Giúp doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu vào thị trường Algeria
Cà phê là một điển hình, Algeria phải nhập khẩu 100% cà phê với khoảng 130.000 tấn, trị giá 30 triệu USD để phục vụ tiêu dùng trong nước. Cà phê thô là mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam chiếm trên 50% thị phần sang Algeria.
Ngoài ra, chè xanh cũng được đánh giá là mặt hàng tiềm năng khi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này ngày một tăng, nhất là trong phân khúc người tiêu dùng trẻ tuổi. Bên cạnh chè truyền thống uống cùng với bạc hà, trà túi lọc cũng ngày một được ưa chuộng. Với mặt hàng gạo, mỗi năm Algeria nhập khẩu khoảng 100.000 tấn, chiếm trên 1% trong cơ cấu tiêu dùng lương thực nước này. Gạo nhập khẩu là loại gạo trắng, hạt dài 5% tấm, gạo đồ và basmati. Đáng lưu ý, gạo nhập khẩu chủ yếu phục vụ người châu Á sinh sống tại Algeria và là mặt hàng xuất khẩu thường xuyên của Việt Nam sang Algeria. Cùng với lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng cũng là những sản phẩm tiềm năng; trong đó, mỗi năm Algeria tiêu thụ khoảng 90 triệu đôi giày, sản xuất trong nước chỉ đạt 1 triệu đôi. Nhập khẩu giày dép của Algeria tới 95% nhu cầu, trị giá 1,13 tỷ USD/năm. Năm 2020 Việt Nam đã xuất khẩu 817.000 USD giá trị giày dép vào Algeria, chủ yếu là hàng made in Việt Nam sản xuất cho các thương hiệu lớn. Sản phẩm sắt thép, mỗi năm Algeria nhập khẩu 2,5 tỷ USD. Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn duy trì kim ngạch xuất khẩu nhóm này ở mức cao, năm 2020 đạt 12,37 triệu USD, năm 2021 đạt 8,6 triệu USD. Nhu cầu nhập khẩu sắt thép của Algeria được dự báo tăng trưởng cao trong thời gian tới do nước này đang triển khai nhiều dự án nhà ở, đường xá… Ông Hoàng Đức Nhuận cũng chỉ ra còn có một số mặt hàng Algeria có nhu cầu cao, doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng xuất khẩu như sản phẩm hoá chất, nguyên liệu ngành bao bì, gỗ và đồ gỗ, linh kiện, phụ tùng ô tô, đồ gia dụng… Tuy nhiên, Algeria khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài nói chung, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng hợp tác đầu tư sản xuất tại quốc gia này để cải thiện năng lực sản xuất nội địa, đa dạng hoá nền kinh tế tránh phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu lửa. Chẳng hạn như, thuế nhập khẩu hàng hoá, nhất là với hàng không phải nguyên liệu của Algeria cao ngất ngưởng. Đơn cử, thuế nhập khẩu cà phê là 63%, chè xanh và chè đen 53%, gia vị 83%, hạt điều 83%, giày dép 53%, sắt thép 53%. Algeria cũng chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, do vậy hàng rào thuế quan vẫn rất cao, mang tính bảo hộ rõ rệt, nhiều mặt hàng phải chịu thế tiêu thụ nội địa 30% và thuế phòng vệ bổ sung với tỷ suất từ 30-200%. Không những thế, chính sách thu hút đầu tư của Algeria đã thay đổi đáng kể. Tháng 6/2020 Chính phủ nước này đã quyết định bỏ quy định 51/49%, trừ nhập khẩu hàng về bán lại nguyên trạng và kinh doanh sản phẩm chiến lược. Luật Tài chính bổ sung năm 2020 cũng loại bỏ quyền ưu tiên Nhà nước Algeria được mua trong trường hợp đối tác nước ngoài nhượng lại cổ phần. Mặt khác, Hiệp định Thương mại tự do lục địa châu Phi đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, doanh nghiệp Việt Nam cần tính đến đầu tư tại các thị trường cửa ngõ khu vực châu Phi để hưởng ưu đãi xuất xứ, sử dụng nhân công, nguyên liệu tại chỗ. Để khai thác thị trường này, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Algeria lưu ý doanh nghiệp cần đưa đầy đủ thông tin địa chỉ liên hệ kèm theo catalogue trong thư chào hàng và nên đưa ra mức giá sản phẩm phù hợp bởi thuế nhập khẩu tại Algeria khá cao. Hơn nữa, bao bì cần đầy đủ thông tin và được ghi bằng tiếng Ả rập và một ngôn ngữ khác (tiếng Pháp hoặc tiếng Anh); tuân thủ thủ tục xuất nhập khẩu; tìm hiểu thẩm tra đối tác; nên thanh toán theo phương thức L/C không huỷ ngang, có xác nhận của ngân hàng uy tín tại châu Âu, châu Mỹ hoặc nhờ thu chứng từ qua ngân hàng; trong đó, yêu cầu đặt cọc ít nhất 25% giá trị tiền hàng và không chấp nhận phương thức trả chậm. Đặc biệt, doanh nghiệp cần giữ chữ tín với đối tác, tránh bị đưa vào danh sách đen và ảnh hưởng tới cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, doanh nghiệp phải có phản hồi khi đối tác hỏi và duy trì cung ứng hàng liên tục, ổn định về chất lượng nhằm đảm bảo chữ tín với đối tác./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu sang thị trường Đức
16:19' - 19/04/2022
Trong bối cảnh xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới bị ảnh hưởng chung, thị trường Đức vẫn là điểm sáng khi duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam- Vietnam Expo 2025
11:30'
Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Vietnam Expo 2025 đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt Nam "chinh phục" thị trường Bỉ: Câu chuyện thành công đầy cảm hứng
18:17' - 01/04/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam đã mang đến những câu chuyện thành công đầy cảm hứng, thể hiện sự năng động, sáng tạo và khát vọng vươn tầm quốc tế.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3
15:32' - 01/04/2025
VILOG 2025 dự kiến sẽ mở rộng đáng kể về quy mô và chất lượng với sự tham gia từ doanh nghiệp quốc tế, tăng cường cơ hội kết nối, trở thành đòn bẩy thúc đẩy đổi mới và hợp tác trong ngành logistics
-
DN cần biết
Nhật Bản: Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn sụt giảm
11:45' - 01/04/2025
Theo kết quả khảo sát Tanka do BoJ công bố ngày 1/4, niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã giảm xuống mức 12, thấp hơn so với mức 14 của ba tháng trước đó.
-
DN cần biết
Phát triển du lịch Bình Định kết nối đường sắt Đà Nẵng và Khánh Hòa
22:13' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Long An
22:02' - 31/03/2025
Doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ lý do họ chọn đầu tư vào Long An là nhờ sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ chính quyền địa phương, trong khi thủ tục hành chính đơn giản hóa, cấp phép nhanh chóng.
-
DN cần biết
Tiềm năng hợp tác hàng không và logistics giữa Việt Nam - Nam Phi
13:02' - 28/03/2025
Các chuyên gia nhận định với vị trí địa lý của Nam Phi và Việt Nam, cơ hội hợp tác hàng không và logistics không chỉ giới hạn giữa hai nước mà còn có thể mở rộng sang các quốc gia châu Phi khác.
-
DN cần biết
Tăng chế tài bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử
16:32' - 27/03/2025
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã có những điều chỉnh và có những quy định chi tiết về nghĩa vụ của từng chủ thể trong tiêu dùng trên không gian mạng.
-
DN cần biết
Ký kết hợp tác triển khai dự án VSIP tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương và Bình Dương
19:51' - 26/03/2025
Tại Bình Dương - nơi hình thành khu VSIP đầu tiên từ năm 1996, mô hình hợp tác giữa Becamex IDC và Sembcorp Development đã trở thành biểu tượng thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài.