Google và Facebook có thể đối mặt với án phạt hàng triệu USD ở Australia
Theo đó, các hãng công nghệ sẽ phải trả tiền cho việc sử dụng nội dung tin tức của các doanh nghiệp truyền thông sở tại.
Trong phiên họp của Quốc hội, Bộ trưởng Ngân khố Australia Josh Frydenberg đã trình Bộ quy tắc thương lượng bắt buộc về nền tảng kỹ thuật số và báo chí truyền thông, đồng thời công bố chi tiết về kế hoạch đưa Australia trở thành quốc gia đầu tiên buộc các nền tảng kỹ thuật số phải trả tiền cho các doanh nghiệp truyền thông về nội dung báo chí.
Phát biểu tại Quốc hội, ông Frydenberg nêu rõ nhà chức trách Australia không tìm cách bảo vệ các công ty truyền thông truyền thống khỏi sự khốc liệt của cạnh tranh hay sự khuynh đảo của công nghệ, vốn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, Australia đang tìm cách tạo ra một sân chơi bình đẳng - nơi sức mạnh thị trường không bị lạm dụng và có sự đền bù thỏa đáng cho nội dung tin gốc. Trước khi Quốc hội dự kiến bỏ phiếu vào năm 2021, một ủy ban của Thượng viện Australia sẽ xem xét kỹ lưỡng chi tiết bộ quy tắc này.
Theo dự thảo trên, các nền tảng kỹ thuật số, mà khởi đầu là Facebook và Google, sẽ phải thương lượng với các doanh nghiệp truyền thông của Australia về mức giá sử dụng nội dung thông tin. Nếu vi phạm quy định, như không thương lượng một cách thiện chí, có thể sẽ phải chịu mức phạt 10 triệu dollar Australia (AUD - khoảng 7,4 triệu USD), hoặc tương đương với 10% doanh thu hằng năm tại Australia.
Nếu một nền tảng hoặc một doanh nghiệp tin tức không nhất trí được về giá của sản phẩm tin tức sau 3 tháng thương lượng, nhà chức trách sẽ thành lập một ủy ban phân xử gồm 3 thành viên, có trách nhiệm đưa ra quyết định mang tính ràng buộc về việc trả tiền trong ít nhất 2 năm.
Ủy ban này, mang tính độc lập, sẽ chọn lựa biện pháp tốt nhất, song việc trả tiền chỉ theo một hướng, đó là từ các nền tảng kỹ thuật số sang các doanh nghiệp truyền thông tin tức truyền thống.
Dự thảo không chỉ rõ cách thức thực hiện thanh toán. Nền tảng kỹ thuật số và doanh nghiệp truyền thông có thể nhất trí về việc thanh toán một lần hoặc thường xuyên dựa trên lượng thông tin được sử dụng. Facebook và Google cho biết sẽ nghiên cứu kỹ về dự thảo trước khi đưa ra bình luận.
Dự thảo bộ quy tắc trên của Australia được đưa ra trong bối cảnh các phương tiện truyền thông trên thế giới đang ngày càng chịu sức ép trong nền kinh tế số hóa với doanh thu quảng cáo bị áp đảo bởi các ông lớn công nghệ như Facebook hay Google.Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng trong ngành truyền thông càng trở nên trầm trọng hơn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, với hàng chục tờ báo đóng cửa và hàng trăm nhà báo mất việc trong những tháng gần đây tại Australia.
Chính phủ Australia lâu nay vẫn quan ngại việc Google đang nắm giữ 53% doanh thu quảng cáo trên mạng, trong khi Facebook chiếm tới 28%, song lại không trả tiền sử dụng thông tin mà các nền tảng này chia sẻ với người dùng.Do đó, người đứng đầu Tập đoàn News Corp Australia - một trong những tổ chức truyền thông lớn nhất nước này, đã lên tiếng hoan nghênh dự thảo Bộ quy tắc trên, coi đây là bước đi quan trọng hướng tới sự công bằng./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Châu Âu hợp sức bắt kịp Mỹ và châu Á về công nghệ bán dẫn
07:02' - 08/12/2020
Thị phần của châu Âu trong thị trường bán dẫn toàn cầu trị giá 440 tỷ euro (533 tỷ USD) chỉ vào khoảng 10%, do EU hiện đang phụ thuộc vào vi mạch sản xuất ở nước ngoài.
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp
15:35' - 04/12/2020
Ngày 4/12, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
-
DN cần biết
Hàn Quốc dành 9,87 triệu USD hỗ trợ dự án công nghệ ở các nước đang phát triển
10:52' - 02/12/2020
Hàn Quốc ngày 1/12 thông báo dành 9,87 triệu USD hỗ trợ các dự án hợp tác công nghệ liên quan tới kinh tế số và kinh tế xanh cho 23 nước đang phát triển
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
TikTok Creator Summit Việt Nam 2024: Sân chơi cho những biểu tượng sáng tạo tương lai
19:18' - 22/11/2024
Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, ngày 22/11, TikTok tổ chức Ngày hội các nhà sáng tạo nội dung - TikTok Creators Summit Việt Nam quy tụ hơn 200 nhà sáng tạo trong và ngoài nước.
-
Công nghệ
Khai trương Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng
11:39' - 22/11/2024
Chiều 21/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng khai trương Dự án chính quyền số thành phố; khai mạc triển lãm thành tựu và giải pháp công nghệ năm 2024.
-
Công nghệ
CMC giới thiệu Hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin
09:03' - 22/11/2024
CMC Cyber Security vừa ghi dấu ấn với hệ sinh thái an ninh an toàn thông tin tại Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024.
-
Công nghệ
Đà Nẵng đầu tư xây dựng thí điểm phòng học số, thư viện số
08:11' - 22/11/2024
Phòng học được đầu tư theo hình thức xã hội hóa, xây dựng thí điểm tại 3 trường gồm: Trung học Cơ sở Nguyễn Lương Bằng, Trung học Cơ sở Ngô Thì Nhậm và Tiểu học Phan Phu Tiên.
-
Công nghệ
Mate 70 - đối thủ mạnh với những tính năng vượt trội
07:15' - 22/11/2024
Theo kế hoạch, điện thoại Mate 70 của "ông lớn" công nghệ Trung Quốc Huawei sẽ lộ diện chính thức vào ngày 26/11 tại thị trường Trung Quốc.
-
Công nghệ
Microsoft khuyến khích người dùng Windows 10 mua máy tính mới
22:54' - 21/11/2024
Tập đoàn công nghệ Microsoft (Mỹ) đang khuyến khích người dùng chi tiền mua máy tính mới thay vì mở hầu bao để nhận được hỗ trợ.
-
Công nghệ
OpenAI sẽ cung cấp miễn phí ChatGPT Search
12:34' - 21/11/2024
ChatGPT Search là một công cụ tìm kiếm được tích hợp trong ChatGPT, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và nhận câu trả lời trực tiếp từ chatbot này.
-
Công nghệ
Lợi nhuận của Nvidia vượt dự báo nhờ nhu cầu chip AI
11:18' - 21/11/2024
Nvidia - “gã khổng lồ” sản xuất chip của Mỹ thông báo đạt lợi nhuận 19 tỷ USD với doanh thu cao kỷ lục trong quý trước nhờ nhu cầu mua phần cứng cho phát triển công nghệ AI ngày càng tăng.
-
Công nghệ
Phần Lan đầu tư siêu máy tính mới
16:17' - 20/11/2024
Phần Lan đang mua một siêu máy tính quốc gia mới có tên Roihu, với kỳ vọng sẽ tăng gấp 3 nguồn lực siêu máy tính của quốc gia châu Âu này.