Hà Nội cần làm gì để "giải cứu" các dòng sông ô nhiễm?
Có nhà nghiên cứu đã từng nói “Thăng Long – Hà Nội là một thành phố sông, hồ”. Trên thực tế, trải qua quá trình phát triển, Hà Nội đã hình thành các hệ thống sông, hồ nối với nhau thành một chuỗi, tạo nên một hệ thống nhất, gắn liền với cấu trúc đô thị, nằm đan xen trong các khu làng đô thị, khu phố cũ, các chung cư cũ và đô thị mới… Nhưng nếu không có giải pháp bảo vệ và gìn giữ, bản sắc đô thị sông, hồ Hà Nội sẽ bị mai một.
Nhiều dòng sông bị “bức tử” Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thời gian qua, thành phố đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; tình trạng ô nhiễm của các con sông (Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy...) cũng đã giảm nhiều song chưa được triệt để. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt của dân cư các quận, huyện ven sông và nước thải sản xuất của khu, cụm công nghiệp chưa được qua xử lý xả thẳng vào sông. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng đổ rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng trực tiếp vào dòng sông… Bà Nguyễn Thị Lan, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông cho biết: "Gia đình tôi sống cạnh sông Nhuệ trong nhiều năm, trước đây sông Nhuệ đã ô nhiễm song không nặng như mấy năm gần đây. Người dân cứ tiện là ném rác xuống sông, nhiều khi bao tải rác nổi lên kín cả góc sông. Những ngày trời nắng nóng, mùi hôi từ sông bốc lên rất khó chịu" - bà Lan nói. Đề cập về thực trạng sông, hồ ở Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng thẳng thắn nhìn nhận, vấn đề ô nhiễm sông hồ ở Hà Nội đang trở nên cấp bách và đáng báo động, thách thức môi trường sống của người dân."Có tình trạng té nước theo mưa, mỗi lần Hà Nội có mưa, tôi thấy các cơ sở sản xuất ùa nhau xả nước bẩn ra, việc này phải kiểm soát và yêu cầu các cơ sở xử lý nguồn nước thải", ông Hoàng Trung Hải nói.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội cho hay, thành phố đã kêu gọi vốn xã hội hóa nhưng mới chỉ đạt 22% tỷ lệ nước thải được xử lý. Với mong muốn làm “sống lại” các dòng sông của Hà Nội, lượng vốn đầu tư hết sức lớn. Cần hàng nghìn tỷ đồng làm "sống lại" các dòng sông Để môi trường thành phố được đảm bảo, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đề nghị cơ quan chức năng tiếp tục quản lý tốt các nguồn xả thải, làm sạch các dòng sông bằng cách đưa nước sông Hồng, sông Đà vào, dù tốn hàng chục nghìn tỉ đồng, nhưng quan trọng hơn là cần kiểm soát các nguồn xả thải. Được biết, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án cải tạo, làm “sống lại” 4 con sông: Sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và sông Tích. Theo đó, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ hoàn thành việc tách nước thải đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi đổ vào sông, hồ; xử lý tất cả các hồ nội thành và các hồ gắn với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo số liệu quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), chất lượng nước trên các dòng sông nội đô như sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch, sông Sét, sông Nhuệ, sông Lừ..., các hàm lượng amoni, coliform, phosphat…đều vượt quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Để xử lý tình trạng này, từ năm 2013, thành phố Hà Nội đã đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (quận Hoàng Mai). Nhà máy này có công suất 200.000m3/ngày đêm, với nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải của sông Sét và sông Kim Ngưu, khi qua xử lý nước sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn xả nước ra môi trường.Đầu tháng 10/2016, Hà Nội cũng đã khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Thanh Trì) với tổng vốn đầu tư 16.200 tỉ đồng. Với công suất 270.000m3/ngày đêm, nhà máy dự kiến hoàn thành vào năm 2019, sẽ xử lý nước thải sinh hoạt ở các quận, huyện Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Cầu Giấy và Thanh Trì.
Ngoài ra, nhiều dự án với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng cũng được Hà Nội đặt ra nhằm thu gom và xử lý nước thải như: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị khu vực quận Hà Đông và Sơn Tây dự kiến kinh phí là 3.800 tỷ đồng với công suất 45.000m3/ngày đêm và 20.000m3/ngày đêm; hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô, kinh phí 1.800 tỷ đồng với công suất 84.000m3/ngày đêm... Song, để việc xử lý ô nhiễm tại những con sông trên địa bàn đạt hiệu quả, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, cần quản lý, kiểm soát nguồn thải, khắc phục và cải thiện chất lượng nước trên lưu vực sông cùng với cơ chế về tài chính cho việc triển khai thực hiện; đặc biệt, cần xử lý triệt để 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh…/. >> Ô nhiễm môi trường, Hà Nội kêu gọi doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào xử lý nước thảiTin liên quan
-
Đời sống
Hà Nội sẽ dịch chuyển 130 cây xanh trên tuyến đường Kim Mã trong 45 ngày
18:23' - 12/09/2017
Ngày 12/9, Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, dự kiến trong 45 ngày, việc dịch chuyển 130 cây xanh tại địa điểm vỉa hè và dải phân cách đường Kim Mã sẽ hoàn thành.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sẽ xây dựng 14 cầu qua sông Hồng, sông Đuống
17:48' - 12/09/2017
Trong giai đoạn 2016 - 2030, thành phố sẽ xây dựng mới 14 cầu qua sông Hồng, sông Đuống đoạn trên địa bàn Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ô nhiễm môi trường, Hà Nội kêu gọi doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào xử lý nước thải
16:25' - 12/09/2017
Việc ô nhiễm môi trường tại một số khu cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho thấy, công tác xử lý nước thải đang bộc lộ những hạn chế.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đáp án cho bài toàn ách tắc giao thông ở Hà Nội
16:30' - 10/09/2017
Tiếp tục hoàn thiện hoạt động buýt nhanh BRT, tăng cường kết nối vận tải hành khách công cộng; điều chỉnh giờ học, giờ làm; đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân....
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Nhiều chuyển biến tích cực
10:10'
Sau 7 năm chống IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực rất cao, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.