Hà Nội giải quyết vướng mắc giải phóng mặt bằng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu
Dự án đầu tư xây dựng tuyến phố Nguyễn Đình Chiểu (từ phố Tô Hiến Thành đến phố Đại Cồ Việt) đang được các cấp chính quyền quận Hai Bà Trưng và Ban Quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội khẩn trương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
Tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực theo quy hoạch được duyệt, góp phần giảm ùn tắc giao thông, giải quyết hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường khu vực.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án đã phát sinh nhiều vướng mắc liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất khiến một số hộ dân bức xúc, khiếu nại.
Đạt lý nhưng đã thấu tình?
Thời điểm này, quận Hai Bà Trưng đã phê duyệt xong toàn bộ phương án bồi thường cho 74 hộ dân và 6 tổ chức tại dự án kể trên.
Song, theo khiếu nại của 11 hộ dân phố Vân Hồ 2, phường Lê Đại Hành, các đơn vị chức năng của quận vẫn chưa xem xét thấu đáo quyền lợi của người có đất bị thu hồi, gây thiệt hại cho người dân.
Vì vậy, dù đã khởi công dự án nhưng nhiều hộ dân vẫn chưa thống nhất phương án đền bù để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Các hộ dân cho rằng, diện tích đất, nhà của họ đều là đất ở, sử dụng ổn định, không có tranh chấp từ trước ngày 15/10/1993. Do vậy, các hộ không chấp nhận phương án bồi thường về đất, diện tích và đơn giá mà UBND quận đã phê duyệt.
Đặc biệt, việc quận xác định có cả diện tích đất đang sử dụng là đất giao thông nên không bồi thường mà chỉ hỗ trợ là không đúng quy định của pháp luật.
Về nội dung khiếu nại này của các hộ dân, để chứng minh sự chính xác trong căn cứ nguồn gốc đất để áp dụng đền bù, ông Nguyễn Phú Đông, cán bộ địa chính phường Lê Đại Hành cho biết, phường thực hiện theo bản đồ địa chính năm 1996 do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cung cấp.
Căn cứ vào bản đồ này, phần nào dư ra so với bản đồ năm 1996 thì đó là phần diện tích tự sử dụng trên phần đất có nguồn gốc là đất giao thông.
Đáng chú ý, trong số 11 hộ dân kiến nghị, có 9 hộ có một phần diện tích có nguồn gốc là đất Hợp tác xã Đồng Tâm, được thành lập từ năm 1989 chuyên sản xuất và kinh doanh ngành thủ công nghiệp, do cá nhân đứng đầu.
Theo thời gian, các hộ dân ở HTX đã mua bán nhiều lần, nhiều thửa đất không còn giữ hiện trạng ban đầu. Để có căn cứ xác định nguồn gốc đất cho người dân, phường yêu cầu người dân chủ động cung cấp giấy tờ đất liên quan, quy chiếu với các quy định của Nhà nước để lập phương án đền bù.
Cụ thể, trong 9 hộ liên quan đến mua bán, chuyển nhượng đất Hợp tác xã, có 1 hộ mua bán trước ngày 15/10/1993; 3 hộ có thời điểm mua bán từ sau ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004; 1 hộ mua bán từ sau 1/7/2004; 2 hộ mua bán trước thời điểm 1/7/2004; 2 hộ có thời điểm mua bán, chuyển nhượng từ sau từ 1/1/2008.
Cũng theo ông Đông, trong số 74 hộ gia đình bị thu hồi đất, có 45 hộ bị thu hồi một phần đất có nguồn gốc là đất giao thông nằm ngoài bản đồ đo đạc năm 1996, 1 số hộ sử dụng đất từ sau năm 1997 đến trước năm 2000 và không có văn bản, quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Trong đó, trên phần đất giao thông của 35 hộ đã có hiện trạng là nhà ở, 1 hộ có toàn bộ phần diện tích đất đang quản lý sử dụng là đất công có nguồn gốc là đất giao thông sử dụng từ thời điểm năm 1999.
Liên quan đến việc xét bồi thường, hỗ trợ, quận Hai Bà Trưng khẳng định, các quy trình, thủ tục về bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân bị thu hồi đất đã được thực hiện công khai, công bằng và đúng theo các quy định tại Điều 82 Luật Đất đai năm 2013.
Theo ông Ninh Anh Hải, Trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận, nếu người dân phát hiện bất cứ khuất tất hay hành vi vi phạm pháp luật nào của các cá nhân hay tổ chức liên quan nhằm trục lợi từ công tác xét bồi thường, hỗ trợ của dự án thì trực tiếp báo cáo cơ quan chức năng để thanh kiểm tra, xử lý nghiêm.
Đề cập đến kiến nghị về việc có hộ được nhà tái định cư, hộ không được tái định cư, ông Ninh Anh Hải lý giải: "Theo quy định thì hộ nào bị thu hồi đất mà chưa có nhà ở trên địa bàn Hà Nội thì sẽ được mua nhà tái định cư, nếu có nhà ở nơi khác thì không được. Vì vậy, ở đây nhiều hộ đã có nhà trên địa bàn thành phố, nghĩa là có hộ khẩu ở nơi khác sẽ không được nhà tái định cư".
Tìm hướng giải quyết
Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Lâm Anh Tuấn cho hay, quận đang vận dụng tối đa các chính sách của nhà nước về, đền bù giải phóng mặt bằng, đồng thời kiến nghị với thành phố Hà Nội có cơ chế đặc thù để hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
Cụ thể, đối với đất có nguồn gốc là đất giao thông, quận đề nghị thành phố hỗ trợ 50% đơn giá bồi thường về đất của dự án (tùy từng vị trí) do phần diện tích đất công các hộ đã sử dụng từ sau năm 1997 đến trước năm 2000.
Đối với hộ gia đình có toàn bộ phần diện tích đất đang sử dụng là đất công có nguồn gốc là đất giao thông sử dụng từ năm 1999, hỗ trợ 50% đơn giá bồi thường, đồng thời bố trí 1 căn hộ tái định cư và áp dụng cách tính giá theo Quyết định 23/QĐ-UBND.
Còn với hộ do đang sử dụng đất có nguồn gốc là đất giao thông từ năm 2005, quận cũng đề nghị hỗ trợ về đất và bán một căn hộ tái định cư.
Nhấn mạnh đến sự đặc thù của những hộ dân có nguồn gốc đất ở Hợp tác xã Đồng Tâm, ông Lâm Anh Tuấn thông tin: Những hộ mua trước thời điểm năm 1993 và sau năm 1993 kiến nghị được bồi thường 100% đơn giá đất của dự án và khấu trừ tiền sử dụng đất 50%. Còn hộ gia đình mua bán từ sau ngày 1/7/2004 bồi thường 100% đơn giá đất của dự án và khấu trừ tiền sử dụng đất 50% theo thời điểm mua bán đầu tiên của hộ gia đình sau ngày 15/10/1993 đến trước 1/7/2004.
Đối với đất công có nguồn gốc là đất giao thông có xây dựng nhà ở, đề nghị được áp dụng chính sách hỗ trợ 50% đơn giá bồi thường về đất.
Cũng theo ông Lâm Anh Tuấn, để ổn định cuộc sống của hộ dân sau giải phóng mặt bằng, quận kiến nghị thành phố cho phép quận bố trí tái định cư cho gia đình ông Nguyễn Tuấn Hưng (là 1 trong 11 hộ có đơn khiếu kiện nói trên) và áp dụng cách tính tiền mua nhà tái định cư đối với trường hợp có diện tích đất ở đủ điều kiện bồi thường bị thu hồi.
Trường hợp hộ gia đình mua bán phần diện tích đất trước 1/7/2004 kiến nghị được bồi thường 100% đơn giá đất và khấu trừ tiền sử dụng đất 40%, áp dụng chính sách hỗ trợ 50% đơn giá bồi thường đối với đất công có nguồn gốc là đất giao thông có xây dựng nhà ở, cho phép bố trí tái định cư.
Còn hộ, chuyển nhượng đất HTX từ sau ngày 1/1/2008, không còn nơi ăn ở nào khác trên địa bàn phường và tại địa chỉ hộ khẩu, đề xuất bồi thường 100% đơn giá bồi thường đất và khấu trừ nghĩa vụ tài chính mức cao nhất là 100% tiền sử dụng đất…
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, việc di dời giải phóng mặt bằng sẽ ảnh hưởng nhất định đến đời sống, sinh hoạt của những hộ dân liên quan.
Chính vì thế, tinh thần quán triệt chung từ quận tới phường là hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho những người dân đã dành đất cho công trình. Ngược lại, phía người dân cũng cần tìm hiểu chính sách để thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội
19:08' - 01/08/2016
Dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc chậm tiến độ, chưa đạt được mục tiêu theo quy hoạch do nguyên nhân chưa bố trí đủ kinh phí đầu tư xây dựng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội vướng giải phóng mặt bằng tại một số dự án trọng điểm
18:56' - 24/05/2016
Theo Ban Quản lý dự án trọng điểm phát triển đô thị thành phố cho biết, một số dự án trọng điểm trên địa bàn Hà Nội đang bị vướng mặt bằng, có thể gây chậm tiến độ công trình so với kế hoạch đề ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Sumitomo đầu tư các dự án hạ tầng quy mô lớn tại Việt Nam
19:12'
Thủ tướng Chính phủ đề nghị với có uy tín, tiềm lực tài chính, Tập đoàn Sumitomo tiếp tục mở rộng các hoạt động đầu tư tại Việt Nam với tiến độ triển khai nhanh và hiệu quả hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó khẩn cấp với hoàn lưu bão số 3
18:58'
Chiều 22/7, Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc 5444/CĐ-BCT về tiếp tục triển khai ứng phó khẩn cấp với bão và hoàn lưu bão số 3 (WIPHA).
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ muốn thu hút 4 dự án đầu tư vào Khu công nghiệp VSIP
18:34'
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ là dự án quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của thành phố mà còn của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị gỡ khó giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
18:10'
Ngày 22/7, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức buổi làm việc với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan tới giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao, đoạn đi qua địa phận tỉnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Phà Đình Khao tăng tần suất, đảm bảo lưu thông tuyến quốc lộ 57
18:09'
Bắt đầu từ 1/7/2025 đến nay, lưu lượng qua phà Đình Khao vượt sông Cổ Chiên tăng trên 10% (đặc biệt là các phương tiện ô tô con), thường tập trung vào các khung giờ cao điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao dẫn dắt hút FDI đổ về Đồng Nai
15:57'
Nhờ có cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, Đồng Nai đang trở thành là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Senegal, Maroc: Triển vọng hợp tác sâu rộng và hiệu quả
15:02'
Senegal và Maroc đều là cửa ngõ lý tưởng để hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường Tây Phi, Bắc Phi, EU cũng như tiếp cận thị trường toàn lục địa châu Phi.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công sân bay Long Thành “vướng” chủng loại đá
14:56'
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2025, sân bay Long Thành cần khoảng 3,9 triệu m3 đá với 9 chủng loại khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Đưa người dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn
13:34'
Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập, xã Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.