Liệu ngành công nghiệp chip có tiếp tục tăng trưởng sau cú sốc DeepSeek?
Các nhà sản xuất chip đã tăng doanh số bán hàng gần 20% lên 626 tỷ USD trong năm 2024. Con số này được các chuyên gia tin rằng phần lớn là nhờ sự bùng nổ của AI. Hoạt động kinh doanh chất bán dẫn cho các trung tâm dữ liệu, vốn rất cần thiết cho những ứng dụng AI, đã tăng vọt gần 80% năm 2024. Điện thoại thông minh đã giúp các nhà sản xuất chip đạt được doanh thu cao hơn.
Tuy nhiên, điều tạo nên sự tăng trưởng cũng có rủi ro và thực tế này đã được thấy rõ mới đây khi giá cổ phiếu của nhiều nhà cung cấp chất bán dẫn sụt giảm mạnh, và nguyên nhân chính là công ty khởi nghiệp DeepSeek. Công ty công nghệ Trung Quốc này đã tạo cho các nhà đầu tư ấn tượng rằng những mô hình AI hiện có thể được phát triển và sử dụng với sức mạnh tính toán ít hơn đáng kể. Cổ phiếu của nhà sản xuất chất bán dẫn có giá trị nhất thế giới Nvidia đã mất khoảng 15% giá trị chỉ trong tuần qua.
Các chuyên gia trong ngành đang cố gắng trả lời câu hỏi liệu AI có tiếp tục hỗ trợ ngành chip trong năm 2025 không? Hay sự bùng nổ này sẽ sớm kết thúc vì đột phá kỹ thuật được cho là của DeepSeek?
*Cú sốc Deepseek
Công ty Nvidia của Mỹ cung cấp bộ xử lý đồ họa, còn gọi là GPU, cho các mô hình AI có cường độ tính toán cao như ChatGPT trong nhiều năm qua. Theo Gartner, doanh thu của Nvidia đã tăng gần 84% trong năm ngoái.
Tuy nhiên, nếu tiếp theo giai đoạn bùng nổ này là xu hướng giảm, thì cùng với Nvidia, SK Hynix cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Công ty SK Hynix của Hàn Quốc cung cấp một dạng chip nhớ đặc biệt, rất cần thiết để GPU của Nvidia có thể phát huy hết công suất. Đây là loại bộ nhớ băng thông rộng hay gọi tắt là HBM. Năm ngoái, mức tăng trưởng của SK Hynix thậm chí còn cao hơn Nvidia, tới 86%.
Theo Gartner, các đối thủ cạnh tranh của SK Hynix trong lĩnh vực chip nhớ cũng đã có bước nhảy vọt về doanh số. Samsung, cũng của Hàn Quốc, đã đạt mức tăng trưởng doanh số hơn 60% năm ngoái, trong khi đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ là Micron đạt mức tăng trưởng hơn 70%.
Tuy nhiên, sau sự sụt giảm của cổ phiếu Nvidia hồi tuần trước, các nhà đầu tư đang rất lo lắng, vì ngoài Nvidia, giá cổ phiếu của SK Hynix cũng đang phải chịu áp lực. Các chuyên gia của Gartner đang phải trấn an những nhà đầu tư. Ông Shrish Pant, nhà phân tích chip nhớ tại Gartner, giải thích: "Giá cổ phiếu giảm vì các nhà đầu tư đã kỳ vọng quá mức". Rõ ràng là tốc độ tăng trưởng "khủng" này không thể duy trì được trong dài hạn.
Dù vậy, Gartner kỳ vọng AI sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành công nghiệp chip trong năm nay. Các nhà nghiên cứu thị trường dự đoán doanh số sẽ tăng khoảng 12% lên 705 tỷ USD. Nhà phân tích George Brocklehurst của Gartner cho biết: "Bộ nhớ và chất bán dẫn AI sẽ thúc đẩy tăng trưởng". Nhà phân tích Brent Thill của Jefferies cũng lập luận rằng ngay cả khi cơn sốt AI lắng xuống, hoạt động kinh doanh chip trung tâm dữ liệu vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Ông nhấn mạnh: “Thế giới cần rất nhiều sức mạnh tính toán chứ không phải tất cả là cho AI”. Một trong những lý do tại sao hiện nay lại có những khoản đầu tư lớn vào các trung tâm dữ liệu là vì những nhà cung cấp như Microsoft không có đủ năng lực. Chuyên gia Thill cho biết: “Hiện tại, không ai có thể đáp ứng được nhu cầu”.
*Ngoài AI, mọi thứ thật ảm đạm
Các nhà quản lý hàng đầu trong ngành chip gần đây cũng bày tỏ sự lạc quan rằng AI sẽ thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa. Ông Christophe Fouquet, người đứng đầu công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới ASML, cho biết: "Chúng tôi tự tin vào AI".
Nếu các ứng dụng AI trở nên rẻ hơn nhờ những cải tiến như DeepSeek thì điều này sẽ mang lại xu hướng tích cực cho toàn ngành. Ông Fouquet nói: “Ngày nay, chỉ có các công ty siêu quy mô mới đủ khả năng chi trả cho AI.” Nếu phần mềm AI có thể được vận hành với ít nỗ lực hơn thì sẽ đảm bảo nhu cầu về chip cao hơn. Các nhà vận hành những trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới được biết đến với tên gọi Hyperscaler, gồm những công ty tên tuổi như Alibaba, Amazon Web Services, Microsoft và Google.
Ngoài AI, tình hình trong ngành chip hiện tại vẫn còn khá ảm đạm. Điều này có thể thấy được qua bảng xếp hạng 10 nhà sản xuất chip hàng đầu mà Gartner xác định, dựa trên doanh thu năm ngoái. Công ty duy nhất có doanh số giảm là nhà sản xuất chất bán dẫn của Đức Infineon – đứng ở vị trí thứ 10. Thị phần AI trong doanh số bán hàng của tập đoàn có trụ sở tại Munich này là rất nhỏ.
Intel, công ty đứng thứ hai trong ngành, cũng có kết quả hoạt động kém. Doanh thu của công ty tiên phong trong lĩnh vực chip đã trì trệ trong năm ngoái. Công ty ở Thung lũng Silicon này đang tụt hậu so với các đối thủ Nvidia và AMD trong lĩnh vực AI.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Từ DeepSeek đến Stargate, hướng đi tương lai của trí tuệ nhân tạo
09:38' - 05/02/2025
Tháng trước đánh dấu một thời điểm then chốt tại giao điểm của trí tuệ nhân tạo (AI), kinh doanh và địa chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua AI toàn cầu – Bài 1: “Ngôi sao đang lên” DeepSeek
05:30' - 05/02/2025
Mô hình của DeepSeek có thể dùng để giải quyết các vấn đề khoa học phức tạp và hoạt động ngang bằng với phần mềm tiên tiến từ những gã khổng lồ công nghệ Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Nhiều công ty AI mới của Trung Quốc hứa hẹn “sánh ngang” DeepSeek
16:58' - 04/02/2025
Các nhà đầu tư lo ngại rằng DeepSeek đang thách thức sự thống trị của các “ông lớn” AI của Mỹ và khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc với Mỹ đang ngày càng thu hẹp.
-
Công nghệ
"Ông lớn" công nghệ Trung Quốc tích hợp DeepSeek vào dịch vụ đám mây
08:57' - 04/02/2025
Theo hãng tin Bloomberg ngày 1/2, mô hình AI của DeepSeek đã trở thành ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) di động được tải xuống nhiều nhất tại 140 thị trường.
-
Doanh nghiệp
Sức hút của DeepSeek đối với các doanh nghiệp châu Âu
15:40' - 03/02/2025
Các công ty khởi nghiệp công nghệ tại châu Âu đang dần chuyển sang sử dụng mô hình AI DeepSeek của Trung Quốc nhằm cắt giảm chi phí vận hành.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ, nơi trú ẩn mới của giới đầu tư? – Bài cuối: Triển vọng Trung Quốc + 1
06:30'
Nền tảng kinh tế của Ấn Độ bảo vệ nước này khỏi những cú sốc bên ngoài như vậy — tăng trưởng mạnh, dự trữ ngoại hối lớn và nền kinh tế đa dạng khiến Ấn Độ mạnh mẽ hơn nhiều nước mới nổi khác.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ, nơi trú ẩn mới của giới đầu tư? – Bài 1: Cơ hội và rủi ro
05:30'
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp diễn, các nhà đầu tư ngày càng chuyển hướng sang Ấn Độ như một điểm đến an toàn và đầy hứa hẹn.
-
Phân tích - Dự báo
“Hiệu ứng Trump” bắt đầu tác động đến kinh tế châu Âu?
06:30' - 28/05/2025
Chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đè nặng lên hoạt động kinh tế châu Âu, và những thay đổi đột ngột trong chính sách của ông đã tạo ra tình trạng bất ổn cho các doanh nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
“Nỗi niềm” của doanh nghiệp thời trang nhỏ tại Pháp
06:30' - 27/05/2025
Trước sự mở rộng của các nền tảng thương mại điện tử giá rẻ, các thương hiệu thời trang nhỏ đang phát đi tín hiệu báo động về sự lụi tàn của một ngành từng được xem là biểu tượng của Pháp.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Mỹ đã thoát hiểm?
05:30' - 27/05/2025
Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước ngã rẽ quan trọng sau những biến động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
-
Phân tích - Dự báo
Đất hiếm - cuộc chiến thầm lặng nhưng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc
06:30' - 26/05/2025
Nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản đang dần được hé lộ. Trung Quốc kiểm soát khoảng 70% hoạt động khai thác đất hiếm và 90% hoạt động chế biến đất hiếm trên thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhật Bản có thể tiến tới một cuộc đại cải cách chính sách nông nghiệp?
05:30' - 26/05/2025
Để đối phó với tính hình gạo liên tục tăng giá, Thủ tướng Nhật Bản đã đặt mục tiêu tháo gỡ bằng cách kiềm chế giá gạo ở mức 3.000 yen/5kg
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD và “khoảnh khắc kinh tế”
06:30' - 25/05/2025
Từ đầu tư, thương mại đến lưu trữ giá trị, “đồng tiền dự trữ toàn cầu” là yếu tố không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, vốn luôn cần một "thước đo chung" để thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng thuế quan Mỹ–EU: "Ngoại lệ Pháp"
05:30' - 25/05/2025
Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhằm trừng phạt EU vì thặng dư thương mại với Mỹ không ảnh hưởng đến Pháp theo cách tương tự như với các đối tác khác trong khối.