Gỡ khó gói tín dụng đóng tàu vỏ thép - Bài 1: Tàu đóng mới vừa hoạt động đã hỏng
Để tháo gỡ những khó khăn trong vay vốn đóng tàu vỏ thép, Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) về một số chính sách phát triển thủy sản đã được Chính phủ sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 89/2015/NĐ-CP (Nghị định 89), nhưng thực tế vẫn còn những bất cập chưa được tháo gỡ triệt để. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - đơn vị đầu mối đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 89 cho phù hợp với thực tế để trình Chính phủ ban hành. Trong khi chờ đợi chính sách mới, thì những vướng mắc vẫn còn là trở lực cho cả ngư dân và ngân hàng.
Bài 1: Tàu tiền tỷ vẫn nằm bờ Trong hơn 3 năm thực hiện Nghị định 67, với những con tàu vỏ sắt được đóng mới, hiện đại nhiều ngư dân có thể vươn khơi, bám biển, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp tàu vỏ sắt tiền tỷ vẫn nằm bờ do thiết kế chưa phù hợp với nhu cầu của ngư dân. *Lâm vào nợ xấu Theo khảo sát của phóng viên ở các tỉnh ven biển như Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa –Vũng tàu, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng cho thấy, bên cạnh những tàu vỏ thép đóng mới hoạt động tốt, vẫn có những tỉnh xảy ra tình trạng tàu vỏ thép đóng mới vừa hoạt động đã hỏng, có trường hợp vừa đóng xong cũng không thể hoạt động được. Ông Dương Văn Thắng, chủ tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần NT 91234 tại Ninh Thuận cho biết, ông vay ngân hàng theo Nghị định 67, đóng con tàu dài 28 mét, rộng 8,2 mét, công suất 830 CV với số vốn đầu tư 16 tỷ đồng. Từ khi hạ thủy vào tháng 12/2015, con tàu này chỉ đi được 4 chuyến biển, nhưng hầu như chuyến nào cũng thua lỗ. Bởi mẫu thiết kế tàu chưa phù hợp với nghề dịch vụ hậu cầu (các tàu vỏ gỗ và tàu composite không thể cập vào để bán sản phẩm), tàu hoạt động bị vào nước... Thế là con tàu “án binh bất động” hơn 2 năm qua tại Cảng cá Cà Ná (huyện Thuận Nam) từ tháng 9/2016 cho đến nay.Trước tình trạng tàu nằm bờ, ông Thắng đã nhờ chính quyền địa phương mời các chuyên gia thẩm định chất lượng. Qua 3 năm, con tàu này đã được 3 đơn vị là Trung tâm Đăng kiểm (Tổng cục Thủy sản), Trường Đại học Nha Trang, Nhà máy đóng tàu Cam Ranh kiểm tra 3 lần và đưa ra kết luận tàu được đóng đúng thiết kế mẫu theo quy định của Nghị định 67.
Nhưng thực tế, tàu không hoạt động được như ông Thắng mong muốn. Không những vậy, trong suốt 3 năm qua, mỗi tháng ông Thắng phải chi phí vài triệu đồng để bảo dưỡng.
Bên cạnh những tàu vừa hoạt động đã nằm bờ, còn có nhiều tàu cá đóng mới theo Nghị định 67 mới đóng đã hỏng. Theo hợp đồng giữa ngư dân và các công ty đóng tàu, trong trường hợp tàu đang hoạt động gặp phải bất trắc, doanh nghiệp đóng tàu sẽ có những điều kiện hỗ trợ ngư dân các chi phí như: thuê thuyền viên, thiết kế chuyển đổi nghề, neo đậu, đi lại, nhiên liệu đưa tàu đến nơi sửa chữa và 1% lãi suất vay vốn trong 6 tháng nằm bờ. Thế nhưng trên thực tế, dù đã cam kết, các doanh nghiệp vẫn chưa có động thái thực hiện. Bởi với con tàu mất nhiều kinh phí hoàn thành, nguồn hỗ trợ cũng không nhỏ, gây khó khăn ngược lại cho doanh nghiệp đóng tàu. Trong khi các chủ tàu vẫn mòn mỏi chờ bồi thường, tàu vẫn nằm đó, chủ tàu vẫn phải “tự bơi” lo mưu sinh, vừa lo cả phần lãi suất phải trả cho ngân hàng. Theo thống kê của các ngân hàng thương mại cho vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 tại Ninh Thuận, hiện Ninh Thuận có 41 dự án tàu vỏ thép đóng mới đã đi vào hoạt động. Trong số đó, chỉ có 11 dự án hoạt động hiệu quả, còn lại 10 dự án thua lỗ và 20 dự án chỉ hòa vốn sau những chuyến đi biển. *Ngân hàng cũng khó khăn Nghị định 67 được triển khai mang tính đột phá về sự hỗ trợ cho ngư dân mưu sinh, bám biển, phát triển nghề cá. Nhưng trong quá trình triển khai đã gây không ít khó khăn cho các bên tham gia. Khi ngư dân đóng tàu vỏ thép không thu được lợi nhuận, các ngân hàng thương mại cho vay theo nghị định này có nguy cơ nợ xấu tăng cao và khó giải quyết. Theo ông Phạm Toàn Vượng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), đến nay, Agribank đã cho vay trên địa bàn 28 tỉnh, thành phố ven biển với tổng số 679 tàu; trong đó 622 tàu đóng mới nâng cấp và 57 tàu vay vốn lưu động, tổng dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 5.400 tỷ đồng.Số tàu vay đóng mới, nâng cấp do Agribank tài trợ đã chiếm hơn 50% tổng số tàu vay theo Nghị định 67 và gần 47% tổng dư nợ toàn ngành về cho vay đóng tàu. Song việc cho vay theo Nghị định 67 đã phát sinh không ít vướng mắc khiến nguy cơ nợ xấu tăng cao.
Tính đến 31/7/2018, trên tổng số 622 khoản vay, có 34 khoản vay đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, 24 khoản vay có dư nợ bị chuyển quá hạn gần 264 tỷ đồng, 11 khoản vay bị chuyển nợ xấu với dư nợ trên 155 tỷ đồng. Việc nhiều khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, cơ cấu nợ, chuyển nợ xấu cho thấy khó khăn trong thu hồi, xử lý nợ đối với các khoản vay theo Nghị định 67. Theo nắm bắt tình hình khách hàng tại các chi nhánh của Agribank, thời gian tới các khoản nợ đã được cơ cấu và các khoản nợ đến hạn phân kỳ sẽ tiếp tục khó khăn.Bên cạnh những vướng mắc về chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, hay những khó khăn do đặc thù ngành khai thác hải sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan như thời tiết, hải lưu, ngư trường… Trong số những ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ sắt theo Nghị định 67, đã xuất hiện hiện tượng chủ tàu có tư tưởng coi chương trình vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67 là chính sách tài trợ không hoàn lại của Chính phủ, cố tình chây ỳ, không trả nợ, chờ ngân hàng xoá nợ...
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tỷ lệ nợ xấu quá lớn trong thực hiện Nghị định 67 không phải là vấn đề riêng của Agribank mà là thực trạng chung của các ngân hàng thương mại khác. Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo Chính phủ thực trạng này. Lo ngại tới đây tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng cao, vì vậy, không chỉ riêng ngành ngân hàng mà sự vào cuộc giải quyết vấn đề này một cách kịp thời của các địa phương và các bên liên quan là rất cần thiết để một chủ trương, chính sách lớn của Chính phủ được thực hiện hiệu quả. Bài 2: Sau đóng tàu, hết kinh phí đầu tư thiết bịXem thêm:
>>Quảng Trị hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ trên 25 tỷ đồng
>>Biển đảo Việt Nam: Cần thêm giải pháp khai thông hỗ trợ ngư dân phát triển thủy sản
Tin liên quan
-
Tài chính
Tàu vỏ thép vướng vốn
11:34' - 30/06/2018
Các tàu vỏ thép gặp phải không ít sự cố, gây khó khăn cho ngư dân cũng như việc chi trả khoản vay đối với các ngân hàng theo hợp đồng đã ký.
-
Kinh tế & Xã hội
Tàu vỏ thép “đắp chiếu” nằm bờ, ngư dân lâm nợ
13:27' - 31/05/2018
Tất cả tàu vỏ thép làm dịch vụ hậu cần ở Bình Định đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản (Nghị định 67) đang “đắp chiếu” nằm bờ và ngư dân lâm nợ.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 23/5: Ngân hàng điều chỉnh nhẹ giá USD và NDT
08:55'
Tỷ giá USD hôm nay tăng 5 đồng ở cả chiều mua và bán, lên thành 25.795 - 26.155 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
OCB phát hành cổ phiếu thưởng, tăng vốn điều lệ thêm gần 2.000 tỷ đồng
20:11' - 22/05/2025
OCB dự kiến phát hành hơn 197,2 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền 100:8.
-
Ngân hàng
Sacombank bổ nhiệm Quyền Tổng giám đốc mới
11:59' - 22/05/2025
Hội đồng quản trị Sacombank đã thông qua quyết định thôi nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm và tuyển dụng, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung làm Quyền Tổng giám đốc.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 22/5: Giá USD và NDT cùng đi lên
08:56' - 22/05/2025
Lúc 8h23 sáng nay, tỷ giá USD tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.790 - 26.150 VND/USD (mua vào - bán ra).
-
Ngân hàng
Hàng nghìn quà tặng từ chương trình Sinh nhật VPBankS 3 tuổi trên NEO Invest
08:01' - 22/05/2025
VPBankS khởi động chương trình khuyến mãi dưới hình thức dễ tiếp cận, đảm bảo mọi người tham gia đều có quà, từ điểm Loyalty cho đến giải thưởng tiền mặt giá trị.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh
15:15' - 21/05/2025
Ngày 21/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức công bố Sổ tay Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 21/5: Giá USD và NDT tăng nhẹ
08:44' - 21/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 21/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.780 - 26.140 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng thêm 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch.
-
Ngân hàng
Xu hướng giảm lãi suất ngày càng lan rộng trên thế giới
08:00' - 21/05/2025
Các ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế chủ chốt khu vực châu Phi đang trong quá trình xem xét điều chỉnh lãi suất trong những tuần tới.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 20/5: Giá USD nhích tăng, giá NDT đứng yên
08:59' - 20/05/2025
Tỷ giá USD hôm nay 20/5 tại Vietcombank và BIDV cùng niêm yết ở mức 25.760 - 26.120 VND/USD (mua vào - bán ra). So với sáng 19/5, tỷ giá tại hai ngân hàng trên tăng 20 đồng ở cả hai chiều giao dịch.