Giữ vị thế nghề cổ dát vàng quỳ làng Kiêu Kỵ - Bài cuối: Khó khăn và thách thức
Theo các nghệ nhân làng nghề Kiêu Kỵ, từ xa xưa, để dát được một lá vàng mỏng lên các bức tượng, câu đối cần phải qua 40 công đoạn nhưng giờ đây, nhờ cải tiến kỹ thuật đã giảm xuống còn 20 công đoạn.
Bằng đôi bàn tay khéo léo, sự tỷ mỉ công phu, những người thợ Kiêu Kỵ đã làm ra rất nhiều sản phẩm dát vàng phong phú và đa dạng, thể hiện bản sắc riêng của làng nghề Kiêu Kỵ. Đây là một nét văn hóa riêng, nghề độc nhất vô nhị trên cả nước chỉ có ở Kiêu Kỵ.
Bắt đầu từ khi những thỏi vàng, bạc thật được cán và đập cho dài và mỏng thành các lá diệp, sau đó đem cắt thành những hình vuông nhỏ 1cm2 rồi đặt vào lá quỳ.
Lá quỳ cũng được chế tạo riêng, được kén từ loại giấy dó, mỏng dai, đem lướt nhiều lần bằng mực chế bằng bồ hóng, nhựa thông và keo da trâu, tạo cho giấy quỳ có màu đen, bền và chắc. Để phơi cho khô, rồi lại đem cắt thành những lá quỳ nhỏ hình vuông, rộng khoảng 5cm.
Trong quá trình làm ra một lá vàng mỏng phải trải qua ít nhất 40 công đoạn khác nhau. Ông Lê Bá Chung, một nghệ nhân tại làng Kiêu Kỵ cho biết, tuy hiện nay đã giản lược bớt những công đoạn rườm rà, nhưng không vì thế mà độ tỉ mẩn, cẩn thận cũng ít đi.
Nghệ nhân Lê Văn Vòng, một trong những nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm của làng nghề Kiêu Kỵ cho biết: “Đánh quỳ là giai đoạn khó nhất cần phải hết sức tỉ mẩn mới làm được. Giai đoạn này sẽ quyết định chất lượng của vàng dát có màu sáng hay xỉn. Muốn có một sản phẩm hoàn chỉnh, nhiều người phải kết hợp với nhau, riêng khâu đánh quỳ cũng mất vài tiếng đồng hồ.”.
Sau khi đặt vàng vào các lá quỳ, người thợ sẽ dùng vải bọc chặt thành bọc có 500 lá. Sau đó đem ra đánh quỳ. Ở công đoạn này, người thợ sẽ dùng búa chuyên dụng đập lên tập lá này, sao cho lá vàng bên trong được dàn, mỏng, đều ra lá quỳ. Khi lá diệp vàng đạt độ mỏng đều như ý muốn, lại tiếp tục cắt thành các hình vuông nhỏ như ban đầu, xếp lên từng lá quỳ, bít lại và đập một lần nữa.
Công đoạn nào cũng mất nhiều thời gian, cần sự tỉ mỉ, nhưng đánh quỳ là công đoạn khó nhất. Muốn được một lát quỳ, người thợ phải đập liên tục trong khoảng một giờ, ước chừng trên 400 nhát búa. Đe để đánh quỳ cũng làm bằng tảng đá nhẵn mịn, rắn chắc.
Búa chuyên dụng phải là búa cán dài, có sức nặng. Miếng quỳ được cho là đạt chất lượng khi đạt độ mỏng đều, mịn, gỡ ra không bị rách...
Vì sự tỉ mẩn và yêu cầu cao như vậy nên một ngày công của thợ đánh quỳ được trả 100.000 đồng/người/ngày, trong khi thợ ở các công đoạn khác được trả 70.000 đồng/người/ngày. Có những gia đình làm năng suất, với khoảng 20 lao động trong 1 ngày có thể làm được một cây vàng.
Một sản phẩm được đánh giá cao đòi hỏi người thợ phải khéo tay, tán làm sao để khi sờ tay vào sản phẩm miết và mịn như bột, khi dát vào tượng lau đi phải bóng đều, đẹp mắt.
Nhìn những bức hoành phi, tượng Phật... được khoác một lớp áo vàng, bạc quý giá, tinh xảo, không một ai nghĩ rằng, đằng sau đó là công sức của biết bao nhiêu con người.
Ông Lê Bá Chung chia sẻ, sản phẩm dát vàng quỳ cũng là niềm tự hào của người dân Kiêu Kỵ. Một sản phẩm không sử dụng bất kì một máy móc, thiết bị nào, hoàn toàn thủ công, mang dấu ấn của người nghệ nhân trong từng sản phẩm. Vậy nên nghề làm vàng, bạc quỳ của Kiêu Kỵ vẫn giữ được chất lượng và vị thế xứng đáng của nó, là độc đáo, là duy nhất trên khắp đất nước, nhận được sự đánh giá cao không chỉ của các bạn hàng trong nước mà còn của thế giới như Nhật Bản, châu Âu...
Hiện nay, làng nghề Kiêu Kỵ cũng đang gặp thách thức trong việc thiếu nhân lực làm nghề. Nhắc tới cái nghề của tổ tiên, ông Lê Văn Vòng, một nghệ nhân cao niên của làng nghề cho biết, do tính chất của nghề đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ nên hiếm người trẻ muốn theo học.
Những người thợ trong làng cũng phần nhiều là người tỉnh khác tới đây xin học và làm nghề. Tuy được sự giúp đỡ của các cơ quan như Sở Công Thương, Hiệp hội Các làng nghề thành phố hỗ trợ mở các lớp đào tạo tay nghề thợ trẻ nhưng vẫn có nhiều người không bám trụ được với nghề. Bản thân người dân trong làng cũng đang chuyển sang làm may đồ da, dát vàng quỳ chỉ còn lại khoảng 50 hộ trên tổng số 700 hộ trong làng.
Bên cạnh đó, vấn đề đầu ra của sản phẩm cũng là một nỗi niềm không chỉ của ông Vòng, mà còn của nhiều người dân và chính quyền làng Kiêu Kỵ. Hầu hết đối tác nhập vàng quỳ từ Kiêu Kỵ là các làng chuyên tạc tượng, làm dát hoành phi như Sơn Động, Ý Yên (Nam Định)... chứ các đơn hàng xuất khẩu cũng không còn nhiều.
Các gia đình trong làng đều có mối làm ăn cá nhân là chủ yếu, chưa biết cách tạo dựng thương hiệu. Ngoài ra, để tăng số lượng đơn đặt hàng, có gia đình đã trà trộn những sản phẩm vàng kém chất lượng để làm sản phẩm gây mất uy tín. Chính những điều này đang làm cản trở lộ trình bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của quê hương./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Giữ vị thế nghề cổ dát vàng quỳ làng Kiêu Kỵ - Bài 2: Đôi bàn tay tài hoa
13:48' - 14/02/2016
Để làm ra một tấm quỳ, người nghệ nhân phải trải qua ít nhất 40 công đoạn, mỗi công đoạn lại đòi hỏi nhiều thao tác.
-
Giá vàng
Giữ vị thế nghề cổ dát vàng quỳ làng Kiêu Kỵ - Bài 1: Ấm no nhờ nghề cổ truyền
12:06' - 14/02/2016
Tìm về làng nghề truyền thống dát vàng quỳ Kiêu Kỵ, từ xa chúng tôi đã nghe tiếng âm vang khúc nhạc đập quỳ khoan mau, suốt ngày không dứt.
-
Kinh tế tổng hợp
Nhộn nhịp làng nghề làm chỉ xơ dừa ven sông Thom
06:36' - 12/02/2016
Ngày nay, hai bên bờ sông Thom không chỉ có hoạt động sản xuất chỉ xơ dừa, mà còn phát triển thêm một số nghề như: lột vỏ dừa, mua bán dừa trái, chặt cơm dừa, quay chỉ xơ dừa…
-
Kinh tế số
Đừng để mất làng nghề gốm Hương Canh
09:36' - 07/02/2016
Giá trị sản phẩm gốm Hương Canh ngày nay vẫn được ưa chuộng, nhiều sản phẩm giờ đây đã được cải tiến, được cách điệu, đa dạng hoá mẫu mã và có chỗ đứng ở những nơi trang trọng
-
Thị trường
Xuân trên các làng nghề cổ truyền Hà Nội
07:00' - 07/02/2016
Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Việt không thể thiếu món bánh chưng xanh, giò chả cũng như không thể không có bánh mứt kẹo mời khách trong những ngày đầu Xuân năm mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10'
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).