Gỡ “nút thắt”, biến phế thải thành vật liệu
Hiện nay cả nước có 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất lắp đặt là 13.110 MW. Hàng năm các nhà máy điện này phát thải ra một khối lượng tro xỉ khoảng 15,8 triệu tấn. Cùng đó, các nhà máy hóa chất, phân bón và cơ sở công nghiệp “đóng góp” khối lượng tro xỉ phát thải không hề nhỏ và tiếp tục gia tăng. Nếu không có biện pháp xử lý, tiêu thụ kịp thời thì áp lực của việc bố trí diện tích đất để chôn lấp cũng như ảnh hưởng đến môi trường sẽ rất nặng nề.
Mặc dù tận dụng nguồn tro xỉ thạch cao làm vật liệu xây dựng rất hiệu quả nhưng các doanh nghiệp vẫn “thờ ơ” bởi họ cho rằng chính sách ưu đãi, hỗ trợ chưa tương xứng. Ông Lê Thế Ngọc – Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng) thừa nhận đây là vấn đề lớn, khó và phải thực sự quyết tâm, tâm huyết mới làm được; trong đó, có các vấn đề khó khăn nảy sinh và cân nhắc để phát triển bền vững.
Về các chính sách ưu đãi, ông Ngọc dẫn chứng, trong Quyết định 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng đã thể hiện rất rõ ưu đãi cho hoạt động sản xuất sử dụng tro xỉ thạch cao, còn hoạt động tái chế chất thải để làm nguyên liệu sản xuất thì chưa được đề cập đến.
Điều này chính là “nút thắt” đối với doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động tái chế. Doanh nghiệp mong muốn hoạt động sản xuất dây chuyền thiết bị được ưu đãi như hoạt động sản xuất cơ khí trọng điểm. Chương trình này rất lớn, bởi vậy, khi thực hiện cũng cần có đánh giá, điều chỉnh để mục tiêu của Chính phủ đạt được ở mức cao nhất.
Dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Ngọc cho rằng, phải có điều chỉnh nhất định về quản lý chất thải rắn để làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý sử dụng làm vật liệu xây dựng nhưng cũng phải kiểm soát được các vấn đề phát sinh đối với môi trường. Đây cũng là vấn đề lớn và mới nên đòi hỏi doanh nghiệp cần nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung về công nghệ thiết bị mới có thể sử dụng tro xỉ thạch cao sản xuất vật liệu xây dựng.
Mặc dù vật liệu xây không nung đã tiên phong nhưng đây cũng không phải là lĩnh vực tiêu thụ được nhiều nhất tro, xỉ, thạch cao mà cần phải phát triển trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất xi măng, bê tông, thạch cao thương mại. Hơn nữa phải tính đến sử dụng trên các lĩnh vực khác như làm vật liệu san lấp công trình xây dựng, thương mại, làm nền đường, kè đập thì mới giải quyết được khối lượng lớn lượng tro xỉ thạch cao – ông Ngọc phân tích.
Ông Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ (Bộ Xây dựng) cho biết, tới thời điểm này, các nhà máy nhiệt điện của toàn thế giới đã đốt than và thải ra một lượng tro xỉ lên tới khoảng 1.000 triệu tấn. Theo thống kê từ các tổ chức khoa học của thế giới thì hiện khoảng 35% lượng tro xỉ đã được xử lý và đưa vào sản xuất vật liệu xây dựng hoặc sản phẩm khác trong ngành xây dựng cơ sở ở kết cấu hạ tầng.
Còn lại 65% lượng tro xỉ được chuyển từ nhà máy nhiệt điện ra bãi, hồ chứa để đợi quá trình xử lý để đảm bảo các điều kiện về thành phần hóa học, khoáng vật và phù hợp với công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng hay đầu ra của ngành giao thông, xây dựng như san lấp hạ tầng. Các nước phát triển có thể sử dụng tro xỉ làm vật liệu san lấp, lấn biển… Có như vậy mới giải quyết được bài toán tro xỉ và bãi chứa sẽ giảm dần – ông Thành cho hay.
Tại Quyết định 1696 đã đề cập rõ phân công tổ chức cho Bộ, ngành phải ban hành đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các chính sách ưu đãi khuyến khích, quy định ràng buộc các chủ cơ sở phát thải, thậm chí có quy định hạn mức bãi chứa tro xỉ thạch cao. Đây là quyết định đầu tiên, coi việc xử lý tro xỉ thạch cao là nhiệm vụ mang tính bắt buộc.
Quyết định 1696 đi vào trong cuộc sống đã có tác động rất mạnh, các Bộ, ngành, địa phương khối quản lý Nhà nước tích cực triển khai và triển khai rất có hiệu quả. Các chủ cơ sở phát thải xác định rõ trách nhiệm của mình, chủ động tìm kiếm các đối tác, nghiên cứu lựa chọn phương thức xử lý phù hợp để tiêu thụ mức cao nhất lượng tro xỉ thạch cao của mình.
Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có thể sử dụng tro xỉ như nhà máy xi măng, vật liệu xây không nung bê tông… đều tiêu thụ ở mức rất mạnh. Quyết định 1696 đã tạo nên nhận thức mới trong xã hội về vấn đề này, đã có những kết quả ban đầu.
Hiện cả nước đã xử lý được 5 triệu tấn, tức là khoảng 30% lượng tro xỉ thải ra hàng năm và cũng có doanh nghiệp thực hiện tốt. Điển hình như Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn sử dụng triệt để, thậm chí không cần dùng đến bến bãi; nhà máy Uông Bí, Cao Ngạn cũng đã có các hợp đồng xử lý lâu dài; nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình cũng đã có các cách giải quyết rất căn bản.
Trước đây, vấn đề này không đặt ra là nhiệm vụ bắt buộc nên nhiều nhà máy còn không quan tâm. Thậm chí, có nhà máy còn dùng nước mặn để xử lý. Số tro xỉ nhiễm mặn này sẽ không xử lý được và trở thành tro xỉ vĩnh viễn.
Bởi vậy, mỗi nhà máy nhiệt điện cần căn cứ vào đặc thù từng nhà máy để chuẩn bị phương thức xử lý phù hợp, cụ thể - ông Ngọc khuyến nghị. Sau 2 năm đi vào cuộc sống, Quyết định 1696 đã tạo ra một cuộc cách mạng mới, tạo nền tảng để thúc đẩy về vấn đề sử dụng tro xỉ thạch cao làm vật liệu xây dựng ở giai đoạn tới./.
>>> Nhiệt điện than: Vẫn thiếu tiêu chuẩn để tận dụng tro xỉ
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương yêu cầu sớm báo cáo hiện trạng môi trường tại các dự án, nhà máy
10:35' - 06/01/2017
Trong công văn số 12164 ban hành mới đây, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục đôn đốc các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt lưu ý công tác bảo vệ môi trường và cần có báo cáo về Bộ trước ngày 30/6/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Không xử lý được phế thải công nghiệp – hiện hữu nguy cơ dừng sản xuất
10:54' - 22/12/2016
Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về môi trường. Nguy cơ các nhà máy phải dừng sản xuất do không có đủ bãi chứa là một thực tế đang hiện hữu.
-
Phân tích doanh nghiệp
Bảo vệ môi trường tại Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải
21:05' - 16/11/2016
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải sẽ duy trì phát bản tin cập nhật các thông số về môi trường hàng tuần.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát tác động môi trường của các nhà máy nhiệt điện
22:32' - 14/11/2016
Cả nước hiện có 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với tổng công suất đặt máy 13.110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm, với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn/năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiệt điện than: Vẫn thiếu tiêu chuẩn để tận dụng tro xỉ
16:07' - 05/11/2016
Tại hội thảo “Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 5/11 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, sẽ rất khó để tìm được nguồn thay thế nhiệt điện than trong ngắn hạn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30'
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09'
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47'
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41'
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23'
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
13:38'
Tổng Bí thư nhấn mạnh, tăng cường kiểm tra, nắm tình hình để kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cấp xã khi vận hành bộ máy mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030 thành công tốt đẹp
12:31'
Ngày 4/7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2025–2030 đã diễn ra thành công tốt đẹp và thông qua nhiều nội dung để phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa xây 39 khu tái định cư phục vụ dự án đường sắt Bắc - Nam
11:46'
Dự kiến có khoảng 2.107 hộ dân phải di dời và bố trí tái định cư. Ngoài ra, khoảng 41 công trình gồm cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình công cộng sẽ phải di dời.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Bulgaria hợp tác phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư
07:58'
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria ngày 3/7 đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria.