Giới đầu tư đổ xô tới Indonesia sau lệnh cấm xuất khẩu nickel
Theo tờ Nikkei Asia, từ châu Á đến châu Âu và Mỹ, các công ty đa quốc gia đã tiến vào Indonesia để đảm bảo tiếp cận nguồn dự trữ nickel khổng lồ trong bối cảnh các lệnh hạn chế xuất khẩu của nước này thúc đẩy cạnh tranh xoay quanh kim loại thiết yếu này đối với sản xuất pin xe điện (EV).
Ngày 3/5, nhà sản xuất thép POSCO Holdings của Hàn Quốc cho biết sẽ chi 441 triệu USD để xây dựng một nhà máy luyện nickel trên đảo Halmahera, tỉnh Bắc Maluku của Indonesia. Công tác xây dựng dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm nay, với mục tiêu khánh thành và đưa nhà máy đi vào hoạt động vào năm 2025.Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Indonesia đã sản xuất 1,6 triệu tấn nickel vào năm 2022, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Indonesia và Australia cũng có trữ lượng nickel lớn nhất thế giới với 21 triệu tấn. Với hy vọng nâng vị thế của quốc gia mình trong chuỗi giá trị từ các hàng hóa thô, vào năm 2020, chính phủ của Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) đã cấm xuất khẩu quặng nickel chưa qua chế biến, động thái khiến các công ty cần kim loại này đầu tư vào Indonesia.Nhà máy của POSCO sẽ sản xuất các sản phẩm nickel trung gian để sử dụng trong pin sạc với công suất có thể đáp ứng cho 1 triệu chiếc EV.Nhà sản xuất thép này không đơn độc. Tập đoàn hóa chất BASF của Đức và công ty khai khoáng Eramet của Pháp cũng sẽ đầu tư 2,6 tỷ USD vào một nhà máy ở tỉnh Bắc Maluku để sản xuất hợp chất nickel-cobalt được sử dụng trong pin EV. Người đứng đầu của BASF và Eramet đã gặp Tổng thống Jokowi tại Đức vào ngày 16/4 vừa qua để thúc đẩy cho kế hoạch của họ. Phát biểu tại Hội chợ thương mại Hannover Messe ở Đức vào tháng Tư vừa qua, ông Jokowi khẳng định: “Đầu tư vào Indonesia có nghĩa là đầu tư vào tương lai tươi sáng hơn".Trung Quốc đã đi đầu trong làn sóng đầu tư vào sản xuất nickel ở Indonesia. Theo Bộ Đầu tư Indonesia, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực chế biến kim loại của nước này đã đạt khoảng 10,9 tỷ USD vào năm 2022, với gần 60% đến từ Trung Quốc Đại lục và Hong Kong (Trung Quốc). Một số công ty Trung Quốc được cho là cũng đang đầu tư thông qua Singapore.Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về việc sử dụng xe điện và được cho là chiếm khoảng 60% nhu cầu nickel toàn cầu. Các khoản đầu tư của Trung Quốc Đại lục, Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore vào Indonesia chủ yếu tập trung vào các tỉnh Sulawesi và Bắc Maluku, nơi có chứa phần lớn trữ lượng nickel của đất nước. Một nguồn tin trong ngành cho hay các công ty Trung Quốc có xu hướng được hoan nghênh nhờ bí quyết chế biến nickel.Các công ty Indonesia đã tìm kiếm quan hệ đối tác với các công ty Trung Quốc trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Trimegah Bangun Persada - công ty con của tập đoàn địa phương Harita Group - đã đưa một nhà máy luyện nickel vào hoạt động vào năm 2021 cùng với công ty Lygend Resources & Technology của Trung Quốc. Nhà máy này trở thành cơ sở đầu tiên ở Indonesia sử dụng quy trình lọc bằng axit áp suất cao để chiết xuất nickel từ quặng phẩm cấp thấp.Được biết đến nhiều hơn với tên gọi Harita Nickel, Trimegah đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Indonesia vào ngày 12/4 vừa qua, huy động được gần 10.000 tỷ rupiah (673 triệu USD) - một trong những đợt IPO lớn nhất từ đầu năm đến nay. Về phần mình, Merdeka Battery Materials - nhà máy luyện nickel nằm dưới sự bảo trợ của công ty Merdeka Copper Gold - đã tiến hành IPO ngay sau đó và huy động được 9.200 tỷ rupiah. Merdeka Battery hiện đang hợp tác với "gã khổng lồ" ngành pin của Trung Quốc là CATL."Cơn sốt" đối với nguồn nickel của quốc gia Đông Nam Á này thậm chí còn khiến các nhà đầu tư Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau. Cuối tháng Ba vừa qua, công ty sản xuất ô tô Ford Motor đã quyết định đầu tư vào các hoạt động luyện nickel của Vale Indonesia ở tỉnh Đông Nam Sulawesi trong khuôn khổ một dự án quy tụ công ty Zhejiang Huayou Cobalt của Trung Quốc.Trao đổi với Nikkei Asia về khoản đầu tư của Ford, Đại sứ Mỹ tại Indonesia Sung Kim nói: “Tôi nghĩ họ đã đánh giá rất tốt. Họ rất cẩn thận xem xét tất cả các yếu tố liên quan trước khi bắt đầu hợp tác... Vì vậy, tôi thấy đó là một điều rất tích cực".Trong khi đó, các công ty Nhật Bản hiện diện rất ít ở Indonesia. Hồi tháng 4/2022, Sumitomo Metal Mining thông báo sẽ ngừng dự án nghiên cứu khả thi về nhà máy chế biến nickel ở tỉnh Đông Nam Sulawesi - dự án mà Ford tham gia - sau khi xem xét tiến độ và chi phí xây dựng. Hanwa hiện đang đầu tư vào một dự án luyện nickel ở Indonesia do Tập đoàn Tsingshan Holding của Trung Quốc dẫn đầu. Đây là một trong số ít trường hợp trong lĩnh vực này có sự tham gia của các công ty Nhật Bản.Hoạt động chế biến nickel ở Indonesia không phải là không có vấn đề. Khi Trimegah tiến hành IPO, một nhóm môi trường đã gửi thư tới cơ quan quản lý dịch vụ tài chính và giao dịch chứng khoán Indonesia cáo buộc công ty này đã gây ô nhiễm sông và đại dương.Giá nickel đã giảm một phần vì tất cả các khoản đầu tư vào Indonesia đã tạo ra tình trạng dư thừa nguồn cung. Trong khi Indonesia không có động thái nào để buộc cắt giảm sản lượng. Ở những nơi khác trên thế giới, các dấu hiệu của chủ nghĩa bảo hộ đã xuất hiện đối với các nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cho ngành công nghiệp EV. Hồi tháng Tư, Chile công bố sẽ quốc hữu hóa ngành công nghiệp lithium lớn thứ hai thế giới của nước này./.- Từ khóa :
- nickle
- indonesia
- xuất khẩu nickle
- kim loại chiến lược
- niken
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Sản lượng quặng sắt và niken của tập đoàn khai khoáng lớn nhất Australia sụt giảm
11:22' - 21/04/2023
Sản lượng quặng sắt và niken của BHP-tập đoàn khai khoáng lớn nhất Australia đã sụt giảm mạnh trong quý I/2023 và là sản lượng thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
-
Chuyển động DN
Trafigura đối mặt với khoản lỗ 577 triệu USD do các lô hàng niken giả
08:52' - 13/02/2023
Công ty thương mại hàng hóa Thụy Sỹ Trafigura cho biết, họ bị "lừa" 577 triệu USD (530 triệu CHF) bằng các lô hàng niken giả.
-
Chuyển động DN
Tesla ký hợp đồng mua các sản phẩm niken trị giá 5 tỷ USD của Indonesia
08:20' - 09/08/2022
Ngày 8/8, Bộ Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư của Indonesia cho biết hãng xe điện Tesla (Mỹ) đã ký thỏa thuận trị giá 74.500 tỷ rupiah (5 tỷ USD) để mua các sản phẩm niken.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài cuối: Thích nghi với trạng thái “bình thường mới”
06:30' - 28/04/2025
Theo nhật báo Le Figaro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, gần như tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng bị xem xét giảm xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài 1: Làn sóng cắt giảm đầu tư
05:30' - 28/04/2025
Động thái tăng thuế quan của Mỹ đang tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể dẫn đến biến động lớn về sức tiêu thụ ô tô và nhiều mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác nhau.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30' - 27/04/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30' - 27/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30' - 26/04/2025
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...
-
Phân tích - Dự báo
Rủi ro toàn cầu gia tăng vì những “cú ngoặt” chính sách từ Mỹ
06:30' - 25/04/2025
Khi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự gia tăng các biện pháp bảo hộ trên toàn thế giới, kỷ nguyên tự do, thương mại không bị hạn chế dần đi đến hồi kết.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên “đồng USD không rủi ro” đang dần khép lại?
05:30' - 25/04/2025
Thị trường tài chính biến động mạnh trong hai ngày đầu tuần này, với giá vàng giao ngay tăng lên trên ngưỡng kỷ lục 3.500 USD/ounce, trong khi đồng USD giảm xuống mức thấp nhất của ba năm.