Hà Lan công bố kế hoạch hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn
Động thái này diễn ra sau nhiều tháng thảo luận giữa Hà Lan, Mỹ và Nhật Bản, trong đó, Washington đã cố gắng thuyết phục các đồng minh áp dụng những quy định hạn chế tương tự mà Mỹ đưa ra hồi tháng 10/2022, nhằm cản trở khả năng sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc và làm chậm lại những bước tiến của “gã khổng lồ châu Á”.
Trong bức thư gửi Quốc hội Hà Lan để thông báo về quyết định trên, Bộ trưởng Thương mại Liesje Schreinemacher cho hay các quy định hạn chế sẽ được đưa ra trước mùa Hè năm 2023.
Bức thư có đoạn viết: “Chính phủ đi đến kết luận rằng cần phải mở rộng chính sách kiểm soát xuất khẩu hiện nay đối với các thiết bị sản xuất chất bán dẫn cụ thể vì lý do an ninh quốc tế và quốc gia”.
Theo Chính phủ Hà Lan, mục đích của các quy định kiểm soát xuất khẩu công nghệ sản xuất chất bán dẫn là để ngăn chặn hoạt động sử dụng công nghệ này vì mục đích quân sự, đồng thời bảo vệ “vị thế duy nhất và dẫn đầu” của quốc gia châu Âu trong những lĩnh vực như vậy.
Bức thư không nêu đích danh Trung Quốc - đối tác thương mại chủ chốt của Hà Lan, hoặc ASML Holding NV - bên cung cấp chính cho các nhà sản xuất chất bán dẫn.
Ngoài ra, bức thư cũng đề cập đến công nghệ quan trọng của ASML có tên là công cụ in thạch bản cực tím tiên tiến “DUV” (Deep Ultra Violet), được sử dụng trong hoạt động sản xuất chip máy tính.
Trước đó, hãng Bloomberg đưa tin Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Hà Lan và Nhật Bản về hạn chế xuất khẩu một số máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc trong những cuộc đàm phán kết thúc vào ngày 27/1.
Thỏa thuận sẽ mở rộng một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu một số loại chip mà Mỹ đã thông qua hồi tháng 10/2022 cho các công ty có trụ sở tại hai quốc gia đồng minh này, bao gồm ASML, Nikon Corp và Tokyo Electron Ltd.
Tháng 10/2022, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố quy định mới bao gồm hạn chế xuất khẩu một số loại chip sử dụng trong lĩnh vực siêu máy tính và siết chặt các quy định về cung cấp thiết bị bán dẫn.
Đây là những động thái nhằm ngăn chặn khả năng Trung Quốc tiếp cận các công nghệ về vật liệu bán dẫn mà Mỹ sở hữu, kìm hãm đà tăng trưởng của “gã khổng lồ châu Á” trong lĩnh vực then chốt này./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Samsung Electronics sẽ sản xuất chất bán dẫn tự động cho Ambarella
09:14' - 23/02/2023
Hãng điện tử Samsung Electronics cho biết họ sẽ sản xuất chất bán dẫn tự động tiên tiến cho công ty thiết kế chip Ambarella của Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai ngành công nghiệp bán dẫn thế giới trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung
06:30' - 08/02/2023
Những năm gần đây, ngành công nghiệp bán dẫn trở thành điểm nóng cạnh tranh của các cường quốc công nghệ toàn cầu, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Công nghệ
Liên doanh chip bán dẫn của Nhật Bản cần 54 tỷ USD để sản xuất hàng loạt
08:55' - 03/02/2023
Liên doanh sản xuất chip bán dẫn Rapidus, doanh nghiệp một phần vốn nhà nước của Nhật Bản, cần khoảng 54 tỷ USD để sản xuất hàng loạt loại chip xử lý theo công nghệ tiên tiến nhất vào khoảng năm 2027.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Bình Định ứng dụng công nghệ lõi để phát triển kinh tế số
15:08' - 16/11/2024
Bình Định là địa phương có cơ hội, tiềm năng phát triển công nghiệp công nghệ cao thông qua sự xuất hiện và đầu tư của Khu công nghiệp Becamex Bình Định, Trung tâm trí tuệ nhân tạo FPT...
-
Công nghệ
Bàn giải pháp “số hóa” hoạt động truyền thông tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng
07:52' - 16/11/2024
Trung bình trong 3 năm gần nhất, mỗi năm, Bảo tàng Tôn Đức Thắng đón 180.000 lượt khách (gồm khách tham quan và triển lãm lưu động).
-
Công nghệ
Từng bước hoàn thiện thể chế cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
17:18' - 15/11/2024
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong phát triển chính trị, kinh tế và xã hội, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
-
Công nghệ
Ứng dụng công nghệ địa chất, giảm thiểu rủi ro thiên tai
12:07' - 15/11/2024
Nhóm nghiên cứu Khoa địa kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ - Địa chất nghiên cứu thành công phần mềm Kanako -1D cho phép mô phỏng dòng lũ bùn đá theo một hướng, từ hạ lưu đến thượng lưu của mô hình sông.
-
Công nghệ
Kết nối công dân với chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh qua “Ứng dụng Công dân số”
07:11' - 15/11/2024
Ứng dụng “Công dân số Thành phố Hồ Chí Minh” (App Công dân số) là một ứng dụng di động thông minh, kênh giao tiếp hai chiều giữa chính quyền Thành phố và người dân.
-
Công nghệ
CMC ATI ra mắt sản phẩm AI mới
17:19' - 14/11/2024
Ngày 14/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CMC ATI) ra mắt sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) mới.
-
Công nghệ
Ứng dụng thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo trong triển lãm về Văn Miếu
07:19' - 14/11/2024
Bắc Ninh, Kinh Bắc nổi tiếng là vùng đất hiếu học, có truyền thống khoa bảng lâu đời với gần 700 vị đại khoa, nhiều làng khoa bảng, dòng họ khoa bảng.
-
Công nghệ
Thu hút các tài năng khoa học hàng đầu thế giới đến Việt Nam
16:25' - 13/11/2024
Nhiều nhà khoa học lớn trên thế giới trong đó có những nhà khoa học đoạt giải Nobel và nhiều giải thưởng danh giá khác đã đến Việt Nam tìm hiểu môi trường học thuật, chia sẻ kiến thức.
-
Công nghệ
Meta thay đổi cách tiếp cận người dùng Facebook tại các nước EU
14:05' - 13/11/2024
Dưới áp lực của các cơ quan quản lý EU, ngày 12/11, Meta cho biết sẽ cung cấp cho người dùng Facebook và Instagram phiên bản không trả phí với ít quảng cáo hơn, cũng như giảm giá gói dịch vụ của mình.