Giới công nghệ Mỹ dành nhiều “lời có cánh” cho DeepSeek
Thế giới trí tuệ nhân tạo (AI) đang chứng kiến "cơn địa chấn" mang tên DeepSeek, một công ty khởi nghiệp AI đến từ Trung Quốc vừa cho ra mắt mô hình tư duy R1 tạo nên cuộc cách mạng về hiệu suất và chi phí. Với sức mạnh vượt trội, AI "R1" của DeepSeek không chỉ cạnh tranh về hiệu suất hoạt động với mô hình tiên tiến nhất của OpenAI mà còn tạo ra bước ngoặt về chi phí khi chỉ phải dùng đến khoản tiền chỉ bằng một phần nhỏ so với các phòng thí nghiệm AI hàng đầu tại Mỹ.
Chính sự đột phá đó đã giúp DeepSeek nhận được hàng loạt lời khen ngợi từ các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ, từ Microsoft, Meta, Google đến Amazon.
Giám đốc điều hành (CEO) của Microsoft, ông Satya Nadella, công khai thừa nhận những đổi mới thực sự mà DeepSeek mang lại, đồng thời đề cao tính hiệu quả đáng kinh ngạc của mô hình AI mã nguồn mở này.
Microsoft thậm chí đã tích hợp mô hình R1 vào các nền tảng phát triển của mình như Azure và GitHub.
CEO Meta Mark Zuckerberg cũng bày tỏ sự thán phục trước cách DeepSeek tối ưu hóa hạ tầng AI. Ông cho biết Meta có thể học hỏi từ những cải tiến này và thậm chí áp dụng vào các sản phẩm của mình.
Trong khi đó, dù cổ phiếu có chút biến động khi DeepSeek ra mắt, nhưng Nvidia vẫn phải thừa nhận rằng R1 là “một bước tiến xuất sắc của AI”. Công ty này đánh giá cao cách tiếp cận của DeepSeek trong việc mở rộng quy mô của ký thuật “test-time scaling” - cho phép mô hình AI suy nghĩ nhiều hơn trước khi đưa ra câu trả lời, một trong ba phương pháp tối ưu hóa quan trọng trong ngành AI hiện nay.
CEO của Google – ông Sundar Pichai - cũng chia sẻ ấn tượng về AI của Deepseek, nhấn mạnh sự đổi mới của công nghệ này sẽ giúp giảm chi phí phát triển, mang lại lợi ích không chỉ cho Google mà còn cho toàn ngành công nghiệp.
Không chỉ các “ông lớn” công nghệ, DeepSeek còn thu hút sự chú ý từ các đối thủ trực tiếp trong ngành AI. CEO OpenAI - ông Sam Altman - dùng từ “đầy ấn tượng” để mô tả R1, nhất là khi xét về hiệu suất so với chi phí. Sự xuất hiện của DeepSeek đã tạo động lực để OpenAI đẩy nhanh tiến độ ra mắt các mô hình AI mới.
Ông Zack Kass - cựu Giám đốc OpenAI - gọi R1 là “bước đột phá”, nhấn mạnh rằng việc giảm chi phí tài nguyên quan trọng như AI là điều ai cũng mong muốn. Tương tự, CEO của Perplexity, ông Aravind Srinivas, cũng dành nhiều "lời có cánh" cho DeepSeek, khẳng định công ty này không đơn thuần sao chép công nghệ mà thực sự đổi mới theo cách riêng và một số cải tiến của DeepSeek ấn tượng đến mức các công ty lớn khác có thể sẽ học theo.
Việc ra mắt DeepSeek R1 không chỉ là thành tựu công nghệ mà còn có thể tạo ra bước ngoặt quan trọng trong ngành AI. Với các phương pháp phát triển được công khai, nhiều chuyên gia dự đoán một làn sóng AI mã nguồn mở mạnh mẽ sẽ bùng nổ trong thời gian tới.
Theo phân tích của công ty KPMG, DeepSeek có thể tái định hình toàn bộ ngành công nghiệp AI nhờ 3 yếu tố chính: hiệu suất cạnh tranh với các mô hình độc quyền hàng đầu, chi phí phát triển thấp và mô hình mã nguồn mở giúp cộng đồng toàn cầu có thể nghiên cứu, cải tiến.
Một báo cáo từ MIT Technology Review cho thấy các kỹ thuật học tăng cường (reinforcement learning) của DeepSeek đã giúp loại bỏ phần lớn nhu cầu phản hồi từ con người, giảm đáng kể chi phí phát triển. Điều này mở ra cơ hội để các công ty nhỏ và startup AI có thể cạnh tranh với những gã khổng lồ trong ngành, thúc đẩy một môi trường đổi mới và hợp tác chưa từng có.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
DeepSeek dưới góc nhìn đa chiều từ các tập đoàn công nghệ Mỹ
17:11' - 10/02/2025
Mặc dù có những lo ngại mô hình AI giá rẻ của DeepSeek sẽ là điềm báo xấu cho những cổ phiếu công nghệ của Mỹ nhưng các công ty công nghệ lại có góc nhìn đa chiều về DeepSeek.
-
Doanh nghiệp
Sau DeepSeek, ai sẽ là "ngôi sao" tiếp theo?
16:06' - 06/02/2025
Sau tiếng vang lớn của DeepSeek trong ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, liệu có cái tên nào đến từ quốc gia tỷ dân Trung Quốc tiếp tục "gây bão"?
-
Phân tích - Dự báo
Liệu ngành công nghiệp chip có tiếp tục tăng trưởng sau cú sốc DeepSeek?
05:30' - 06/02/2025
Công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ Gartner vừa công bố nghiên cứu cho thấy sự phụ thuộc của ngành công nghiệp chip vào trí tuệ nhân tạo (AI).
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Hải Dương: Chuyển đổi số ở các di tích lịch sử, văn hóa
14:00'
Toàn tỉnh Hải Dương có 4 di tích Quốc gia đặc biệt, 142 di tích quốc gia và 280 di tích cấp tỉnh.
-
Công nghệ
Apple lên kế hoạch "tân trang" hệ điều hành iOS
07:30'
Công ty sản xuất điện thoại thông minh Apple đang lên kế hoạch cải tổ mạnh mẽ giao diện và trải nghiệm người dùng trên các hệ điều hành iOS, iPadOS và macOS trong phiên bản tiếp theo.
-
Công nghệ
Những tính năng không còn hiện diện ở Windows 11
14:30' - 15/03/2025
Một vài tính năng từng được đánh giá cao trong hệ điều hành Windows hiện đã lạc hậu, trong đó có ReadyBoost.
-
Công nghệ
Robot làm thay đổi ngành hậu cần
07:30' - 15/03/2025
Trong bối cảnh khách hàng ngày càng coi trọng tốc độ và sự tiện lợi, các nhà cung cấp dịch vụ logistics đang tích cực ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và robot để duy trì sức cạnh tranh.
-
Công nghệ
Microsoft và "canh bạc" AI
13:35' - 14/03/2025
Theo trang tin công nghệ The Information, công ty Microsoft đã xây dựng các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) lập luận của riêng mình, có thể so sánh với những mô hình như o1 và o3-mini của OpenAI.
-
Công nghệ
Hiệu trưởng 4.0: Ứng dụng AI trong giảng dạy và quản lý giáo dục
07:11' - 14/03/2025
Hội thảo chia sẻ và cung cấp các kiến thức cập nhật về ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy, quản lý giáo dục cho hiệu trưởng, cán bộ quản lý các trường phổ thông trên cả nước.
-
Công nghệ
Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm
14:12' - 13/03/2025
Việc phát triển và sử dụng AI có trách nhiệm là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý và các tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ này.
-
Công nghệ
Đạt nhiều lợi ích, Nam Định mở rộng triển khai học bạ số
13:45' - 13/03/2025
Năm học 2023 - 2024, học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 tại Nam Định đã thực hiện thí điểm học bạ số.
-
Công nghệ
NASA sẽ phóng tàu giải cứu phi hành gia vào ngày mai 14/3
13:07' - 13/03/2025
NASA cho biết tàu Crew-10 dự kiến được phóng lên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) sau 19h03 (giờ địa phương) ngày 14/3 và sẽ kết nối với ISS vào 23h30 tối 15/3.