Hà Nội gỡ khó trong giải phóng mặt bằng dự án qua đối thoại
Vì vậy, đối thoại tháo gỡ khó khăn đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng đang là một trong những giải pháp mà Thủ đô ưu tiên thực hiện.
Tại các huyện ngoại thành Hà Nội như: Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức…, một vài năm gần đây mỗi địa phương đã giải phóng mặt bằng hàng trăm ha để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, các nhà máy doanh nghiệp, trung tâm thương mại, nhà ở…
Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng mặt bằng các địa phương trên đều đặt việc đối thoại với người dân khi giải quyết các khúc mắc về pháp lý, giá cả đền bù cũng như khu tái định cư... nhằm hạn chế việc cưỡng chế trong giải phóng mặt bằng.
Theo kế hoạch ngày 9/7, UBND huyện Gia Lâm sẽ tổ chức cưỡng chế, giải phóng, thu hồi mặt bằng liên quan đến một số hộ dân nằm trong khuôn viên dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam tại xã Dương Xá (Gia Lâm).
Dự án nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Gia Lâm được UBND thành phố phê duyệt; dự án nằm trong danh mục các dự án thu hồi đất được HĐND thành phố Hà Nội thông qua…
Trước ngày cưỡng chế, các phòng ban liên quan của huyện Gia Lâm đã kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức đối thoại với 9 hộ dân chưa nhận tiền đền bù đất. Buổi đối thoại đã thu nhận nhiều ý kiến về giá đền bù đất nông nghiệp thấp; chính quyền hỗ trợ cho các hộ đã có công tôn tạo ao, vườn…
Trực tiếp trả lời các hộ dân tại buổi đối thoại, đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan của huyện Gia Lâm đã nêu rõ những căn cứ pháp lý để thực hiện việc thu hồi đất; các quy trình thực hiện giải phóng mặt bằng đã được Thanh tra thành phố thanh tra và có kết luận các cơ quan chức năng của huyện thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Sau buổi đối thoại đã có 2 hộ dân đồng tình với phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, nhận tiền đền bù đất theo quy định hiện hành.
Liên quan đến đối thoại, dân vận trong công tác giải phóng mặt bằng, quận Long Biên đã lấy chủ đề năm 2021 là: “Dân vận khéo trong công tác giải phóng mặt bằng”.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên, địa phương đã đưa ra “công thức” 7 bước trong giải phóng mặt bằng; trong đó, trú trọng đến công khai minh bạch giá đền bù, tuyên truyền nắm bắt tư tưởng, đối thoại tháo gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Từ việc dân vận, tuyên truyền đã hóa giải nhiều “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng tại hàng trăm dự án trên địa bàn quận.
Tại huyện Đông Anh, ông Lê Trung Kiên, Bí thư huyện ủy cho hay, trong 3 năm lại đây huyện đã giải phóng mặt bằng, bàn giao hơn 430 ha đất, liên quan hơn 7.300 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, với số tiền đền bù là 2.500 tỷ đồng.
Để hoàn thành khối lượng công việc “khổng lồ”, ngoài công khai minh bạch, đơn giá đền bù hỗ trợ, huyện còn tổ chức nhiều hội nghị, đối thoại để tuyên truyền, phổ biến các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tới gần 10.000 hộ dân nhằm giải đáp các vấn đề liên quan.
Ngoài ra, huyện còn ban hành quy trình giải phóng mặt bằng với 18 bước, cụ thể hóa các văn bản của cấp trên để người dân và doanh nghiệp nắm được. Nhờ đó, hầu hết nhân dân đồng thuận chủ trương của Đảng, chấp hành quy định pháp luật của Nhà nước về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bàn giao đất cho chủ đầu tư.
Tại quận Hai Bà Trưng, quận đã lấy đối thoại là trọng tâm nên quá trình giải phóng mặt bằng tuyến đường vành đai 2 (giai đoạn 1) ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân nhưng đã không phải thực hiện cưỡng chế trường hợp nào.
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ phải giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân với số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng.
Thành phố phải bố trí tái định cư cho khoảng 19.000 hộ dân sau khi giải phóng mặt bằng. Vì vậy, Hà Nội xác định giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu và chỉ đạo các quận, huyện, thị xã cùng ban ngành tập trung thực thi.
Để việc giải phóng mặt bằng được thuận lợi, không gây ảnh hưởng đến tiến độ dự án, vừa qua Nghị quyết số 08-NQ/TU mới đây của Ban Thường vụ Thành ủy về “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 và những năm tiếp theo” yêu cầu: thủ trưởng các đơn vị, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp xây dựng kế hoạch thực hiện cho cơ quan mình.
Chủ tịch các quận, huyện thị xã rà soát lại quy trình và phương pháp thực hiện của địa phương, lấy tiến độ hiệu quả, đúng pháp luật là phương châm chỉ đạo.
“Chủ tịch UBND, huyện, thị xã phải trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, không được ủy quyền lại cho cấp phó,” Nghị quyết trên của Thành ủy Hà Nội yêu cầu.
Cùng với đó, Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo, đưa việc giải phóng mặt bằng vào chương trình công tác hằng năm của cấp ủy, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, cần tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cao./.
- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Y án phạt đối tượng tưới xăng trước cửa trụ sở UBND phường Kim Mã (Hà Nội)
19:48' - 07/07/2021
Ngày 7/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án tưới xăng vào trước cửa trụ sở UBND phường Kim Mã (quận Ba Đình, Hà Nội).
-
Kinh tế & Xã hội
Từ 18h ngày 7/7, Hà Nội kiểm soát bắt buộc với người từ TP. HCM và vùng dịch
15:30' - 07/07/2021
Từ 18h00 ngày 7/7/2021, Hà Nội áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bắt buộc đối với tất cả những người đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng dịch
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp đầu tư, xây dựng các cụm công nghiệp ở Hà Nội
15:30' - 07/07/2021
Để ngành công nghiệp Thủ đô phát triển bền vững, hiệu quả, thành động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, thành phố Hà Nội đã và đang đầu tư, xây dựng các cụm công nghiệp hiện đại.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất hiện chùm ca COVID-19 mới, Hà Nội cách ly y tế 1 thôn ở huyện Mỹ Đức
09:29' - 06/07/2021
Các lực lượng chức năng đang khẩn trương truy vết những người liên quan đến các ca dương tính này. Đến nay đã điều tra, truy vết được 401 người (gồm 60 F1, 194 F2 và 147 F3) có tiếp xúc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bàn giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm với mì ăn liền xuất khẩu sang EU
23:31' - 24/03/2023
Chiều 24/3 tại Hà Nội, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) đã tổ chức cuộc họp với doanh nghiệp xuất khẩu mì ăn liền sang thị trường các nước châu Âu (EU).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng được JICA ưu tiên hợp tác ở khu vực
22:21' - 24/03/2023
Trưởng Đại diện Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam là đối tác quan trọng được nhiều lãnh đạo Nhật Bản quan tâm, là nước JICA ưu tiên hợp tác ở khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương chia sẻ mô hình phát triển hạ tầng khu công nghiệp với 9 tỉnh
19:32' - 24/03/2023
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cùng Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng và lãnh đạo 9 tỉnh chia sẻ kinh nghiệm trong mô hình phát triển hạ tầng Khu công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thừa Thiên – Huế họp gỡ khó mặt bằng sạch cho dự án đầu tư công dùng vốn ODA
19:23' - 24/03/2023
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên – Huế họp nhà thầu, đơn vị giải phóng mặt bằng và các bên liên quan để đưa ra các giải pháp tháo gỡ cho Dự án “Chương trình phát triển các đô thị loại II”.
-
Kinh tế Việt Nam
Lãnh đạo TP Hải Phòng làm việc với hộ kinh doanh về phương án xây dựng lại chợ Tam Bạc
19:14' - 24/03/2023
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng làm việc với 20 công dân là đại diện các hộ kinh doanh tại chợ Tam Bạc nhằm giải quyết dứt điểm các kiến nghị của các hộ kinh doanh tại chợ này.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Tập trung nguồn lực đưa Gia Lâm lên quận
19:03' - 24/03/2023
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, trong 5 huyện đang xây dựng đề án phát triển thành quận, Gia Lâm là huyện có khả năng hoàn thành sớm nhất nên huyện cần tập trung thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thực hiện Thông tư 02/2023/BGTVT, hoạt động đăng kiểm chuyển biến thế nào?
18:58' - 24/03/2023
Việc miễn kiểm định xe mới và giãn chu kỳ kiểm định cho một số loại xe, chỉ phần nào giải quyết vấn đề ách tắc tại các trung tâm đăng kiểm, đặc biệt tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thông tin lý do dừng huy động hơn 172 MW điện mặt trời Trung Nam
18:23' - 24/03/2023
Bộ Công Thương thông tin lý do không ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam xuất phát từ việc chủ đầu tư thi công dự án không đúng thiết kế được thẩm định.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành công thương phát huy vai trò thế nào trong hội nhập quốc tế?
16:13' - 24/03/2023
Ngành công thương đã phát huy vai trò đầu tàu, chủ chốt với nền kinh tế, đi đầu về hội nhập quốc tế và công nghiệp hóa, hiện hại hóa đất nước, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.