: Giới chuyên gia kêu gọi chính phủ hành động trước rủi ro kinh tế
09:03'
Chính phủ nước này cần nhanh chóng quyết định ngân sách bổ sung để hỗ trợ nền kinh tế vốn đang suy yếu và sẽ tiếp tục trì trệ cho dù cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol đã bị bãi nhiệm.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng
14:21' - 05/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát tăng
14:20' - 05/04/2025
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell cho rằng các mức thuế quan do Tổng thống Donald Trump áp đặt đang làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Các hiệp hội kinh tế Hàn Quốc kêu gọi ổn định chính trị, khôi phục kinh tế
12:34' - 05/04/2025
Phòng Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đưa ra lời kêu gọi chấm dứt xung đột và tập trung nỗ lực vào việc ứng phó với các vấn đề kinh tế như cuộc chiến thuế quan.
-
Ý kiến và Bình luận
UNCTAD: Nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do thuế quan
08:19' - 05/04/2025
Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) ngày 4/4 đã ra thông báo đánh giá về nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang sau khi Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF đánh giá lại rủi ro từ thuế quan Mỹ với kinh tế thế giới
13:30' - 04/04/2025
IMF hiện đang đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế vĩ mô từ các biện pháp thuế quan mới được công bố.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Giám đốc WTO: Thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm khoảng 1% vì thuế quan mới của Mỹ
09:18' - 04/04/2025
Theo Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), kế hoạch thuế quan mới được Mỹ công bố có thể khiến tổng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu giảm khoảng 1% trong năm nay.
-
Ý kiến và Bình luận
Canada tuyên bố áp thuế đối với ôtô của Mỹ
08:09' - 04/04/2025
Thủ tướng Canada Mark Carney tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế quan có mục tiêu đối với ôtô sản xuất tại Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
Kinh tế tư nhân - trụ cột mới của nền kinh tế Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển
09:55' - 03/04/2025
Trong gần 40 năm Đổi mới, khu vực tư nhân đã chứng minh vai trò không thể thay thế trong việc tạo việc làm, thu hút đầu tư, đóng góp ngân sách và thúc đẩy sáng tạo.