Giới đầu tư kêu gọi G20 cải cách trợ cấp nông nghiệp để đáp ứng mục tiêu khí hậu
Nhóm 32 nhà đầu tư quản lý số tài sản trị giá tổng cộng 7.300 tỷ USD đã kêu gọi các quốc gia giàu có thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp phù hợp với các mục tiêu về khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia đến năm 2030.
Hãng Reuters ngày 22/8 đưa tin nhóm nhà đầu tư nói trên - trong đó có nhà quản lý tài sản lớn nhất nước Anh LGIM và công ty dịch vụ tài chính BNP Parisbas có trụ sở tại Pháp - đã đưa ra lời kêu gọi trên đối với những người đứng đầu ngành tài chính của các nền kinh tế phát triển thuộc G20 trước thềm hội nghị thượng đỉnh của khối vào tháng 9 tới tại Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên các nhà đầu tư tập hợp và gửi kiến nghị về vấn đề trợ cấp nông nghiệp trên toàn cầu.
Báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ) năm 2021 cho thấy 87% trong tổng số 540 tỷ USD trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp hằng năm, trong đó có các biện pháp trợ giá, có thể gây hại môi trường tự nhiên cũng như sức khỏe con người. Ngoài ra, báo cáo của Chính phủ Anh về đa dạng sinh học công bố cùng năm cho thấy mỗi năm các khoản trợ cấp cho nông nghiệp gây thiệt hại từ 4.000-5.000 tỷ USD cho môi trường tự nhiên.
Bà Helena Wright, Giám đốc chính sách của Sáng kiến FAIRR - gồm các nhà đầu tư quản lý 70.000 tỷ USD vốn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, cho rằng các quốc gia giàu có phải nhanh chóng hành động, kể cả khi thế giới đã đạt được thỏa thuận về bảo vệ đa dạng sinh học tại Hội nghị lần thứ 15 Các bên tham gia Công ước LHQ về đa dạng sinh học (COP15) ở Monreal (Canada) hồi tháng 12/2022. Bà nhấn mạnh: “Các nhà đầu tư kêu gọi G20 phát huy vai trò tiên phong và đảm bảo đáp ứng các cam kết bảo vệ khí hậu và thiên nhiên”.
Để ngăn chặn những tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp đối với khí hậu và môi trường tự nhiên, các nhà đầu tư kêu gọi các nền kinh tế gắn việc hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp với các nghĩa vụ về môi trường, trong đó có Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và các cam kết bảo vệ đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, các nền kinh tế cần thực hiện các biện pháp khuyến khích nông nghiệp tập trung vào phát triển bền vững; loại bỏ trợ cấp đối với sản phẩm có tác động lớn đến lượng khí thải, ví dụ như sữa hoặc thịt đỏ; tăng kinh phí giúp những người lao động bị ảnh hưởng từ việc chuyển đổi.
Người đứng đầu bộ phận quản lý châu Âu tại BNP Paribas, bà Rachel Crossley, khẳng định “cần chuyển đổi toàn bộ hệ thống thực phẩm, vì đây là một trong những hệ thống gây hại nhất cho khí hậu và thiên nhiên”.
Sáng kiến FAIRR ra mắt năm 2016 nhằm cung cấp dữ liệu, nghiên cứu và sáng kiến vận động nhằm giải quyết các rủi ro và cơ hội trong lĩnh vực thực phẩm.
FAIRR đã vận động Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) đề ra lộ trình toàn cầu cho lĩnh vực thực phẩm đến năm 2050. Lộ trình này sẽ được công bố tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) vào tháng 11 tới tại thủ đô Dubai của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Năm 2021, G20 đã kêu gọi các nền kinh tế thành viên xác định mục tiêu giảm lượng khí thải nông nghiệp trong kế hoạch quốc gia về phát thải ròng bằng 0. Sáng kiến này đã được nước chủ nhà COP28 đón nhận và dự định sẽ đề nghị các thành viên ký tuyên bố có nội dung cam kết này./.
- Từ khóa :
- nông nghiệp
- biến đổi khí hậu
- g20
Tin liên quan
-
Thị trường
Du lịch Nam Âu trước thách thức của biến đổi khí hậu
08:07' - 17/08/2023
Các đợt nắng nóng thường xuyên, hạn hán và cháy rừng đang hoành hành tại các quốc gia Địa Trung Hải trong mùa Hè này.
-
Phân tích - Dự báo
Biến đổi khí hậu - mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh lương thực của Trung Quốc và thế giới
06:30' - 09/08/2023
Mưa lớn hồi cuối tháng 5/2023 ở miền Bắc Trung Quốc đã làm ngập các cánh đồng lúa mỳ, dấy lên lo ngại cả trong nước và quốc tế về nguồn cung và những tác động tiềm tàng đối với an ninh lương thực.
-
Kinh tế Thế giới
Biến đổi khí hậu khiến nhiều trái phiếu chính phủ đối mặt rủi ro hạ cấp
14:19' - 07/08/2023
Theo nghiên cứu mô phỏng tác động của biến đổi khí hậu, sự thất bại trong việc hạn chế lượng khí thải carbon trên quy mô toàn cầu sẽ khiến chi phí trả nợ của 59 quốc gia gia tăng trong thập kỷ tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
ECB cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ nền kinh tế Eurozone
21:05' - 17/04/2025
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định cắt giảm lãi suất chỉ đạo nhằm hỗ trợ nền kinh tế khu vực Eurozone đang gặp khó khăn và chịu ảnh hưởng lớn từ thuế quan của Mỹ.
-
Ý kiến và Bình luận
PGS.TS Trần Đình Thiên: Cát Bà thuận lợi để phát triển đảo du lịch xanh
19:20' - 17/04/2025
Đưa Cát Bà thành đảo du lịch xanh vừa đáp ứng yêu cầu thời đại, vừa khẳng định cam kết của Việt Nam với thế giới về Net Zero. Điều này sẽ góp phần đưa Cát Bà thành tọa độ du lịch tầm cỡ quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ cháy rừng cao, các địa phương không chủ quan với "giặc lửa"
17:44' - 17/04/2025
Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước đã xảy ra 129 vụ cháy rừng, làm thiệt hại trên 150 ha rừng, tăng trên 2 lần về số vụ, diện tích rừng bị thiệt hại gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2024.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Anh cảnh báo nguy cơ tin tặc tấn công dữ liệu DNA
09:37' - 17/04/2025
Những mối đe dọa này vượt xa phạm vi rò rỉ dữ liệu thông thường, gây rủi ro cho quyền riêng tư cá nhân, tính toàn vẹn khoa học và an ninh quốc gia.
-
Ý kiến và Bình luận
OECD quan ngại khi các nước cắt giảm viện trợ nước ngoài
07:50' - 17/04/2025
OECD bày tỏ lo ngại về triển vọng viện trợ nước ngoài, khi công bố số liệu cho thấy viện trợ phát triển trên toàn thế giới vào năm 2024 giảm lần đầu tiên trong 6 năm.
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ thương mại Trung Quốc - Việt Nam nâng lên tầm cao mới
14:24' - 16/04/2025
Các nhà quan sát thị trường và giới xuất khẩu nhận định quan hệ kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ nâng lên tầm cao mới.
-
Ý kiến và Bình luận
Cựu Tổng thống Mỹ J.Biden quan ngại chương trình an sinh xã hội
14:09' - 16/04/2025
Ông Biden cho rằng những cắt giảm gần đây của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) đang gây “thiệt hại và tàn phá nghiêm trọng” hệ thống an sinh xã hội.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống D.Trump khẳng định giá cả hàng hóa trong nước đang giảm
12:43' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng bảo vệ chính sách thuế quan, cho biết giá của tất cả hàng hóa trên thị trường nước này.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA: Nhu cầu dầu toàn cầu năm 2025 sẽ thấp hơn dự kiến do rủi ro thuế quan
11:02' - 16/04/2025
IEA đã cắt giảm khoảng 30% dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2025 và cảnh báo có thể tiếp tục điều chỉnh giảm tùy thuộc vào diễn biến của cuộc chiến thương mại.