Hà Nội: Cường độ sản xuất tại cụm công nghiệp Nguyên Khê còn èo uột
Ngày 4/3, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra công tác sản xuất, kinh doanh và công tác phòng, chống dịch COVID-19 của các doanh nghiệp sau Tết Nguyên đán trong cụm công nghiệp ô tô 1/5 tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh do ông Đàm Tiến Thắng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội làm trưởng đoàn.
Qua kiểm tra cho thấy, 13/13 nhà máy tại khu công nghiệp đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, có những nhà máy hoạt động cầm chừng, công suất chỉ khoảng 50 - 80% so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 diễn ra. Việc phòng, chống dịch COVID-19 được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, chi phí sản xuất tăng mạnh, logistics và cả vấn đề lao động khiến “khó khăn chồng chất khó khăn”. Ông Dương Minh Cường - Tổng Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Cơ khí xây lắp thương mại Minh Cường cho biết, tình hình dịch COVID-19 quay trở lại tại Hải Dương và nhiều tỉnh thành trên cả nước khiến công ty gặp nhiều khó khăn về lao động khi quay trở lại sản xuất vào ngày mùng 6 Tết Nguyên Đán.Mặt khác, 80% khách hàng là các doanh nghiệp FDI, dịch bệnh khiến các chủ đầu tư cẩn trọng và cân nhắc trong vấn đề đầu tư ở thời điểm này. Điều này tác động trực tiếp đến doanh nghiệp.
Năm 2020, doanh thu của công ty giảm 30% so với năm 2019. Đến 31/12/2020, tổng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là 620 người, tuy nhiên, sau dịch từ 17/2/2021 đến nay, lượng công nhân viên chỉ duy trì trong khoảng 550 người.Đặc biệt, từ tháng 10/2020 giá cả vật tư leo thang, giá sắt, thép tăng trên 40%, nhất là từ sau Tết Nguyên đán đến nay, trong khi hợp đồng sản xuất được ký từ trước khiến sản xuất kinh doanh cực kỳ khó khăn.
Dịch bệnh khiến tính thanh khoản giữa các doanh nghiệp với nhau cũng bị ảnh hưởng rất lớn, điều này gây áp lực đến tình hình tài chính, dòng tiền luân chuyển của doanh nghiệp.
Đồng quan điểm này, bà Vương Thị Thu Luyến - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP Thương mại và Sản xuất Thuận Phúc chia sẻ, do tác động của dịch COVID-19 khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, doanh thu năm 2020 giảm 5% so với năm 2019, số cán bộ công nhân viên cũng bị giảm 25%.Đặc biệt, từ cuối năm 2020, chi phí logistics tăng cao khiến giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong khi các sản phẩm gỗ của doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ông Lê Thanh Thủy - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường cho biết, mặc dù thời điểm này sản xuất có tốt lên, nhưng những rủi ro từ dịch COVID-19 khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thiếu tính ổn định.Trong khi đó, chi phí logistics, nguyên vật liệu… đều tăng. Do đó, doanh nghiệp cố gắng duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động chứ chưa tính đến bài toán hiệu quả.
Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp cũng cho rằng, mặc dù Chính phủ, các Bộ, ngành đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhưng để doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách đó vẫn còn hạn chế.Phía doanh nghiệp mong nhà nước tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ như: giảm 10% giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất và kinh doanh; hỗ trợ về vốn; hỗ trợ về thuế, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội… cho các doanh nghiệp đến hết năm 2021.
Theo ông Dương Minh Cường, doanh nghiệp mong muốn Chính phủ có những chính sách phù hợp hơn hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là chính sách về thuế, cần hỗ trợ nhiều hơn, bởi thời điểm sau Tết, dòng tiền chưa về nhiều, do đó, sẽ có thời gian doanh nghiệp sẽ bị chậm các khoản đóng góp cho nhà nước.Hiện công ty cũng đã nỗ lực tìm kiếm và thuyết phục khách hàng thúc đẩy chuyển đổi số, dự kiến tháng 4/2021 sẽ bắt đầu những bước đầu tiên trong việc chạy thử nghiệm.
Bên cạnh đó, để doanh nghiệp yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn kiến nghị Hà Nội cần tạo điều kiện phê duyệt quy hoạch 1/500 của khu đất cụm công nghiệp ô tô 1/5 tại xã Nguyên Khê để doanh nghiệp ổn định và yên tâm sản xuất. Sau đi kiểm tra và nghe ý kiến của các doanh nghiệp, ông Đàm Tiến Thắng - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hoạt động sản xuất tại các nhà máy trong cụm công nghiệp ô tô 1/5 đã sản xuất trở lại, tuy nhiên cường độ vẫn còn èo uột, một phần là do thị trường bị đứt gãy bởi dịch COVID-19.Trước các ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tổng hợp toàn bộ và báo cáo UBND thành phố Hà Nội từ đó tìm cách tháo gỡ cho doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kép vừa phát triển sản xuất kinh doanh và phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội.
Về phía các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực để từng bước ổn định sản xuất, kinh doanh, duy trì việc làm, bảo đảm cuộc sống cho người lao động trong hoàn cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp… nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng cùng với cơ quan quản lý thực hiện mục tiêu khép vừa phát triển sản xuất vừa phòng chống dịch hiệu quả./.Tin liên quan
-
Bất động sản
Hà Nội rà soát quy hoạch các khu công nghiệp
12:11' - 04/03/2021
Thành phố Hà Nội đang yêu cầu Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội sớm rà soát lại toàn bộ các khu công nghiệp theo quy hoạch.
-
Kinh tế tổng hợp
Chất lượng không khí Hà Nội chưa tác động nhiều tới sức khỏe
10:37' - 04/03/2021
Website moitruongthudo.vn của UBND thành phố Hà Nội chỉ ra rất nhiều điểm quan trắc chất lượng không khí ở khu vực Hà Nội có màu vàng (chất lượng không khí ở mức trung bình).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thành phố Cần Thơ sẽ phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực
18:50'
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, đánh giá cao và khẳng định thành tựu phát triển kinh tế -xã hội của Cần Thơ góp phần vào thành tựu chung của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng phấn đấu thu ngân sách gần 47.258 tỷ đồng từ nay đến cuối năm
18:48'
Kế hoạch 6 tháng cuối năm 2025, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt 47.257,47 tỷ đồng; trong đó thu nội địa đạt 18.988,32 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu đạt 25.259,16 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Mỹ áp thuế 50% với đồng nhập khẩu: Tác động ra sao tới thị trường trong nước?
17:20'
Giới chuyên môn nhìn nhận xu hướng tăng thuế từ phía Mỹ không gây ra những lo ngại đáng kể.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính quyền địa phương 2 cấp phải vận hành thông suốt và đồng bộ
14:22'
Thủ tướng yêu cầu chính quyền địa phương 2 cấp phải vận khẩn trương, hiệu quả, với phương châm “làm việc nào dứt việc đấy, làm việc nào ra việc đấy; tạo sự thông suốt, chuyên nghiệp và đồng bộ”.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương
14:11'
Sáng 13/7, tại Lạng Sơn, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 - vòng đối thoại địa phương, Cụm miền núi Đông Bắc Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.