Hàn Quốc tìm cách tránh thuế “có đi có lại” của Mỹ
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 21/3 cho biết nước này có thể phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn về xuất khẩu trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch áp đặt thuế quan “có đi có lại”.
Phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn lời Thứ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Park Sung Taek cho biết mặc dù xuất khẩu của Hàn Quốc tăng nhẹ vào tháng 2 vừa qua, nhưng môi trường xung quanh xuất khẩu vẫn không thuận lợi khi chính quyền Mỹ đã áp thuế đối với tất cả mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu cũng như các sản phẩm phái sinh liên quan. Nếu ông Trump áp thuế quan tương hỗ theo kế hoạch vào ngày 2/4, thì hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ còn bất ổn hơn nữa.
Ông Park Sung Taek cho biết Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đang nỗ lực giải quyết những lo ngại của nước này về thuế quan trong các cuộc đàm phán với chính phủ Mỹ, đồng thời lưu ý Bộ trưởng Ahn Duk Geun hiện đang có chuyến thăm Washington, để gặp gỡ các quan chức Mỹ, gồm Bộ trưởng Năng lượng Chris Wright và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick.
Hàn Quốc đã xuất khẩu tổng cộng 101,6 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm nay, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lượng hàng xuất khẩu chất bán dẫn, thiết bị truyền thông không dây, máy tính và sản phẩm y sinh học tăng, trong khi lượng xuất khẩu sản phẩm dầu mỏ giảm mạnh 20,5%.
Trong khi đó, Hiệp hội Công nghiệp Dịch vụ (CSI) của Mỹ đã đề nghị Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) kêu gọi Hàn Quốc rút lại các đề xuất quản lý nền tảng kỹ thuật số, cho rằng các biện pháp này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương và vi phạm Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Hàn.
Cuối năm 2023, Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) đã đề xuất ban hành một đạo luật nhằm thắt chặt giám sát các doanh nghiệp nền tảng trực tuyến quy mô lớn có khả năng thống lĩnh thị trường. Mục tiêu là để đảm bảo cạnh tranh công bằng, tránh tình trạng các công ty lớn lạm dụng sức mạnh của mình để chèn ép đối thủ hoặc gây bất lợi cho người tiêu dùng. Sau khi các bên liên quan tại Mỹ và những bên khác phản đối đề xuất này, tháng 9 năm ngoái, ủy ban đã công bố đề xuất mới nhằm sửa đổi luật chống độc quyền hiện hành của nước này thay vì ban hành một luật mới.
Tuần trước, CSI đã gửi bản đánh giá lên USTR nhằm hỗ trợ quá trình xem xét và xác định các hoạt động thương mại không công bằng và tác động từ các thỏa thuận thương mại không mang tính " có đi có lại". USTR có thể sẽ xem xét trường hợp này để tính toán mức thuế quan "có đi có lại" đối với Hàn Quốc, dự kiến sẽ được triển khai vào ngày 2/4.
Trong tài liệu của mình, CSI cho rằng đề xuất mới của Hàn Quốc vẫn có những điều khoản bất lợi cho doanh nghiệp Mỹ và tập trung vào các dịch vụ trực tuyến mà các công ty Mỹ cung cấp tại Hàn Quốc". Liên minh này cũng lưu ý đến việc Quốc hội Hàn Quốc đang xem xét các dự luật khác về quản lý nền tảng số. Hiệp hội này cáo buộc Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc (KFTC) có hành động không công bằng đối với doanh nghiệp Mỹ, bao gồm việc áp đặt tiền phạt, khám xét văn phòng làm việc và những đe dọa về điều tra và truy tố không hợp lý.
Lời kêu gọi của CSI được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang xem xét áp thuế đối ứng với từng quốc gia dựa trên các rào cản thuế quan, phi thuế quan và chính sách thương mại không công bằng.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng thông báo kế hoạch áp đặt các mức thuế cao
11:05' - 21/03/2025
Thư ký Báo chí Nhà Trắng, bà Karoline Leavitt, cho biết Tổng thống Trump “đã rất rõ ràng về kế hoạch vào ngày 2/4. Sẽ có những thông báo quan trọng liên quan đến thương mại đối ứng”.
-
Tài chính & Ngân hàng
"Bức tường thuế quan" của Mỹ vẫn khó đoán định
14:50' - 19/03/2025
Theo Nhà Trắng, mức thuế quan mới sẽ có hiệu lực vào ngày 2/4, trừ khi đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán với các đối tác thương mại của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48'
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29'
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07'
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02'
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05'
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50'
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43'
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54' - 28/04/2025
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.